Nga là một nhà cung cấp vũ khí lớn của thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực xe tăng. Theo báo RIA Novosti của Nga ngày 17/9/2010 cho biết, từ năm 2006 đến 2009, Nga đã xuất khẩu 482 xe tăng chiến đấu chủ lực mới với trị giá khoảng hơn 1,5 tỷ USD. Vào tháng 4/2014, người phát ngôn của Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới của Nga (TsAMTO) cho biết rằng, vào năm 2017 Nga sẽ là quốc gia xuất khẩu xe tăng đứng đầu thế giới.Trong năm 2010, TsAMTO của Nga cũng đã dự báo rằng, với các hợp đồng xuất khẩu xe tăng cũng như cả việc cấp phép sản xuất ở nước ngoài trong giai đoạn 2010 đến 2013, Nga sẽ cung cấp cho khách hàng 859 xe tăng với trị giá khoảng 2,75 tỷ USD.Trong những năm gần đây, Nga đã xuất khẩu cho Algeria 185 xe tăng T-90, Venezuela 92 xe T-72M1M, Síp 41 xe T-80U/UK và Turkmenistan với 10 xe T-90S. Đồng thời Nga cũng xuất khẩu các xe tăng đã qua sử dụng cho Azerbaijan 62 xe T-72, Uganda 23 xe T-55 hoặc T-72. Ngoài ra Nga còn nhận được nhiều hợp đồng nâng cấp các xe tăng đã cũ từ nước ngoài như với Algeria, gồm 250 xe T-72, Libya với 145 xe T-72 và Syria 1.000 xe T-72. Theo Giám đốc của TsAMTO cho biết, sở dĩ có sự gia tăng việc mua sắm và nâng cấp các loại xe tăng là vì thực tiễn trong các cuộc xung đột gần đây đã chứng minh tầm quan trọng của các loại xe tăng hiện đại.Ấn Độ hiện nay là quốc gia mua sắm nhiều nhất các trang thiết bị và xe tăng thiết giáp của Nga. Theo hợp đồng Nga và Ấn Độ đã ký kết trong năm 2001 thì Ấn Độ đã nhận được 310 xe tăng T-90S và hợp đồng cấp phép sản xuất tại Ấn Độ năm 2007 với 347 xe tăng. Ngoài ra trong giai đoạn 2014 đến 2019, Ấn Độ có thể tiếp tục mua 600 xe tăng T-90S.Ngoài ra, một khách hàng tiềm năng lớn với Nga là Việt Nam có thể sẽ nhập khẩu số lượng lớn xe tăng T-90MS trong vài năm tới. Đã có tin Việt Nam sẽ mua 28 chiếc T-90MS có lẽ nhằm để thử nghiệm đánh giá trước khi đưa ra quyết định mua thêm hay không?Theo các chuyên gia quân sự, đối thủ chính của xe tăng Nga là Đức và Mỹ. Theo các số liệu thống kê được công bố thì Mỹ chính là quốc gia xuất khẩu xe tăng lớn thứ hai thế giới. Trong giai đoạn từ 2006 đến 2009, Mỹ đã xuất khẩu tổng cộng 209 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams, với tổng trị giá khoảng 1,5 tỷ USD. Giai đoạn năm 2010 đến 2013, tiếp tục xuất khoảng 298 xe tăng mới với trị giá khoảng 3,8 tỷ USD. Mặc dù số lượng xuất khẩu của Mỹ ít hơn, tuy nhiên giá trị xe tăng Mỹ cao hơn xe Nga.Đức là quốc gia đứng thứ ba với các đơn hàng cấp phép và sản xuất xe tăng Leopard 2 cho Hy Lạp và Tây Ban Nha trong năm 2006-2009. Trong giai đoạn 2010 đến 2013, Đức đã xuất khẩu 122 xe tăng với trị giá khoảng hơn 1,2 tỷ USD.Kể từ tháng 12/2015, các phương tiện truyền thông thế giới đã cho biết rằng, Nga đã triển khai các xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến nhất T-90 ở Syria. Xe tăng T-90 mới nhất được đưa đến để giúp đỡ quân chính phủ Syria ở phía nam Aleppo. Trong đầu năm 2016 vừa qua, một video được cho là từ phía quân đối lập Syria đã quay lại cảnh họ bắn trúng chiếc xe tăng T-90 của Nga, tuy nhiên chiếc tăng hiện đại vẫn an toàn và có thể chạy ngay sau đó. Thể hiện thành công sức mạnh ở Syria có thể đem lại ưu thế lớn trên thị trường xuất khẩu với dòng tăng này.
