Theo báo cáo kế hoạch sản xuất năm 2016 của Tập đoàn Uralvagonzavod – nhà sản xuất trang bị quân sự lục quân của Liên bang Nga vừa đưa ra thông tin gây sự chú ý lớn. Cụ thể, trong năm 2017, Uralvagonzavod sẽ thực hiện hợp đồng cung cấp 64 xe tăng T-90S và T-90K cho khách hàng “704”. Và theo phân loại quốc gia của nước Nga (OKSM) thì 704 chính là Việt Nam. Nguồn ảnh: WikipediaĐây là thông tin rất vui đối với lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam đang cần được hiện đại hóa mạnh mẽ. Tuy con số 64 không phải là nhiều, nhưng đó sẽ là tiền đề bước đầu mang tính đánh thử nghiệm T-90 ở Việt Nam trước khi nhắm tới một con số lớn hơn trong tương lai. Vấn đề còn lại đang được quan tâm là việc liệu phiên bản xe tăng T-90S mà Nga cung cấp cho Việt Nam mạnh cỡ nào? Nguồn ảnh: WikipediaVề xe tăng T-90S, lâu nay người ta vẫn lầm lẫn đây là phiên bản cắt giảm nhiều tính năng so với phiên bản T-90 thế hệ đầu hay là T-90A đang biên chế trong Quân đội Nga. Thực ra đó là một thông tin sai lầm, T-90S cắt giảm tính năng chỉ đúng với số tăng T-90S được xuất khẩu cho Quân đội Ấn Độ. Để giảm giá thành, người Ấn Độ đã không mang cấu hình đầy đủ về nước mà thay vào đó là cắt bớt đi. Nguồn ảnh: WikipediaTrở lại với T-90S (còn được gọi là Object 188S), nó được Uralvagonzavod ra mắt lần đầu năm 2000 với một số nâng cấp so với phiên bản T-90 Object 188 ra mắt năm 1992. Phiên bản T-90S trang bị động cơ khỏe hơn cùng một số điểm thay đổi khác. Nguồn ảnh: WikipediaNăm 2004, Quân đội Nga tính tới việc chế tạo thêm các xe tăng T-90 cải tiến hiện đại hơn T-90 1992. Sau quá trình nghiên cứu ngắn, Bộ Quốc phòng Nga đã chấp thuận sử dụng cấu hình của T-90S vốn dùng cho xuất khẩu trên loạt sản xuất T-90A (object 188A1). Điều đó có nghĩa là, T-90S có thể coi là nguyên mẫu ban đầu của T-90A, hai chiếc tăng tương đương nhau về chất lượng, hiệu quả tác chiến. Nguồn ảnh: WikipediaVề phần hai “mắt đỏ” – đèn gây nhiễu hồng ngoại của hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Shtora-1 không xuất hiện trên T-90S khiến nó bị cho là thiếu mất hệ thống APS tối tân này. Thực ra, xe tăng chủ lực T-90S vẫn có Shtora-1, nhưng là phiên bản APS đơn giản hóa, không có hai đèn gây nhiễu hồng ngoại. Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống phòng vệ chủ động Shtora gồm nhiều thành phần: cảm biến laser đặt quanh tháp pháo (đóng vai trò thu tín hiệu khi xe bị hệ thống chỉ thị bằng laser hoặc đo xa laser chiếu đến, báo hiệu việc đang bị ngắm bắn); hai đèn OTShU-7-1 (làm giả tín hiệu hồng ngoại, khiến hệ thống điều khiển bắn của tên lửa chống tăng nhầm lẫn giữa tín hiệu tên lửa và Shtora, làm nó đưa ra chỉ dẫn sai cho tên lửa dẫn tới việc tên lửa hoặc là lao đầu xuống đất, hoặc là bay lên trời); một máy tính trung tâm để điều khiển; hệ thống phóng đạn khói với tác dụng làm mất phản xạ laser và che mắt xạ thủ ATGM để xe rút lui. Việc thiếu một một thành phần như đèn OTShU-7-1 làm giảm khả năng tác chiến của Shtora nhưng không phải ảnh hưởng quá lớn. Nguồn ảnh: WikipediaTất nhiên, nếu khách hàng muốn có hệ thống APS Shtora hoàn chỉnh gồm cả hai chiếc “mắt đỏ” thì chỉ đơn giản là chi trả thêm một khoản tiền mỗi xe với Uralvagonzavod để nhận hệ thống APS hoàn chỉnh. Do đó việc trang bị cho các tăng T-90S Shtora-1 hoàn chỉnh chẳng có gì là khó khăn. Vấn đề ở đây là tùy khách hàng mong muốn như thế nào mà thôi. