Thời gian qua đã chứng kiến sự thay đổi rất lớn về chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ, khi quan hệ giữa Ankara với các thành viên trong khối quân sự NATO, đặc biệt là Mỹ trở nên căng thẳng.Trái ngược với đó, quan hệ giữa Ankara với Matxcơva lại đột nhiên tốt đẹp chưa từng thấy, thể hiện qua hợp đồng mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf cũng như chia sẻ chính sách tại Syria.Gần đây nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đã kích hoạt hệ thống phòng không S-400 bất chấp cảnh báo của Mỹ và dùng chính tiêm kích F-16 làm mục tiêu, điều này dẫn tới nhận định có khả năng Ankara sẽ rời NATO trong tương lai.Nhưng khác với tuyên bố của các chính trị gia Nga về việc tăng cường hợp tác Nga - Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực quân sự, Ankara không dễ gì nghiêng về phía Matxcơva hoàn toàn.Mới đây Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, ông Mevlut Cavusoglu khẳng định Ankara là đồng minh trung thành của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương và nếu cần, sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ hành động nào của NATO chống lại Nga.Ông Mevlut Cavusoglu kêu gọi NATO chú ý đến thực tế là ngoài việc chung biên giới phía Đông châu Âu với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng cần được hỗ trợ trong các nỗ lực này, ví dụ bằng phân bổ thêm vũ khí và hỗ trợ cho họ trong các hoạt động quân sự."Thổ Nhĩ Kỳ không phản đối việc tăng cường lực lượng NATO ở các nước Baltic và Ba Lan nhằm đối phó với Nga". Điều này đã được Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố trong một cuộc họp báo.Theo ông Cavusoglu, liên minh quân sự không nên quên các thành viên NATO khác. "Những gì họ (các quốc gia Đông Âu) nhận được cũng cần phải được trao cho chúng tôi. Chúng tôi cũng là đồng minh", ông Cavusoglu nhấn mạnh.Đáng chú ý là 4 ngày trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện quan điểm khác biệt cơ bản về vấn đề này, quan điểm của họ có thể nói là khá gay gắt.Cụ thể, Ankara nói rằng họ sẽ không ủng hộ kế hoạch của NATO nhằm củng cố các nước Baltic và Ba Lan trong trường hợp Nga có thể tấn công, nếu Thổ Nhĩ Kỳ không được hỗ trợ trong cuộc chiến chống nhóm vũ trang người Kurd ở Syria.Ngoài ra, các cuộc luyện tập mới nhất của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 vừa tiếp nhận của Nga cũng được cho là thể hiện quan điểm xa rời khối quân sự này của Ankara để "hướng Đông".Nhưng theo tuyên bố mới nhất, có vẻ như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không từ bỏ tư cách thành viên NATO của mình, nước này sẽ thực hiện chính sách "đi trên dây" giữa Nga và NATO nhằm phục vụ lợi ích bản thân.Trước tình hình trên, có lẽ cả Matxcơva lẫn liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ cần có những bước đi thích hợp nhằm lôi kéo Thổ Nhĩ kỳ về phía mình, bởi cả hai rất cần vị thế chiến lược của quốc gia nằm vắt ngang Âu - Á này.Diễn biến quan hệ Nga - Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ sắp tới dự kiến sẽ còn nhiều tình tiết phức tạp và cực kỳ khó lường, không thể đoán định trước.
Thời gian qua đã chứng kiến sự thay đổi rất lớn về chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ, khi quan hệ giữa Ankara với các thành viên trong khối quân sự NATO, đặc biệt là Mỹ trở nên căng thẳng.
Trái ngược với đó, quan hệ giữa Ankara với Matxcơva lại đột nhiên tốt đẹp chưa từng thấy, thể hiện qua hợp đồng mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf cũng như chia sẻ chính sách tại Syria.
Gần đây nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đã kích hoạt hệ thống phòng không S-400 bất chấp cảnh báo của Mỹ và dùng chính tiêm kích F-16 làm mục tiêu, điều này dẫn tới nhận định có khả năng Ankara sẽ rời NATO trong tương lai.
Nhưng khác với tuyên bố của các chính trị gia Nga về việc tăng cường hợp tác Nga - Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực quân sự, Ankara không dễ gì nghiêng về phía Matxcơva hoàn toàn.
Mới đây Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, ông Mevlut Cavusoglu khẳng định Ankara là đồng minh trung thành của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương và nếu cần, sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ hành động nào của NATO chống lại Nga.
Ông Mevlut Cavusoglu kêu gọi NATO chú ý đến thực tế là ngoài việc chung biên giới phía Đông châu Âu với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng cần được hỗ trợ trong các nỗ lực này, ví dụ bằng phân bổ thêm vũ khí và hỗ trợ cho họ trong các hoạt động quân sự.
"Thổ Nhĩ Kỳ không phản đối việc tăng cường lực lượng NATO ở các nước Baltic và Ba Lan nhằm đối phó với Nga". Điều này đã được Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố trong một cuộc họp báo.
Theo ông Cavusoglu, liên minh quân sự không nên quên các thành viên NATO khác. "Những gì họ (các quốc gia Đông Âu) nhận được cũng cần phải được trao cho chúng tôi. Chúng tôi cũng là đồng minh", ông Cavusoglu nhấn mạnh.
Đáng chú ý là 4 ngày trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện quan điểm khác biệt cơ bản về vấn đề này, quan điểm của họ có thể nói là khá gay gắt.
Cụ thể, Ankara nói rằng họ sẽ không ủng hộ kế hoạch của NATO nhằm củng cố các nước Baltic và Ba Lan trong trường hợp Nga có thể tấn công, nếu Thổ Nhĩ Kỳ không được hỗ trợ trong cuộc chiến chống nhóm vũ trang người Kurd ở Syria.
Ngoài ra, các cuộc luyện tập mới nhất của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 vừa tiếp nhận của Nga cũng được cho là thể hiện quan điểm xa rời khối quân sự này của Ankara để "hướng Đông".
Nhưng theo tuyên bố mới nhất, có vẻ như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không từ bỏ tư cách thành viên NATO của mình, nước này sẽ thực hiện chính sách "đi trên dây" giữa Nga và NATO nhằm phục vụ lợi ích bản thân.
Trước tình hình trên, có lẽ cả Matxcơva lẫn liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ cần có những bước đi thích hợp nhằm lôi kéo Thổ Nhĩ kỳ về phía mình, bởi cả hai rất cần vị thế chiến lược của quốc gia nằm vắt ngang Âu - Á này.
Diễn biến quan hệ Nga - Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ sắp tới dự kiến sẽ còn nhiều tình tiết phức tạp và cực kỳ khó lường, không thể đoán định trước.