Nga là một nhà cung cấp vũ khí lớn của thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực xe tăng. Theo báo RIA Novosti của Nga ngày 17/9/2010 cho biết, từ năm 2006 đến 2009, Nga đã xuất khẩu 482 xe tăng chiến đấu chủ lực mới với trị giá khoảng hơn 1,5 tỷ USD. Vào tháng 4/2014, người phát ngôn của Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới của Nga (TsAMTO) cho biết rằng, vào năm 2017 Nga sẽ là quốc gia xuất khẩu xe tăng đứng đầu thế giới.
Trong năm 2010, TsAMTO của Nga cũng đã dự báo rằng, với các hợp đồng xuất khẩu xe tăng cũng như cả việc cấp phép sản xuất ở nước ngoài trong giai đoạn 2010 đến 2013, Nga sẽ cung cấp cho khách hàng 859 xe tăng với trị giá khoảng 2,75 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, Nga đã xuất khẩu cho Algeria 185 xe tăng T-90, Venezuela 92 xe T-72M1M, Síp 41 xe T-80U/UK và Turkmenistan với 10 xe T-90S. Đồng thời Nga cũng xuất khẩu các xe tăng đã qua sử dụng cho Azerbaijan 62 xe T-72, Uganda 23 xe T-55 hoặc T-72.
Ngoài ra Nga còn nhận được nhiều hợp đồng nâng cấp các xe tăng đã cũ từ nước ngoài như với Algeria, gồm 250 xe T-72, Libya với 145 xe T-72 và Syria 1.000 xe T-72. Theo Giám đốc của TsAMTO cho biết, sở dĩ có sự gia tăng việc mua sắm và nâng cấp các loại xe tăng là vì thực tiễn trong các cuộc xung đột gần đây đã chứng minh tầm quan trọng của các loại xe tăng hiện đại.
Ấn Độ hiện nay là quốc gia mua sắm nhiều nhất các trang thiết bị và xe tăng thiết giáp của Nga. Theo hợp đồng Nga và Ấn Độ đã ký kết trong năm 2001 thì Ấn Độ đã nhận được 310 xe tăng T-90S và hợp đồng cấp phép sản xuất tại Ấn Độ năm 2007 với 347 xe tăng. Ngoài ra trong giai đoạn 2014 đến 2019, Ấn Độ có thể tiếp tục mua 600 xe tăng T-90S.
Ngoài ra, một khách hàng tiềm năng lớn với Nga là Việt Nam có thể sẽ nhập khẩu số lượng lớn xe tăng T-90MS trong vài năm tới. Đã có tin Việt Nam sẽ mua 28 chiếc T-90MS có lẽ nhằm để thử nghiệm đánh giá trước khi đưa ra quyết định mua thêm hay không?
Theo các chuyên gia quân sự, đối thủ chính của xe tăng Nga là Đức và Mỹ. Theo các số liệu thống kê được công bố thì Mỹ chính là quốc gia xuất khẩu xe tăng lớn thứ hai thế giới. Trong giai đoạn từ 2006 đến 2009, Mỹ đã xuất khẩu tổng cộng 209 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams, với tổng trị giá khoảng 1,5 tỷ USD. Giai đoạn năm 2010 đến 2013, tiếp tục xuất khoảng 298 xe tăng mới với trị giá khoảng 3,8 tỷ USD. Mặc dù số lượng xuất khẩu của Mỹ ít hơn, tuy nhiên giá trị xe tăng Mỹ cao hơn xe Nga.
Đức là quốc gia đứng thứ ba với các đơn hàng cấp phép và sản xuất xe tăng Leopard 2 cho Hy Lạp và Tây Ban Nha trong năm 2006-2009. Trong giai đoạn 2010 đến 2013, Đức đã xuất khẩu 122 xe tăng với trị giá khoảng hơn 1,2 tỷ USD.
Kể từ tháng 12/2015, các phương tiện truyền thông thế giới đã cho biết rằng, Nga đã triển khai các xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến nhất T-90 ở Syria. Xe tăng T-90 mới nhất được đưa đến để giúp đỡ quân chính phủ Syria ở phía nam Aleppo. Trong đầu năm 2016 vừa qua, một video được cho là từ phía quân đối lập Syria đã quay lại cảnh họ bắn trúng chiếc xe tăng T-90 của Nga, tuy nhiên chiếc tăng hiện đại vẫn an toàn và có thể chạy ngay sau đó. Thể hiện thành công sức mạnh ở Syria có thể đem lại ưu thế lớn trên thị trường xuất khẩu với dòng tăng này.