Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã công bố những hình ảnh đầu tiên cho thấy tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf mà họ nhận từ Nga đã chính thức được kích hoạt.Trong cuộc tập trận vừa diễn ra, Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng các dàn radar chức năng của tên lửa S-400 để luyện tập bắt mục tiêu đối với tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon do Mỹ sản xuất.Hành động này của Thổ Nhĩ kỳ đã gây ngạc nhiên bởi ban đầu có thông tin cho rằng hệ thống S-400 sẽ chưa được kích hoạt cho tới tháng 4/2020, bên cạnh đó Ankara còn đang phải chịu nhiều sức ép từ Mỹ.Hành động trên của Ankara mới đầu được nhận xét là đòn "chơi rắn" trước Mỹ khi họ dùng chính tiêm kích F-16 làm mục tiêu, tuy nhiên có vẻ như sự việc chẳng hề đơn giản như vậy.Mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ khi mua S-400 chắc chắn không phải nhằm để chống lại các quốc gia đồng minh thuộc khối quân sự NATO mà đối tượng tác chiến của nó là một số quốc gia Trung Đông không thân thiện.Vị trí triển khai S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ nằm sát biên giới Syria đã cho thấy rõ điều này, Ankara có thể đang lo ngại các chiến đấu cơ của Damascus sẽ gây tổn hại tới lực lượng vũ trang của mình đang thực hiện nhiệm vụ tại vùng Đông Bắc Syria.Nhưng không quân Syria hiện tại chỉ còn là một lực lượng yếu ớt, đủ sức chiến đấu với phiến quân chứ khó lòng địch nổi một quân đội chính quy mạnh mẽ như Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vậy việc S-400 xuất hiện ở đây gây ra không ít thắc mắc.Bình luận về vấn đề này, các chuyên gia quân sự quốc tế cho rằng căn cứ không quân Hmeimim của Nga ở Syria sẽ là mục tiêu tiềm năng cho các hệ thống phòng không của các nước NATO trong trường hợp nổ ra xung đột.Cho đến thời điểm gần đây vẫn không có gì đe dọa trực tiếp máy bay chiến đấu Nga tại Syria do tầm bắn của hệ thống phòng không Patriot là tương đối hạn chế.Nhưng giờ đây Thổ Nhĩ Kỳ có trong tay hệ thống phòng không tầm xa nhất thế giới là S-400 Triumf, điều này tiềm ẩn những rủi ro nghiêm trọng, đặc biệt khi Ankara là đồng minh Mỹ, bất chấp mối quan hệ xấu đi giữa đôi bên.Theo các chuyên gia, với hệ thống phòng không S-400 triển khai sát biên giới Syria, tất cả máy bay và trực thăng Nga tại căn cứ không quân Hmeimim cũng như căn cứ hải quân Tartus, hoặc ở căn cứ mới tại El Kamyshli đều có thể bị bắn trúng.Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO, trong khi liên minh này là đối thủ tiềm năng của Nga. Nếu cần thiết, Ankara có thể bắt đầu kiểm soát tất cả các căn cứ không quân của quân đội Nga trên lãnh thổ Syria.Ngoài ra không loại trừ khả năng sau khi hoàn thành việc triển khai hệ thống phòng không S-400, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giành quyền kiểm soát không phận biển Đen, cũng như các căn cứ quân sự của Nga ở Crimea và trên bờ biển phía Đông Bắc.Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn có thể đóng cửa hoàn toàn không phận, ngăn lực lượng tiếp tế của quân đội Nga tới các căn cứ của mình nằm trên lãnh thổ Syria.Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ lúc này tương đối tốt đẹp, nhưng không có gì bảo đảm sẽ được duy trì lâu dài, đặc biệt khi nhìn lại những bài học trong quá khứ, bởi vậy những cảnh báo trên là không thể xem thường.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã công bố những hình ảnh đầu tiên cho thấy tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf mà họ nhận từ Nga đã chính thức được kích hoạt.
Trong cuộc tập trận vừa diễn ra, Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng các dàn radar chức năng của tên lửa S-400 để luyện tập bắt mục tiêu đối với tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon do Mỹ sản xuất.
Hành động này của Thổ Nhĩ kỳ đã gây ngạc nhiên bởi ban đầu có thông tin cho rằng hệ thống S-400 sẽ chưa được kích hoạt cho tới tháng 4/2020, bên cạnh đó Ankara còn đang phải chịu nhiều sức ép từ Mỹ.
Hành động trên của Ankara mới đầu được nhận xét là đòn "chơi rắn" trước Mỹ khi họ dùng chính tiêm kích F-16 làm mục tiêu, tuy nhiên có vẻ như sự việc chẳng hề đơn giản như vậy.
Mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ khi mua S-400 chắc chắn không phải nhằm để chống lại các quốc gia đồng minh thuộc khối quân sự NATO mà đối tượng tác chiến của nó là một số quốc gia Trung Đông không thân thiện.
Vị trí triển khai S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ nằm sát biên giới Syria đã cho thấy rõ điều này, Ankara có thể đang lo ngại các chiến đấu cơ của Damascus sẽ gây tổn hại tới lực lượng vũ trang của mình đang thực hiện nhiệm vụ tại vùng Đông Bắc Syria.
Nhưng không quân Syria hiện tại chỉ còn là một lực lượng yếu ớt, đủ sức chiến đấu với phiến quân chứ khó lòng địch nổi một quân đội chính quy mạnh mẽ như Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vậy việc S-400 xuất hiện ở đây gây ra không ít thắc mắc.
Bình luận về vấn đề này, các chuyên gia quân sự quốc tế cho rằng căn cứ không quân Hmeimim của Nga ở Syria sẽ là mục tiêu tiềm năng cho các hệ thống phòng không của các nước NATO trong trường hợp nổ ra xung đột.
Cho đến thời điểm gần đây vẫn không có gì đe dọa trực tiếp máy bay chiến đấu Nga tại Syria do tầm bắn của hệ thống phòng không Patriot là tương đối hạn chế.
Nhưng giờ đây Thổ Nhĩ Kỳ có trong tay hệ thống phòng không tầm xa nhất thế giới là S-400 Triumf, điều này tiềm ẩn những rủi ro nghiêm trọng, đặc biệt khi Ankara là đồng minh Mỹ, bất chấp mối quan hệ xấu đi giữa đôi bên.
Theo các chuyên gia, với hệ thống phòng không S-400 triển khai sát biên giới Syria, tất cả máy bay và trực thăng Nga tại căn cứ không quân Hmeimim cũng như căn cứ hải quân Tartus, hoặc ở căn cứ mới tại El Kamyshli đều có thể bị bắn trúng.
Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO, trong khi liên minh này là đối thủ tiềm năng của Nga. Nếu cần thiết, Ankara có thể bắt đầu kiểm soát tất cả các căn cứ không quân của quân đội Nga trên lãnh thổ Syria.
Ngoài ra không loại trừ khả năng sau khi hoàn thành việc triển khai hệ thống phòng không S-400, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giành quyền kiểm soát không phận biển Đen, cũng như các căn cứ quân sự của Nga ở Crimea và trên bờ biển phía Đông Bắc.
Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn có thể đóng cửa hoàn toàn không phận, ngăn lực lượng tiếp tế của quân đội Nga tới các căn cứ của mình nằm trên lãnh thổ Syria.
Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ lúc này tương đối tốt đẹp, nhưng không có gì bảo đảm sẽ được duy trì lâu dài, đặc biệt khi nhìn lại những bài học trong quá khứ, bởi vậy những cảnh báo trên là không thể xem thường.