"Trong số hàng trăm xe tăng Leopard do phương Tây viện trợ cho Quân đội Ukraine, 26 chiếc đã bị phá hủy trên chiến trường, một số khác gặp vướng mắc do vấn đề sửa chữa và nguồn phụ tùng đảm bảo", tờ Foreign Affairs cho biết.Hiệu quả của việc sử dụng xe tăng Leopard phụ thuộc vào sự phối hợp giữa các đơn vị bộ binh, pháo binh và công binh, bên cạnh đó sự sẵn có của cơ sở hạ tầng hỗ trợ cũng rất quan trọng. Tuy nhiên tình hình chiến trường cho thấy yêu cầu này rất khó thực hiện.Kết quả là các loại thiết giáp phương Tây viện trợ đã không đóng vai trò quyết định trong cuộc phản công mùa hè của Lực lượng Vũ trang Ukraine và chiến dịch đã kết thúc trong thất bại.Ngoài xe tăng Leopard, xe chiến đấu bộ binh Bradley cũng không tỏ ra hiệu quả khi binh sĩ Ukraine liên tục chỉ trích khả năng của những phương tiện chiến đấu này trong việc chịu đựng điều kiện thời tiết khắc nghiệt.Chất lượng nhiều chiếc Bradley được cung cấp cho Ukraine cũng bị phàn nàn, đây là điều dễ hiểu khi quá trình sản xuất đã ngừng lại vào năm 1995 và nhiều chiếc đã nằm trong kho dự trữ của Quân đội Mỹ một thời gian rất dài.Theo ước tính, trong số hơn 200 chiếc Bradley được giao cho Ukraine, sau 5 tháng giao chiến, 80 xe đã bị phá hủy hoặc hư hỏng. Những xe chiến đấu bộ binh này bị tổn thất đặc biệt nặng nề tại khu vực làng Rabotino thuộc vùng Zaporozhye.Những chiếc Bradley có lớp giáp bảo vệ tương đối mỏng, khiến chúng dễ bị tổn thương. Ngoài ra binh sĩ Ukraine cũng gặp khó khăn liên tục về đảm bảo đạn dược cho số phương tiện thiết giáp này.Để khắc phục những nhược điểm với thiết giáp phương Tây, Quân đội Ukraine cần xây dựng phương thức tác chiến mới, phối hợp chặt chẽ với không quân khi họ đã bắt đầu nhận tiêm kích F-16.Trong diễn biến liên quan, Mỹ đã cung cấp cho Quân đội Ukraine đạn chùm chống bộ binh chuyên dụng M1040 cỡ 105 mm để sử dụng trên xe tăng Leopard 1A5, vũ khí này đã xuất hiện trên chiến trường.Đạn chùm chống bộ binh dành cho xe thiết giáp Stryker và xe tăng Abrams ra đời từ kinh nghiệm của Chiến tranh Iraq. Theo thiết kế, loại đạn này được sử dụng khi cận chiến, sát thương bộ binh một cách hiệu quả.Đạn M1040 chứa 2.000 viên bi vonfram, bắn ra với sơ tốc 1.041 m/s, phân tán theo hình nón, chúng tiêu diệt bộ binh nằm ở vị trí hở, tấn công các cụm hỏa lực rất hiệu quả... Tuy nhiên tầm bắn hiệu quả của loại đạn này rất thấp, chỉ trong khoảng 300 - 500 mét.Việc sản xuất thử nghiệm đạn M1040 bắt đầu từ năm 2003, nhưng ngày nay chúng đã lỗi thời. Thực tế hiện tại cho thấy ngay cả những chiếc xe tăng có vỏ giáp tốt cũng rất dễ bị tổn thương khi cận chiến, chưa kể những chiếc Leopard 1A5 với giáp mỏng.Nhưng cần lưu ý là ngoài mục đích trực tiếp, đạn M1040 còn có khả năng dọn dẹp bụi rậm, phá đổ hàng rào dây thép gai và "phát quang" một số chướng ngại vật chống tăng.Ngoài ra viên đạn chùm loại này có thể tạo ra lối đi trên tường gạch và tường bê tông với kích thước bằng một người lính, giúp bộ binh tấn công qua lối mở, và đây là một trong những tác dụng kèm theo rất đáng chú ý.
