Hãng thông tấn Avia-pro cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức thông báo rằng họ có ý định ký hợp đồng với Nga về việc mua tổ hợp tên lửa S-400 Triumf thứ haiTuy nhiên để hợp đồng được ký kết, Nga không những phải đưa ra mức giá dễ chịu, mà còn phải chuyển giao công nghệ cho Thổ Nhĩ Kỳ để họ tự sản xuất S-400 tại chỗ. Thực tế có nghĩa là tiết lộ tất cả bí mật quân sự hàng đầu của Nga cho một quốc gia thành viên NATO.Ông Ismail Demir - người đứng đầu Tổng cục công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã cho biết về ý định trên trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN Turk.“Cho đến khi các biện pháp trừng phạt bổ sung được thực hiện, chúng tôi không thấy bất cứ rủi ro nào. Nếu chúng tôi muốn, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 thứ hai đã có mặt ngay hôm nay, nhưng việc sản xuất chung và chuyển giao công nghệ là rất quan trọng”.Theo đánh giá từ giới chuyên môn, những điều kiện của Thổ Nhĩ Kỳ là cực kỳ bất lợi cho Nga, vì với chi phí một bộ khí tài S-400 chỉ vài tỷ USD, Moskva đứng trước nguy cơ mất một trong những công nghệ quân sự quan trọng bậc nhất của mình.Trong khi đó, Ankara hoàn toàn có thể bán một số bí mật công nghệ tối tân của Nga cho Mỹ để có được máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II.Trước tình hình trên, một nhà phân tích của trang Avia-pro nhấn mạnh: “Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thường cư xử như một đối tác cực kỳ không đáng tin cậy của Nga"."Nếu tính đến mong muốn hiện có của Ankara là sở hữu chiến đấu cơ tàng hình F-35 bằng mọi giá thì nhiều khả năng tên lửa phòng không S-400, hay đúng hơn là công nghệ của chúng ta có thể được tuồn sang cho Mỹ”.Còn trong thời điểm hiện tại, tổ hợp S-400 mà Nga đã bàn giao cho Ankara vẫn chưa bước vào tình trạng trực chiến, bất chấp việc Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành thử nghiệm bắn đạn thật cách đây ít lâu.Trong khi thương vụ S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ đang đi vào bế tắc thì Nga lại bất ngờ đứng trước cơ hội bán cho môt quốc gia NATO khác hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E, khách hàng của Moskva là Hy Lạp và vũ khí này sẽ được Athens sử dụng để chống lại chính Ankara.Theo các nhà phân tích quân sự - chính trị tại Hy Lạp thì cả Liên minh châu Âu (EU) và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đều không muốn đáp trả các vấn đề vi phạm chủ quyền của họ mà Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành.Trước tình hình trên, Hy Lạp có thể sẽ đi theo con đường cứng rắn đó là hợp tác chặt chẽ hơn với Nga bằng cách mua sắm hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E. Cần nhắc lại rằng quân đội Hy Lạp đang sở hữu một tổ hợp tên lửa S-300PMU-1 mua từ đầu những năm 2000.Tổ hợp tên lửa hành trình chống hạm Bal-E được giới chuyên môn nhận định có đủ khả năng để không chỉ xua đuổi hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ khỏi vùng đặc quyền kinh tế Hy Lạp, mà còn tiêu diệt hầu hết mọi tàu chiến có trong biên chế hải quân Thổ Nhĩ Kỳ nếu cần thiết.Giới phân tích Hy Lạp cảnh báo, nếu đồng minh của Athens không muốn phản ứng trước hành động của Tổng thống Erdogan thì vũ khí Nga sẽ làm yên lòng giới chức nước này.Tuy vậy hiện tại Hy Lạp chưa tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào với Nga về vấn đề mua vũ khí, mặc dù các chính trị gia Athens trước đó đã kêu gọi Moskva can dự vào tình hình ở biển Địa Trung Hải.Thời điểm này là tương đối khó để Hy Lạp tiếp tục mua vũ khí Nga vì họ rất dễ đối mặt các lệnh cấm vận từ Mỹ, trong khi Athens đang cần sự tương trợ từ những nước lớn trong NATO.
