Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin tổ hợp công nghiệp - quốc phòng Nga cho hay, xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M của lính dù Nga có thể nhận được hệ thống tên lửa chống tăng Kornet, được thiết kế để tăng hỏa lực của xe. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminVấn đề bây giờ chỉ còn là phương án tích hợp Kornet lên hệ thống chiến đấu BMD-4M. Mặc dù pháo 2A70 của BMD-4M phóng được tên lửa chống tăng, những cỡ nòng 100mm là không vừa với cỡ đạn 152mm Kornet. Nguồn ảnh: WikipediaHiện người ta đang chọn lựa giữa hai phương án, thứ nhất là tổ hợp được tích hợp sâu vào hệ thống điều khiển hỏa lực BMD-4M cho phép bắn cả ngày lẫn đêm, ngay cả khi di chuyển. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTuy nhiên phương án này khá tốn thời gian, đòi hỏi phải tinh chỉnh lại hệ thống điều khiển hỏa lực, cấu hình lại phương tiện chiến đấu, có thể mất từ 3-4 năm. Nguồn ảnh: WikipediaCòn một tùy chọn thứ hai đơn giản hơn, dễ lắp đặt và không cần thiết phải sửa đuổi hoàn toàn hỏa lực của xe. Phương án này cho phép tích hợp rất nhanh không chỉ BMD-4M mà còn trên BMD-2 hoặc BTR-MDM. Nguồn ảnh: WikipediaDẫu vậy, phương án này có nhược điểm là Kornet không tích hợp vào hệ thống điều khiển hỏa lực của xe, nên không thể bắn trong khi đang di chuyển, hạn chế tác chiến ban đêm. Nguồn ảnh: WikipediaHiện vẫn chưa rõ các chuyên gia Nga sẽ chọn phương án nào tối ưu nhất tích hợp Kornet lên BMD-4M. Dù vậy, sớm muộn loại tên lửa này rồi cũng sẽ được lên thiết xa bay hiện đại nhất hành tinh. Và khi đó sẽ bắt đầu “cơn ác mộng” kinh hoàng nhất với Mỹ - NATO. Nguồn ảnh: WikipediaKornet là hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển đáng sợ nhất của Nga hiện nay. Với trọng lượng 27kg, dài 1.200mm, đầu nổ 4,6kg, Kornet có khả năng xuyên 1.200-1.300mm thép sau giáp phản ứng nổ (ERA). Điều đó cho phép nó tiêu diệt dễ dàng mọi loại xe tăng hiện đại nhất hành tinh hiện nay. Nguồn ảnh: WikipediaKornet có tầm bắn từ 100 tới 5.500m với phiên bản thường và lên tới 8.000-10.000m với phiên bản Kornet-EM tùy loại đầu đạn sử dụng. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa Kornet từng được sử dụng thành công trên chiến trường, hồi tháng 10/2016 có nguồn tin xác nhận rằng phiến quân IS đã sử dụng tên lửa Kornet cướp được và tiêu diệt một xe tăng Abrams ở Iraq. Tháng 1/2017, IS lại sử dụng Kornet hạ gục 6 siêu tăng Leopard 2 của Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn ảnh: WikipediaBMD-4M là phiên bản hiện đại hóa của dòng xe chiến đấu nhảy dù BMD-4 được phát triển từ những năm 1990 nhằm tăng cường sức mạnh cho bộ đội đổ bộ đường không Nga. Xe có trọng lượng nhẹ khoảng 13,6 tấn, dài 6,36m, rộng 3,11m, cao 2,45m, bọc giáp hợp kim nhôm cho phép chống đạn súng máy. Nguồn ảnh: WikipediaBù lại, hỏa lực của xe rất mạnh với việc sử dụng lại tháp pháo Bakhcha-U của dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với pháo rãnh xoắn nòng trơn 2A70 100mm, pháo 30mm 2A72 kẹp nòng và súng máy PKT 7,62mm đồng trục. Nguồn ảnh: WikipediaVideo sức mạnh xe thiết giáp bay BMD-4M. Nguồn: Youtube
Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin tổ hợp công nghiệp - quốc phòng Nga cho hay, xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M của lính dù Nga có thể nhận được hệ thống tên lửa chống tăng Kornet, được thiết kế để tăng hỏa lực của xe. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Vấn đề bây giờ chỉ còn là phương án tích hợp Kornet lên hệ thống chiến đấu BMD-4M. Mặc dù pháo 2A70 của BMD-4M phóng được tên lửa chống tăng, những cỡ nòng 100mm là không vừa với cỡ đạn 152mm Kornet. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện người ta đang chọn lựa giữa hai phương án, thứ nhất là tổ hợp được tích hợp sâu vào hệ thống điều khiển hỏa lực BMD-4M cho phép bắn cả ngày lẫn đêm, ngay cả khi di chuyển. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Tuy nhiên phương án này khá tốn thời gian, đòi hỏi phải tinh chỉnh lại hệ thống điều khiển hỏa lực, cấu hình lại phương tiện chiến đấu, có thể mất từ 3-4 năm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Còn một tùy chọn thứ hai đơn giản hơn, dễ lắp đặt và không cần thiết phải sửa đuổi hoàn toàn hỏa lực của xe. Phương án này cho phép tích hợp rất nhanh không chỉ BMD-4M mà còn trên BMD-2 hoặc BTR-MDM. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dẫu vậy, phương án này có nhược điểm là Kornet không tích hợp vào hệ thống điều khiển hỏa lực của xe, nên không thể bắn trong khi đang di chuyển, hạn chế tác chiến ban đêm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện vẫn chưa rõ các chuyên gia Nga sẽ chọn phương án nào tối ưu nhất tích hợp Kornet lên BMD-4M. Dù vậy, sớm muộn loại tên lửa này rồi cũng sẽ được lên thiết xa bay hiện đại nhất hành tinh. Và khi đó sẽ bắt đầu “cơn ác mộng” kinh hoàng nhất với Mỹ - NATO. Nguồn ảnh: Wikipedia
Kornet là hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển đáng sợ nhất của Nga hiện nay. Với trọng lượng 27kg, dài 1.200mm, đầu nổ 4,6kg, Kornet có khả năng xuyên 1.200-1.300mm thép sau giáp phản ứng nổ (ERA). Điều đó cho phép nó tiêu diệt dễ dàng mọi loại xe tăng hiện đại nhất hành tinh hiện nay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Kornet có tầm bắn từ 100 tới 5.500m với phiên bản thường và lên tới 8.000-10.000m với phiên bản Kornet-EM tùy loại đầu đạn sử dụng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa Kornet từng được sử dụng thành công trên chiến trường, hồi tháng 10/2016 có nguồn tin xác nhận rằng phiến quân IS đã sử dụng tên lửa Kornet cướp được và tiêu diệt một xe tăng Abrams ở Iraq. Tháng 1/2017, IS lại sử dụng Kornet hạ gục 6 siêu tăng Leopard 2 của Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn ảnh: Wikipedia
BMD-4M là phiên bản hiện đại hóa của dòng xe chiến đấu nhảy dù BMD-4 được phát triển từ những năm 1990 nhằm tăng cường sức mạnh cho bộ đội đổ bộ đường không Nga. Xe có trọng lượng nhẹ khoảng 13,6 tấn, dài 6,36m, rộng 3,11m, cao 2,45m, bọc giáp hợp kim nhôm cho phép chống đạn súng máy. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bù lại, hỏa lực của xe rất mạnh với việc sử dụng lại tháp pháo Bakhcha-U của dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với pháo rãnh xoắn nòng trơn 2A70 100mm, pháo 30mm 2A72 kẹp nòng và súng máy PKT 7,62mm đồng trục. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video sức mạnh xe thiết giáp bay BMD-4M. Nguồn: Youtube