"Trong số hàng trăm xe tăng Leopard do phương Tây viện trợ cho Quân đội Ukraine, 26 chiếc đã bị phá hủy trên chiến trường, một số khác gặp vướng mắc do vấn đề sửa chữa và nguồn phụ tùng đảm bảo", tờ Foreign Affairs cho biết.
Hiệu quả của việc sử dụng xe tăng Leopard phụ thuộc vào sự phối hợp giữa các đơn vị bộ binh, pháo binh và công binh, bên cạnh đó sự sẵn có của cơ sở hạ tầng hỗ trợ cũng rất quan trọng. Tuy nhiên tình hình chiến trường cho thấy yêu cầu này rất khó thực hiện.
Kết quả là các loại thiết giáp phương Tây viện trợ đã không đóng vai trò quyết định trong cuộc phản công mùa hè của Lực lượng Vũ trang Ukraine và chiến dịch đã kết thúc trong thất bại.
Ngoài xe tăng Leopard, xe chiến đấu bộ binh Bradley cũng không tỏ ra hiệu quả khi binh sĩ Ukraine liên tục chỉ trích khả năng của những phương tiện chiến đấu này trong việc chịu đựng điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Chất lượng nhiều chiếc Bradley được cung cấp cho Ukraine cũng bị phàn nàn, đây là điều dễ hiểu khi quá trình sản xuất đã ngừng lại vào năm 1995 và nhiều chiếc đã nằm trong kho dự trữ của Quân đội Mỹ một thời gian rất dài.
Theo ước tính, trong số hơn 200 chiếc Bradley được giao cho Ukraine, sau 5 tháng giao chiến, 80 xe đã bị phá hủy hoặc hư hỏng. Những xe chiến đấu bộ binh này bị tổn thất đặc biệt nặng nề tại khu vực làng Rabotino thuộc vùng Zaporozhye.
Những chiếc Bradley có lớp giáp bảo vệ tương đối mỏng, khiến chúng dễ bị tổn thương. Ngoài ra binh sĩ Ukraine cũng gặp khó khăn liên tục về đảm bảo đạn dược cho số phương tiện thiết giáp này.
Để khắc phục những nhược điểm với thiết giáp phương Tây, Quân đội Ukraine cần xây dựng phương thức tác chiến mới, phối hợp chặt chẽ với không quân khi họ đã bắt đầu nhận tiêm kích F-16.
Trong diễn biến liên quan, Mỹ đã cung cấp cho Quân đội Ukraine đạn chùm chống bộ binh chuyên dụng M1040 cỡ 105 mm để sử dụng trên xe tăng Leopard 1A5, vũ khí này đã xuất hiện trên chiến trường.
Đạn chùm chống bộ binh dành cho xe thiết giáp Stryker và xe tăng Abrams ra đời từ kinh nghiệm của Chiến tranh Iraq. Theo thiết kế, loại đạn này được sử dụng khi cận chiến, sát thương bộ binh một cách hiệu quả.
Đạn M1040 chứa 2.000 viên bi vonfram, bắn ra với sơ tốc 1.041 m/s, phân tán theo hình nón, chúng tiêu diệt bộ binh nằm ở vị trí hở, tấn công các cụm hỏa lực rất hiệu quả... Tuy nhiên tầm bắn hiệu quả của loại đạn này rất thấp, chỉ trong khoảng 300 - 500 mét.
Việc sản xuất thử nghiệm đạn M1040 bắt đầu từ năm 2003, nhưng ngày nay chúng đã lỗi thời. Thực tế hiện tại cho thấy ngay cả những chiếc xe tăng có vỏ giáp tốt cũng rất dễ bị tổn thương khi cận chiến, chưa kể những chiếc Leopard 1A5 với giáp mỏng.
Nhưng cần lưu ý là ngoài mục đích trực tiếp, đạn M1040 còn có khả năng dọn dẹp bụi rậm, phá đổ hàng rào dây thép gai và "phát quang" một số chướng ngại vật chống tăng.
Ngoài ra viên đạn chùm loại này có thể tạo ra lối đi trên tường gạch và tường bê tông với kích thước bằng một người lính, giúp bộ binh tấn công qua lối mở, và đây là một trong những tác dụng kèm theo rất đáng chú ý.