Il-2 Liên Xô là một trong những chiếc máy bay được sản xuất nhiều nhất trong CTTG 2 và là "bạn đồng hành" thân thiết nhất với lực lượng bộ binh. Dù đã từng được sản xuất tới hơn 36.000 chiếc, tuy nhiên đến nay còn rất ít máy bay Il-2 trên thế giới, chính điều đó đã khiến giá thành của những chiếc máy bay thuộc vào dạng hàng "sưu tầm" này trở nên cực kỳ đắt đỏ. Nguồn ảnh: Sina.Một vài cơ sở sản xuất, lắp ráp máy bay ở Nga đến nay vẫn thường xuyên bảo dưỡng, phục chế hoặc thậm chí là chế tạo lại những chiếc máy bay này để đáp ứng nhu cầu của các nhà sưu tầm. Mỗi chiếc máy bay Il-2 nếu còn bay được có thể bán với giá từ hàng trăm cho tới vài trăm nghìn USD tùy theo độ "chịu chơi" của người mua. Nguồn ảnh: Sina.Trong chiến tranh thế giới thứ hai, những chiếc máy bay cường kích Il-2 đã đóng một vai trò rất lớn ở mặt trận Xô-Đức. Thậm chí, phía Liên Xô còn cho rằng tầm quan trọng của Il-2 trên bầu trời có thể sánh ngang với những chiếc xe tăng T-34 dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Sina.Bản thân Josef Stalin đã từng khẳng định những chiếc Il-2 quan trọng với Hồng Quân như "không khí và bánh mỳ" khi nhận được tin sản lượng sản xuất máy bay Il-2 phục vụ chiến trường không đạt được như kỳ vong. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù vậy, sau chiến tranh, Liên Xô không giữ lại được nhiều máy bay Il-2 mặc dù chúng rất bền. Phần lớn những chiếc máy bay Il-2 sau khi không được sử dụng nữa sẽ được tháo dỡ, lấy phụ tùng tái chế. Một số may mắn hơn được đưa vào trưng bày trong các viện bảo tàng nhưng cũng chỉ còn lại phần vỏ, không thể bay được. Nguồn ảnh: Sina.Với công nghệ của thế kỷ 21, việc chế tạo, lắp ráp các máy bay Il-2 đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, các bản vẽ thiết kế chi tiết cấu tạo từng bộ phận của chiếc Il-2 cũng đã có thể tìm thấy dễ dàng trên mạng internet hoặc trong thư viện nên những người muốn chế tạo lại dòng máy bay huyền thoại này không gặp bất cứ khó khăn gì. Nguồn ảnh: Sina.Phức tạp nhất chính là việc lắp ráp bộ phận động cơ. Máy bay Il-2 sử dụng động cơ V-12 làm mát bằng chất lỏng, cho phép máy bay đạt được tốc độ tối đa 414 km/h. Do sử dụng công nghệ kiểu cũ nên thường các động cơ của Il-2 hay gặp phải trục trặc với hệ thống làm mát, dẫn tới quá nhiệt gây "bó máy". Nguồn ảnh: Sina.Với khả năng mang theo tối đa 600 kg vũ khí treo dưới cánh và 2 pháo 23 mm phía trước mũi, Il-2 đã từng reo rắc nỗi sợ hãi cho toàn bộ lực lượng bộ binh Đức trong CTTG 2. Ngày nay, phần lớn những chiếc Il-2 còn hoạt động tốt đều nằm trong tay các nhà sưu tập đến từ Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Il-2 Liên Xô là một trong những chiếc máy bay được sản xuất nhiều nhất trong CTTG 2 và là "bạn đồng hành" thân thiết nhất với lực lượng bộ binh. Dù đã từng được sản xuất tới hơn 36.000 chiếc, tuy nhiên đến nay còn rất ít máy bay Il-2 trên thế giới, chính điều đó đã khiến giá thành của những chiếc máy bay thuộc vào dạng hàng "sưu tầm" này trở nên cực kỳ đắt đỏ. Nguồn ảnh: Sina.
Một vài cơ sở sản xuất, lắp ráp máy bay ở Nga đến nay vẫn thường xuyên bảo dưỡng, phục chế hoặc thậm chí là chế tạo lại những chiếc máy bay này để đáp ứng nhu cầu của các nhà sưu tầm. Mỗi chiếc máy bay Il-2 nếu còn bay được có thể bán với giá từ hàng trăm cho tới vài trăm nghìn USD tùy theo độ "chịu chơi" của người mua. Nguồn ảnh: Sina.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, những chiếc máy bay cường kích Il-2 đã đóng một vai trò rất lớn ở mặt trận Xô-Đức. Thậm chí, phía Liên Xô còn cho rằng tầm quan trọng của Il-2 trên bầu trời có thể sánh ngang với những chiếc xe tăng T-34 dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Sina.
Bản thân Josef Stalin đã từng khẳng định những chiếc Il-2 quan trọng với Hồng Quân như "không khí và bánh mỳ" khi nhận được tin sản lượng sản xuất máy bay Il-2 phục vụ chiến trường không đạt được như kỳ vong. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù vậy, sau chiến tranh, Liên Xô không giữ lại được nhiều máy bay Il-2 mặc dù chúng rất bền. Phần lớn những chiếc máy bay Il-2 sau khi không được sử dụng nữa sẽ được tháo dỡ, lấy phụ tùng tái chế. Một số may mắn hơn được đưa vào trưng bày trong các viện bảo tàng nhưng cũng chỉ còn lại phần vỏ, không thể bay được. Nguồn ảnh: Sina.
Với công nghệ của thế kỷ 21, việc chế tạo, lắp ráp các máy bay Il-2 đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, các bản vẽ thiết kế chi tiết cấu tạo từng bộ phận của chiếc Il-2 cũng đã có thể tìm thấy dễ dàng trên mạng internet hoặc trong thư viện nên những người muốn chế tạo lại dòng máy bay huyền thoại này không gặp bất cứ khó khăn gì. Nguồn ảnh: Sina.
Phức tạp nhất chính là việc lắp ráp bộ phận động cơ. Máy bay Il-2 sử dụng động cơ V-12 làm mát bằng chất lỏng, cho phép máy bay đạt được tốc độ tối đa 414 km/h. Do sử dụng công nghệ kiểu cũ nên thường các động cơ của Il-2 hay gặp phải trục trặc với hệ thống làm mát, dẫn tới quá nhiệt gây "bó máy". Nguồn ảnh: Sina.
Với khả năng mang theo tối đa 600 kg vũ khí treo dưới cánh và 2 pháo 23 mm phía trước mũi, Il-2 đã từng reo rắc nỗi sợ hãi cho toàn bộ lực lượng bộ binh Đức trong CTTG 2. Ngày nay, phần lớn những chiếc Il-2 còn hoạt động tốt đều nằm trong tay các nhà sưu tập đến từ Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.