Xe tăng chiến đấu chủ lực T-64 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 đầu tiên trên thế giới. Liên Xô đã coi loại xe tăng này là “quốc bảo” và giữ bí mật cao, thế giới bên ngoài không hề biết đến. Phải đến sau khi Liên Xô tan rã, chiếc xe tăng tiên tiến này mới dần hé lộ bức màn bí ẩn của mình với thế giới.Đầu những năm 1960, với việc Mỹ đưa xe tăng chiến đấu chủ lực M60 Patton vào biên chế, các xe tăng hạng trung T54/55 và xe tăng hạng nặng T10 hiện có của Liên Xô, không còn lợi thế khi đối đầu với các nhóm thiết giáp phương Tây.Đồng thời, do sự phổ biến rộng rãi của tên lửa chống tăng, lớp giáp thép đồng nhất góc nghiêng bất khả chiến bại và tháp pháo đúc tròn của Liên Xô trong những năm 1950, đã chứng tỏ không thể chống lại các cuộc tấn công trực diện từ vũ khí chống tăng.Năm 1961, với việc đưa xe tăng T-62 vào sử dụng, tình thế lúng túng của Hồng quân Liên Xô về trang bị cơ giới hạng nặng tạm thời được giảm bớt. Nhưng do bắt nguồn từ thiết kế của dòng T-55, nên xe tăng T-62 có thể chỉ được coi là “phương án tạm thời” của Quân đội Liên Xô và không có lợi thế về hiệu suất so với các xe tăng của phương Tây.Trong bối cảnh đó, Hồng quân Liên Xô rất cần một loại xe tăng mới có thể áp đảo lực lượng thiết giáp tinh nhuệ của phương Tây và có khả năng chống lại vũ khí hóa học, hạt nhân và sinh học với triết lý thiết kế hoàn toàn mới. Theo yêu cầu của quân đội Liên Xô về hỏa lực và khả năng bảo vệ của loại xe tăng mới, Dự án 432 do Cục Thiết kế Kharkov phát triển và do giám đốc lúc đó là Alexander Morozov chỉ đạo, đã được gửi đến bàn làm việc của giới lãnh đạo hàng đầu Liên Xô. Sau này chính là xe tăng chiến đấu chủ lực T-64 nổi tiếng.So với các xe tăng Liên Xô trước đây, xe tăng T-64 đã trải qua những thay đổi có tính “cách mạng về mọi mặt”. Trước hết, từ thiết bị truyền động, T-64 đã từ bỏ hộp số và ly hợp ma sát truyền thống, được cấu hình trên xe tăng Liên Xô trước đây mà sử dụng hộp số tự động, giúp tăng hiệu suất động cơ và khả năng cơ động.Xe tăng T-64 sử dụng động cơ diesel hai thì với công suất 750 mã lực, mạnh hơn so với động cơ 580 mã lực của T-62; do sử dụng động cơ hai thì, nên kết cấu đơn giản và nhẹ hơn. T-64 là xe tăng đầu tiên trong lịch sử xe tăng Liên Xô sử dụng hệ thống treo khí nén lỏng, giúp xe di chuyển êm hơn trên địa hình gồ ghề, cải thiện độ chính xác của việc bắn khi xe đang vận động. T-64 vẫn sử dụng pháo nòng trơn 115mm có cỡ nòng tương tự T-62, nhưng mẫu mã và quy trình chế tạo cụ thể khác nhau, do đó sơ tốc đầu nòng của nó được cải thiện so với pháo nòng trơn 115mm 2A20 của T-62. Pháo có thể bắn ba loại đạn là đạn xuyên giáp ổn định bằng cánh đuôi, đạn nổ phá và đạn lõm xuyên giáp.Xe tăng T-64 cũng là loại xe tăng đầu tiên được trang bị hệ thống nạp đạn tự động. Khi thực chiến, pháo thủ chỉ cần chọn loại đạn pháo cần dùng và nhấn nút tương ứng, đĩa đạn sẽ tự động xoay và chọn loại đạn, cánh tay cơ khí dưới đĩa đạn sẽ tự động đưa đạn vào buồng đạn.Sự xuất hiện của hệ thống nạp đạn tự động đã giúp tốc độ bắn của pháo chính T-64 có thể đạt tới 9 viên/phút, tăng gấp hai lần so với việc nạp đạn thủ công bằng tay trên xe tăng T-62. Tuy nhiên mức độ tin cậy không thể bằng nạp đạn bằng tay. Nhưng việc sử dụng hệ thống nạp đạn tự động đã rút bớt một thành viên kíp xe xuống còn 3 người, giúp tiết kiệm không gian bên trong xe tăng, cho phép xe tăng đạt được thiết kế tổng thể tiên tiến với hiệu suất về thể tích và trọng lượng nhỏ hơn.Hệ thống điều khiển hỏa lực của Đề án 432 cũng đã thay đổi quan điểm của phương Tây về hệ thống điều khiển hỏa lực xe tăng Liên Xô thô sơ và lạc hậu. T-64 sử dụng máy tính đường đạn và máy đo xa laser, giúp nâng cao khả năng bắn trúng mục tiêu ở cự ly xa. Kết hợp với bộ ổn định pháo chính hai mặt phẳng mới được phát triển, khiến việc tiêu diệt mục tiêu của xe tăng T-64 trở lên dễ dàng. Hệ thống điều khiển hỏa lực của T-64 được đánh giá tốt hơn so với xe tăng M60 và M60A1, loại xe tăng tốt nhất của phương Tây khi đó.