Hãng thông tấn Avia-pro cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức thông báo rằng họ có ý định ký hợp đồng với Nga về việc mua tổ hợp tên lửa S-400 Triumf thứ hai
Tuy nhiên để hợp đồng được ký kết, Nga không những phải đưa ra mức giá dễ chịu, mà còn phải chuyển giao công nghệ cho Thổ Nhĩ Kỳ để họ tự sản xuất S-400 tại chỗ. Thực tế có nghĩa là tiết lộ tất cả bí mật quân sự hàng đầu của Nga cho một quốc gia thành viên NATO.
Ông Ismail Demir - người đứng đầu Tổng cục công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã cho biết về ý định trên trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN Turk.
“Cho đến khi các biện pháp trừng phạt bổ sung được thực hiện, chúng tôi không thấy bất cứ rủi ro nào. Nếu chúng tôi muốn, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 thứ hai đã có mặt ngay hôm nay, nhưng việc sản xuất chung và chuyển giao công nghệ là rất quan trọng”.
Theo đánh giá từ giới chuyên môn, những điều kiện của Thổ Nhĩ Kỳ là cực kỳ bất lợi cho Nga, vì với chi phí một bộ khí tài S-400 chỉ vài tỷ USD, Moskva đứng trước nguy cơ mất một trong những công nghệ quân sự quan trọng bậc nhất của mình.
Trong khi đó, Ankara hoàn toàn có thể bán một số bí mật công nghệ tối tân của Nga cho Mỹ để có được máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II.
Trước tình hình trên, một nhà phân tích của trang Avia-pro nhấn mạnh: “Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thường cư xử như một đối tác cực kỳ không đáng tin cậy của Nga".
"Nếu tính đến mong muốn hiện có của Ankara là sở hữu chiến đấu cơ tàng hình F-35 bằng mọi giá thì nhiều khả năng tên lửa phòng không S-400, hay đúng hơn là công nghệ của chúng ta có thể được tuồn sang cho Mỹ”.
Còn trong thời điểm hiện tại, tổ hợp S-400 mà Nga đã bàn giao cho Ankara vẫn chưa bước vào tình trạng trực chiến, bất chấp việc Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành thử nghiệm bắn đạn thật cách đây ít lâu.
Trong khi thương vụ S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ đang đi vào bế tắc thì Nga lại bất ngờ đứng trước cơ hội bán cho môt quốc gia NATO khác hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E, khách hàng của Moskva là Hy Lạp và vũ khí này sẽ được Athens sử dụng để chống lại chính Ankara.
Theo các nhà phân tích quân sự - chính trị tại Hy Lạp thì cả Liên minh châu Âu (EU) và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đều không muốn đáp trả các vấn đề vi phạm chủ quyền của họ mà Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành.
Trước tình hình trên, Hy Lạp có thể sẽ đi theo con đường cứng rắn đó là hợp tác chặt chẽ hơn với Nga bằng cách mua sắm hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E. Cần nhắc lại rằng quân đội Hy Lạp đang sở hữu một tổ hợp tên lửa S-300PMU-1 mua từ đầu những năm 2000.
Tổ hợp tên lửa hành trình chống hạm Bal-E được giới chuyên môn nhận định có đủ khả năng để không chỉ xua đuổi hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ khỏi vùng đặc quyền kinh tế Hy Lạp, mà còn tiêu diệt hầu hết mọi tàu chiến có trong biên chế hải quân Thổ Nhĩ Kỳ nếu cần thiết.
Giới phân tích Hy Lạp cảnh báo, nếu đồng minh của Athens không muốn phản ứng trước hành động của Tổng thống Erdogan thì vũ khí Nga sẽ làm yên lòng giới chức nước này.
Tuy vậy hiện tại Hy Lạp chưa tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào với Nga về vấn đề mua vũ khí, mặc dù các chính trị gia Athens trước đó đã kêu gọi Moskva can dự vào tình hình ở biển Địa Trung Hải.
Thời điểm này là tương đối khó để Hy Lạp tiếp tục mua vũ khí Nga vì họ rất dễ đối mặt các lệnh cấm vận từ Mỹ, trong khi Athens đang cần sự tương trợ từ những nước lớn trong NATO.