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài Shtora, xe tăng T-90S sẽ được trang bị lớp giáp composite rất dày và giáp phản ứng nổ thế hệ 3 Kontakt-5. tương đương dòng T-90A phục vụ trong Quân đội Nga. Các cuộc thử nghiệm năm 1999 đã chứng minh rằng T-90 hoàn toàn không thể bị xuyên bởi đạn xuyên APFSDS 120mm hay tên lửa chống tăng. Theo một số nguồn tin không chính thức, vỏ giáp trước của T-90A/S (nơi có độ dày và chất lượng giáp tốt nhất) có độ bền tương đương 550 - 650mm thép cán (khi chống chọi với đạn động năng APFSDS) hay 750mm (khi chống đạn nổ lõm - HEAT). Khi được trang bị thêm giáp phản ứng nổ thế hệ 2 là Kontakt-5 thì thông số này tăng lên 800-830mm (chống đạn APFSDS) và 1.150-1.350mm thép (chống đạn HEAT). Nguồn ảnh: WikipediaVề mặt hỏa lực, xe tăng T-90S vẫn sẽ sử dụng pháo chính nòng trơn 125mm 2A46M kết hợp hệ thống nạp đạn tự động chứa 22 viên, thời gian tái nạp mỗi viên 5-8 giây, tức là tốc độ bắn khoảng 7-8 phát/phút. Ngoài ra, nó còn được trang bị đại liên NSV 12,7mm có thể bắn tự động và đại liên PKMT đồng trục pháo chính. Nguồn ảnh: WikipediaPháo 2A46M của T-90S có thể bắn nhiều loại đạn gồm cả tên lửa: đạn xuyên động năng 3BM-44M (xuyên giáp dày 650mm ở góc chạm 0 độ cách 2km); đạn nổ lõm 3BK29 xuyên giáp dày tương đương 800mm thép RHA hoặc đạn nổ lõm mang đầu nổ tandem phá giáp ERA 3BK29M; đạn nổ phá chống bộ binh 3OF26 (bắn xa 10km) và đặc biệt là đạn tên lửa chống tăng 9M119M Refleks có tầm bắn 100m tới 6km, xuyên giáp dày 950mm sau ERA. Nguồn ảnh: WikipediaVề động cơ, phiên bản xe tăng T-90S trang bị động cơ diesel V-92S công suất đến 1.000 mã lực cho phép chiếc xe tăng di chuyển với tốc độ tới 60km trên đường bằng phẳng và 45km/h trên địa hình ghồ ghền. Động cơ này có khả năng sử dụng nhiều loại nhiên liệu, tích hợp tuabin tăng áp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo báo cáo kế hoạch sản xuất năm 2016 của Tập đoàn Uralvagonzavod – nhà sản xuất trang bị quân sự lục quân của Liên bang Nga vừa đưa ra thông tin gây sự chú ý lớn. Cụ thể, trong năm 2017, Uralvagonzavod sẽ thực hiện hợp đồng cung cấp 64 xe tăng T-90S và T-90K cho khách hàng “704”. Và theo phân loại quốc gia của nước Nga (OKSM) thì 704 chính là Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đây là thông tin rất vui đối với lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam đang cần được hiện đại hóa mạnh mẽ. Tuy con số 64 không phải là nhiều, nhưng đó sẽ là tiền đề bước đầu mang tính đánh thử nghiệm T-90 ở Việt Nam trước khi nhắm tới một con số lớn hơn trong tương lai. Vấn đề còn lại đang được quan tâm là việc liệu phiên bản xe tăng T-90S mà Nga cung cấp cho Việt Nam mạnh cỡ nào? Nguồn ảnh: Wikipedia
Về xe tăng T-90S, lâu nay người ta vẫn lầm lẫn đây là phiên bản cắt giảm nhiều tính năng so với phiên bản T-90 thế hệ đầu hay là T-90A đang biên chế trong Quân đội Nga. Thực ra đó là một thông tin sai lầm, T-90S cắt giảm tính năng chỉ đúng với số tăng T-90S được xuất khẩu cho Quân đội Ấn Độ. Để giảm giá thành, người Ấn Độ đã không mang cấu hình đầy đủ về nước mà thay vào đó là cắt bớt đi. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trở lại với T-90S (còn được gọi là Object 188S), nó được Uralvagonzavod ra mắt lần đầu năm 2000 với một số nâng cấp so với phiên bản T-90 Object 188 ra mắt năm 1992. Phiên bản T-90S trang bị động cơ khỏe hơn cùng một số điểm thay đổi khác. Nguồn ảnh: Wikipedia
