Tuyên bố trên được ông Ryamizard Ryacudu đưa ra bên lề cuộc họp của những người đứng đầu cơ quan quân sự ASEAN và các Đối tác Đối thoại (ADMM+), tổ chức tại Singapore."Indonesia đang trông đợi sớm nhận được các chiến đấu cơ, chúng tôi rất quan tâm đến việc này. Tôi cần hoàn tất vấn đề điều phối cuối cùng, dứt điểm thỏa thuận với Bộ Tài chính và Bộ Thương mại về một số chi tiết gắn với thủ tục thanh toán hợp đồng", người đứng đầu cơ quan quân sự Indonesia cho biết.Ông này cho biết thêm: "Về phía Bộ Quốc phòng thì mọi vấn đề đã được giải quyết ổn thỏa". Ngoài ra, Bộ trưởng Ryamizard Ryacudu khẳng định rằng "Indonesia sẽ không bao giờ hủy bỏ" hợp đồng cung cấp máy bay, bất kể lệnh trừng phạt của Mỹ chống Nga.Phát biểu của ông Ryamizard Ryacudu là câu trả lời rõ ràng nhất dành cho nỗ lực ngăn cản Indonesia mua vũ khí Nga. Trước đó, Nga đã buộc phải hoãn việc chuyển giao các máy bay tiêm kích Su-35 cho Indonesia vì những đòn cấm vận trả đũa của Mỹ.Hãng tin RIA Novosti và tờ Kommersant đồng loạt đưa tin khi dẫn phát biểu của 2 quan chức cấp cao của ngành công nghiệp quốc phòng Nga cũng như từ 1 nguồn tin thân cận với chính phủ. Hợp đồng bán 11 chiếc tiêm kích Su-35 mà Nga ký với Indonesia sẽ vẫn có hiệu lực pháp lý, tuy nhiên việc thực hiện sẽ bị tạm hoãn lại.Một trong số các nguồn tin của tờ Kommersant tuyên bố, "tình hình chẳng vui vẻ gì nhưng không nghiêm trọng, chúng tôi đang tích cực làm việc với các đối tác của Indonesia để tìm cách giải quyết vấn đề". Theo tờ Kommersant, Nga lo ngại các lệnh cấm vận của Mỹ áp đặt lên một ngân hàng thương mại - đơn vị được chỉ định tham gia làm trung gian thanh toán trong hợp đồng.Cùng với đó, theo RIA, các cơ quan hữu quan của Mỹ không đảm bảo rằng họ có hay không áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Indonesia khi hợp tác với công nghiệp quốc phòng Nga. Kommersant cho biết thêm, Nga cũng đang gặp rất nhiều khó khăn: "Khi tiến hành thực hiện hợp đồng dưới dạng tín dụng và việc thanh toán thông qua một trong số các ngân hàng thương mại.Tuy nhiên, thật không may là ở Mỹ, người ta coi khoản tín dụng này như là hợp tác với Rosoboronexport và sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với ngân hàng này".Rõ ràng, sau những thất bại khi không ngăn được Nga bán tên lửa S-400 Triumf cho Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ hay đành bất lực nhìn Nga thần tốc giao tên lửa S-300 cho Syria, cuối cùng tưởng như người Mỹ đã giành được một "chiến thắng an ủi" cho dù chỉ là tạm thời.Tuy nhiên, bất chấp mọi nỗ lực ngăn cản của Mỹ, cả Nga và Indonesia đều đang quyết tâm sẽ vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng và chuyển giao Su-35 vào thời điểm thích hợp, từ nay đến tháng 10/2019.
Tuyên bố trên được ông Ryamizard Ryacudu đưa ra bên lề cuộc họp của những người đứng đầu cơ quan quân sự ASEAN và các Đối tác Đối thoại (ADMM+), tổ chức tại Singapore.
"Indonesia đang trông đợi sớm nhận được các chiến đấu cơ, chúng tôi rất quan tâm đến việc này. Tôi cần hoàn tất vấn đề điều phối cuối cùng, dứt điểm thỏa thuận với Bộ Tài chính và Bộ Thương mại về một số chi tiết gắn với thủ tục thanh toán hợp đồng", người đứng đầu cơ quan quân sự Indonesia cho biết.
Ông này cho biết thêm: "Về phía Bộ Quốc phòng thì mọi vấn đề đã được giải quyết ổn thỏa". Ngoài ra, Bộ trưởng Ryamizard Ryacudu khẳng định rằng "Indonesia sẽ không bao giờ hủy bỏ" hợp đồng cung cấp máy bay, bất kể lệnh trừng phạt của Mỹ chống Nga.
Phát biểu của ông Ryamizard Ryacudu là câu trả lời rõ ràng nhất dành cho nỗ lực ngăn cản Indonesia mua vũ khí Nga. Trước đó, Nga đã buộc phải hoãn việc chuyển giao các máy bay tiêm kích Su-35 cho Indonesia vì những đòn cấm vận trả đũa của Mỹ.
Hãng tin RIA Novosti và tờ Kommersant đồng loạt đưa tin khi dẫn phát biểu của 2 quan chức cấp cao của ngành công nghiệp quốc phòng Nga cũng như từ 1 nguồn tin thân cận với chính phủ. Hợp đồng bán 11 chiếc tiêm kích Su-35 mà Nga ký với Indonesia sẽ vẫn có hiệu lực pháp lý, tuy nhiên việc thực hiện sẽ bị tạm hoãn lại.
Một trong số các nguồn tin của tờ Kommersant tuyên bố, "tình hình chẳng vui vẻ gì nhưng không nghiêm trọng, chúng tôi đang tích cực làm việc với các đối tác của Indonesia để tìm cách giải quyết vấn đề". Theo tờ Kommersant, Nga lo ngại các lệnh cấm vận của Mỹ áp đặt lên một ngân hàng thương mại - đơn vị được chỉ định tham gia làm trung gian thanh toán trong hợp đồng.
Cùng với đó, theo RIA, các cơ quan hữu quan của Mỹ không đảm bảo rằng họ có hay không áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Indonesia khi hợp tác với công nghiệp quốc phòng Nga. Kommersant cho biết thêm, Nga cũng đang gặp rất nhiều khó khăn: "Khi tiến hành thực hiện hợp đồng dưới dạng tín dụng và việc thanh toán thông qua một trong số các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, thật không may là ở Mỹ, người ta coi khoản tín dụng này như là hợp tác với Rosoboronexport và sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với ngân hàng này".
Rõ ràng, sau những thất bại khi không ngăn được Nga bán tên lửa S-400 Triumf cho Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ hay đành bất lực nhìn Nga thần tốc giao tên lửa S-300 cho Syria, cuối cùng tưởng như người Mỹ đã giành được một "chiến thắng an ủi" cho dù chỉ là tạm thời.
Tuy nhiên, bất chấp mọi nỗ lực ngăn cản của Mỹ, cả Nga và Indonesia đều đang quyết tâm sẽ vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng và chuyển giao Su-35 vào thời điểm thích hợp, từ nay đến tháng 10/2019.