Để chống lại đạn pháo tăng cỡ 105mm và tên lửa chống tăng của phương Tây, xe tăng T-64 lần đầu tiên sử dụng giáp composite. Giáp composite của T-64 đời đầu được làm bằng thép và sợi thủy tinh, kết cấu giáp phía trước thân xe là thép dày 80mm + hợp kim nhôm 105 (có tài liệu nói là 140) mm + thép giáp tấm phía sau 20mm, bố trí theo góc nghiêng 68 độ. Với lớp giáp composite của T-64 như vậy, tương đương với độ dày 320mm giáp thép đồng nhất được bố trí thẳng đứng, và khả năng chống đạn xuyên giáp tương đương với giáp thép đồng nhất 450mm nếu được bố trí nghiêng 45 độ.Với trình độ kỹ thuật của những năm 1960, đạn xuyên giáp của pháo tăng 105mm L7 do Anh sản xuất, đã không thể xuyên thủng giáp trước của T-64 dù ở cự ly rất gần. Độ dày xuyên giáp trung bình của tên lửa chống tăng thế hệ đầu tiên là từ 300-400mm, gây khó khăn cho việc xuyên thủng mặt giáp trước của T-64. Do Dự án 432 áp dụng quá nhiều công nghệ tiên tiến vào thời điểm đó, đặc biệt là độ tin cậy kém của động cơ hai thì và hộp số tự động kiểu mới, nên quá trình thử nghiệm, sản xuất thử xe tăng T-64 kéo dài vài năm và phải mãi đến năm 1967, T-64 mới chính thức đưa vào sản xuất loạt. Năm 1969, mẫu xe tăng T-64 cải tiến đầu tiên là T-64A được nâng cấp với pháo nòng trơn 125mm 2A26; đây là loại pháo có cỡ nòng lớn hơn được đưa vào sử dụng, giúp bắn đạn xuyên giáp ổn định bằng cánh đuôi, có thể xuyên thủng giáp tăng phương Tây với độ dày 380mm ở cự ly 1.000 mét.Sau năm 1973, tất cả các xe tăng T-64A mới sản xuất đều chuyển sang sử dụng lớp giáp composite mảng bi gốm, chứa một số lượng lớn gốm hình cầu ở giữa nhiều lớp giáp thép đồng nhất, và hiệu suất chống đạn xuyên của nó tiếp tục được cải thiện so với trước đây.Năm 1976, xe tăng T-64B được đưa vào trang bị cho quân đội Liên Xô, sử dụng pháo tăng 125mm 2A46 cải tiến và hệ thống điều khiển hỏa lực ổn định toàn diện 1A33. Đồng thời T-64B trang bị máy tính đạn đạo điện tử, máy đo xa laser thế hệ mới và bộ ổn định hai chiều cải tiến, giúp giảm thời gian ngắm bắn khi xe đang vận động. Là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba đầu tiên trên thế giới, xe tăng T-64 đã chiếm giữ ngôi vị xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất thế giới cho đến khi xe tăng M1A1 của Mỹ và T80U của Liên Xô được đưa vào sử dụng.T-64 cũng là loại xe tăng đầu tiên trong lịch sử xe tăng thế giới trang bị hệ thống nạp đạn tự động, giáp composite và pháo tăng cỡ nòng lớn 125 mm. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-64 đã trở thành cơn ác mộng lớn nhất của các nhóm thiết giáp NATO và cũng là biểu tượng của cỗ máy chiến tranh Liên Xô. Khi xe tăng T-64 ra đời, nó đã kích thích một cuộc chạy đua phát triển các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại trên thế giới như M1A1 Abram của Mỹ, Leopard của Đức, Challenger 2 của Anh, AMX-56 Leclerc của Pháp…Nhưng T-64 cũng đã chứng kiến sự trỗi dậy và sụp đổ của siêu cường quân sự Liên Xô và viết nên dấu ấn đầy màu sắc trong lịch sử xe tăng thế giới.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-64 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 đầu tiên trên thế giới. Liên Xô đã coi loại xe tăng này là “quốc bảo” và giữ bí mật cao, thế giới bên ngoài không hề biết đến. Phải đến sau khi Liên Xô tan rã, chiếc xe tăng tiên tiến này mới dần hé lộ bức màn bí ẩn của mình với thế giới.