Năm 2004, Quân đội Nga tính tới việc chế tạo thêm các xe tăng T-90 cải tiến hiện đại hơn T-90 1992. Sau quá trình nghiên cứu ngắn, Bộ Quốc phòng Nga đã chấp thuận sử dụng cấu hình của T-90S vốn dùng cho xuất khẩu trên loạt sản xuất T-90A (object 188A1). Điều đó có nghĩa là, T-90S có thể coi là nguyên mẫu ban đầu của T-90A, hai chiếc tăng tương đương nhau về chất lượng, hiệu quả tác chiến. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về phần hai “mắt đỏ” – đèn gây nhiễu hồng ngoại của hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Shtora-1 không xuất hiện trên T-90S khiến nó bị cho là thiếu mất hệ thống APS tối tân này. Thực ra, xe tăng chủ lực T-90S vẫn có Shtora-1, nhưng là phiên bản APS đơn giản hóa, không có hai đèn gây nhiễu hồng ngoại. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống phòng vệ chủ động Shtora gồm nhiều thành phần: cảm biến laser đặt quanh tháp pháo (đóng vai trò thu tín hiệu khi xe bị hệ thống chỉ thị bằng laser hoặc đo xa laser chiếu đến, báo hiệu việc đang bị ngắm bắn); hai đèn OTShU-7-1 (làm giả tín hiệu hồng ngoại, khiến hệ thống điều khiển bắn của tên lửa chống tăng nhầm lẫn giữa tín hiệu tên lửa và Shtora, làm nó đưa ra chỉ dẫn sai cho tên lửa dẫn tới việc tên lửa hoặc là lao đầu xuống đất, hoặc là bay lên trời); một máy tính trung tâm để điều khiển; hệ thống phóng đạn khói với tác dụng làm mất phản xạ laser và che mắt xạ thủ ATGM để xe rút lui. Việc thiếu một một thành phần như đèn OTShU-7-1 làm giảm khả năng tác chiến của Shtora nhưng không phải ảnh hưởng quá lớn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tất nhiên, nếu khách hàng muốn có hệ thống APS Shtora hoàn chỉnh gồm cả hai chiếc “mắt đỏ” thì chỉ đơn giản là chi trả thêm một khoản tiền mỗi xe với Uralvagonzavod để nhận hệ thống APS hoàn chỉnh. Do đó việc trang bị cho các tăng T-90S Shtora-1 hoàn chỉnh chẳng có gì là khó khăn. Vấn đề ở đây là tùy khách hàng mong muốn như thế nào mà thôi. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài Shtora, xe tăng T-90S sẽ được trang bị lớp giáp composite rất dày và giáp phản ứng nổ thế hệ 3 Kontakt-5. tương đương dòng T-90A phục vụ trong Quân đội Nga. Các cuộc thử nghiệm năm 1999 đã chứng minh rằng T-90 hoàn toàn không thể bị xuyên bởi đạn xuyên APFSDS 120mm hay tên lửa chống tăng. Theo một số nguồn tin không chính thức, vỏ giáp trước của T-90A/S (nơi có độ dày và chất lượng giáp tốt nhất) có độ bền tương đương 550 - 650mm thép cán (khi chống chọi với đạn động năng APFSDS) hay 750mm (khi chống đạn nổ lõm - HEAT). Khi được trang bị thêm giáp phản ứng nổ thế hệ 2 là Kontakt-5 thì thông số này tăng lên 800-830mm (chống đạn APFSDS) và 1.150-1.350mm thép (chống đạn HEAT). Nguồn ảnh: Wikipedia
Về mặt hỏa lực, xe tăng T-90S vẫn sẽ sử dụng pháo chính nòng trơn 125mm 2A46M kết hợp hệ thống nạp đạn tự động chứa 22 viên, thời gian tái nạp mỗi viên 5-8 giây, tức là tốc độ bắn khoảng 7-8 phát/phút. Ngoài ra, nó còn được trang bị đại liên NSV 12,7mm có thể bắn tự động và đại liên PKMT đồng trục pháo chính. Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo 2A46M của T-90S có thể bắn nhiều loại đạn gồm cả tên lửa: đạn xuyên động năng 3BM-44M (xuyên giáp dày 650mm ở góc chạm 0 độ cách 2km); đạn nổ lõm 3BK29 xuyên giáp dày tương đương 800mm thép RHA hoặc đạn nổ lõm mang đầu nổ tandem phá giáp ERA 3BK29M; đạn nổ phá chống bộ binh 3OF26 (bắn xa 10km) và đặc biệt là đạn tên lửa chống tăng 9M119M Refleks có tầm bắn 100m tới 6km, xuyên giáp dày 950mm sau ERA. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về động cơ, phiên bản xe tăng T-90S trang bị động cơ diesel V-92S công suất đến 1.000 mã lực cho phép chiếc xe tăng di chuyển với tốc độ tới 60km trên đường bằng phẳng và 45km/h trên địa hình ghồ ghền. Động cơ này có khả năng sử dụng nhiều loại nhiên liệu, tích hợp tuabin tăng áp. Nguồn ảnh: Wikipedia