Đầu những năm 1960, với việc Mỹ đưa xe tăng chiến đấu chủ lực M60 Patton vào biên chế, các xe tăng hạng trung T54/55 và xe tăng hạng nặng T10 hiện có của Liên Xô, không còn lợi thế khi đối đầu với các nhóm thiết giáp phương Tây.
Đồng thời, do sự phổ biến rộng rãi của tên lửa chống tăng, lớp giáp thép đồng nhất góc nghiêng bất khả chiến bại và tháp pháo đúc tròn của Liên Xô trong những năm 1950, đã chứng tỏ không thể chống lại các cuộc tấn công trực diện từ vũ khí chống tăng.
Năm 1961, với việc đưa xe tăng T-62 vào sử dụng, tình thế lúng túng của Hồng quân Liên Xô về trang bị cơ giới hạng nặng tạm thời được giảm bớt. Nhưng do bắt nguồn từ thiết kế của dòng T-55, nên xe tăng T-62 có thể chỉ được coi là “phương án tạm thời” của Quân đội Liên Xô và không có lợi thế về hiệu suất so với các xe tăng của phương Tây.
Trong bối cảnh đó, Hồng quân Liên Xô rất cần một loại xe tăng mới có thể áp đảo lực lượng thiết giáp tinh nhuệ của phương Tây và có khả năng chống lại vũ khí hóa học, hạt nhân và sinh học với triết lý thiết kế hoàn toàn mới.
Theo yêu cầu của quân đội Liên Xô về hỏa lực và khả năng bảo vệ của loại xe tăng mới, Dự án 432 do Cục Thiết kế Kharkov phát triển và do giám đốc lúc đó là Alexander Morozov chỉ đạo, đã được gửi đến bàn làm việc của giới lãnh đạo hàng đầu Liên Xô. Sau này chính là xe tăng chiến đấu chủ lực T-64 nổi tiếng.
So với các xe tăng Liên Xô trước đây, xe tăng T-64 đã trải qua những thay đổi có tính “cách mạng về mọi mặt”. Trước hết, từ thiết bị truyền động, T-64 đã từ bỏ hộp số và ly hợp ma sát truyền thống, được cấu hình trên xe tăng Liên Xô trước đây mà sử dụng hộp số tự động, giúp tăng hiệu suất động cơ và khả năng cơ động.
Xe tăng T-64 sử dụng động cơ diesel hai thì với công suất 750 mã lực, mạnh hơn so với động cơ 580 mã lực của T-62; do sử dụng động cơ hai thì, nên kết cấu đơn giản và nhẹ hơn. T-64 là xe tăng đầu tiên trong lịch sử xe tăng Liên Xô sử dụng hệ thống treo khí nén lỏng, giúp xe di chuyển êm hơn trên địa hình gồ ghề, cải thiện độ chính xác của việc bắn khi xe đang vận động.
T-64 vẫn sử dụng pháo nòng trơn 115mm có cỡ nòng tương tự T-62, nhưng mẫu mã và quy trình chế tạo cụ thể khác nhau, do đó sơ tốc đầu nòng của nó được cải thiện so với pháo nòng trơn 115mm 2A20 của T-62. Pháo có thể bắn ba loại đạn là đạn xuyên giáp ổn định bằng cánh đuôi, đạn nổ phá và đạn lõm xuyên giáp.
Xe tăng T-64 cũng là loại xe tăng đầu tiên được trang bị hệ thống nạp đạn tự động. Khi thực chiến, pháo thủ chỉ cần chọn loại đạn pháo cần dùng và nhấn nút tương ứng, đĩa đạn sẽ tự động xoay và chọn loại đạn, cánh tay cơ khí dưới đĩa đạn sẽ tự động đưa đạn vào buồng đạn.
Sự xuất hiện của hệ thống nạp đạn tự động đã giúp tốc độ bắn của pháo chính T-64 có thể đạt tới 9 viên/phút, tăng gấp hai lần so với việc nạp đạn thủ công bằng tay trên xe tăng T-62. Tuy nhiên mức độ tin cậy không thể bằng nạp đạn bằng tay.
Nhưng việc sử dụng hệ thống nạp đạn tự động đã rút bớt một thành viên kíp xe xuống còn 3 người, giúp tiết kiệm không gian bên trong xe tăng, cho phép xe tăng đạt được thiết kế tổng thể tiên tiến với hiệu suất về thể tích và trọng lượng nhỏ hơn.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của Đề án 432 cũng đã thay đổi quan điểm của phương Tây về hệ thống điều khiển hỏa lực xe tăng Liên Xô thô sơ và lạc hậu. T-64 sử dụng máy tính đường đạn và máy đo xa laser, giúp nâng cao khả năng bắn trúng mục tiêu ở cự ly xa.
Kết hợp với bộ ổn định pháo chính hai mặt phẳng mới được phát triển, khiến việc tiêu diệt mục tiêu của xe tăng T-64 trở lên dễ dàng. Hệ thống điều khiển hỏa lực của T-64 được đánh giá tốt hơn so với xe tăng M60 và M60A1, loại xe tăng tốt nhất của phương Tây khi đó.
Để chống lại đạn pháo tăng cỡ 105mm và tên lửa chống tăng của phương Tây, xe tăng T-64 lần đầu tiên sử dụng giáp composite. Giáp composite của T-64 đời đầu được làm bằng thép và sợi thủy tinh, kết cấu giáp phía trước thân xe là thép dày 80mm + hợp kim nhôm 105 (có tài liệu nói là 140) mm + thép giáp tấm phía sau 20mm, bố trí theo góc nghiêng 68 độ.
Với lớp giáp composite của T-64 như vậy, tương đương với độ dày 320mm giáp thép đồng nhất được bố trí thẳng đứng, và khả năng chống đạn xuyên giáp tương đương với giáp thép đồng nhất 450mm nếu được bố trí nghiêng 45 độ.
Với trình độ kỹ thuật của những năm 1960, đạn xuyên giáp của pháo tăng 105mm L7 do Anh sản xuất, đã không thể xuyên thủng giáp trước của T-64 dù ở cự ly rất gần. Độ dày xuyên giáp trung bình của tên lửa chống tăng thế hệ đầu tiên là từ 300-400mm, gây khó khăn cho việc xuyên thủng mặt giáp trước của T-64.
Do Dự án 432 áp dụng quá nhiều công nghệ tiên tiến vào thời điểm đó, đặc biệt là độ tin cậy kém của động cơ hai thì và hộp số tự động kiểu mới, nên quá trình thử nghiệm, sản xuất thử xe tăng T-64 kéo dài vài năm và phải mãi đến năm 1967, T-64 mới chính thức đưa vào sản xuất loạt.
Năm 1969, mẫu xe tăng T-64 cải tiến đầu tiên là T-64A được nâng cấp với pháo nòng trơn 125mm 2A26; đây là loại pháo có cỡ nòng lớn hơn được đưa vào sử dụng, giúp bắn đạn xuyên giáp ổn định bằng cánh đuôi, có thể xuyên thủng giáp tăng phương Tây với độ dày 380mm ở cự ly 1.000 mét.
Sau năm 1973, tất cả các xe tăng T-64A mới sản xuất đều chuyển sang sử dụng lớp giáp composite mảng bi gốm, chứa một số lượng lớn gốm hình cầu ở giữa nhiều lớp giáp thép đồng nhất, và hiệu suất chống đạn xuyên của nó tiếp tục được cải thiện so với trước đây.
Năm 1976, xe tăng T-64B được đưa vào trang bị cho quân đội Liên Xô, sử dụng pháo tăng 125mm 2A46 cải tiến và hệ thống điều khiển hỏa lực ổn định toàn diện 1A33. Đồng thời T-64B trang bị máy tính đạn đạo điện tử, máy đo xa laser thế hệ mới và bộ ổn định hai chiều cải tiến, giúp giảm thời gian ngắm bắn khi xe đang vận động.
Là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba đầu tiên trên thế giới, xe tăng T-64 đã chiếm giữ ngôi vị xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất thế giới cho đến khi xe tăng M1A1 của Mỹ và T80U của Liên Xô được đưa vào sử dụng.
T-64 cũng là loại xe tăng đầu tiên trong lịch sử xe tăng thế giới trang bị hệ thống nạp đạn tự động, giáp composite và pháo tăng cỡ nòng lớn 125 mm. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-64 đã trở thành cơn ác mộng lớn nhất của các nhóm thiết giáp NATO và cũng là biểu tượng của cỗ máy chiến tranh Liên Xô.
Khi xe tăng T-64 ra đời, nó đã kích thích một cuộc chạy đua phát triển các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại trên thế giới như M1A1 Abram của Mỹ, Leopard của Đức, Challenger 2 của Anh, AMX-56 Leclerc của Pháp…Nhưng T-64 cũng đã chứng kiến sự trỗi dậy và sụp đổ của siêu cường quân sự Liên Xô và viết nên dấu ấn đầy màu sắc trong lịch sử xe tăng thế giới.