Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn phim ghi lại hoạt động chiến đấu của khẩu pháo tự hành 152 mm (ACS) Hyacinth-S trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine và chính khẩu pháo tự hành này, đã tiêu diệt một đơn vị pháo 155 mm M-777, mà Mỹ mới viện trợ cho Ukraine.Hyacinth-S là pháo tự hành 152mm, có nòng dài gấp 52 lần đường kính đạn, được Liên Xô đưa vào biên chế chiến đấu năm 1976 và được sản xuất đến năm 1991 và đã được nâng cấp nhiều lần. Pháo tự hành Hyacinth-S sử dụng tháp pháo hở.Tầm bắn liều nguyên của đạn tiêu chuẩn pháo Hyacinth-S là 30 km và đạn tăng tầm sử dụng động cơ phản lực là 41 km. Ngoài ra, loại pháo tự hành này sử dụng loại đạn dẫn đường Centimet và Krasnopol; giúp tăng đáng kể độ chính xác khi bắn.Pháo xe kéo “siêu nhẹ” M-777, có cỡ nòng 155 mm, được đưa vào biên chế Quân đội Mỹ năm 2005. Pháo M-777 thực chất là thiết kế của Anh, nhưng công đoạn lắp ráp cuối cùng được thực hiện ở Mỹ.Tầm bắn đạn thông thường của pháo M-777 là 25 km; khi bắn đạn tăng tầm sử dụng động cơ phản lực khoảng 40 km. Lựu pháo có hệ thống điều khiển hỏa lực máy tính kỹ thuật số chính xác cao Towed Artillery Digitization, sử dụng tín hiệu vệ tinh GPS và dữ liệu nhận được từ máy bay không người lái, để nhắm mục tiêu.“Ưu điểm của pháo Hyacinth-S là có bánh xích tự hành riêng, cho phép pháo tự hành đạt tốc độ lên tới 60 km/h; trong khi đó pháo M-777 là pháo xe kéo; có thể vận chuyển bằng các loại trực thăng vận tải hạng nặng.Cựu tư lệnh Tập đoàn quân 58 của Quân đội Nga, Trung tướng Anatoly Khrulev, giải thích nguyên tắc của chiến thuật đấu pháo hay còn gọi là chiến đấu phản công pháo binh: “Đặc thù của trận đấu pháo binh, là hai bên không nhìn thấy nhau ở một khoảng cách đáng kể.Điều này xảy ra trong cuộc chiến Nga - Gruzia năm 2008; các khẩu đội pháo của Quân đội Gruzia bắn từ các vị trí thuộc lãnh thổ nước này, mà không tiến vào lãnh thổ Nam Ossetia, tức là các pháo thủ của Nga đã không nhìn thấy.Tuy nhiên, pháo binh Gruzia cũng không quan sát thấy pháo binh Nga bằng mắt thường; nhưng lực lượng trinh sát pháo binh đã đóng vai trò quan sát, bao gồm cả trinh sát âm thanh và trinh sát bằng radar pháo binh.Và chúng tôi đã chiến thắng trong cuộc đấu pháo, bao vây các vị trí pháo binh của Quân đội Gruzia chính xác đến mức, buộc chúng ngừng lộ diện và không còn bắn nữa”; hết lời dẫn.Còn trong tình hình hiện tại, trong cuộc đấu pháo tay đôi giữa Giacintov-S của Nga và pháo M-777 của Mỹ, các phương pháp trinh sát pháo binh mới đã được sử dụng, chủ yếu là phương tiện trinh sát trên không bằng máy bay không người lái (UAV). “Có thể giả định rằng, Quân đội Nga cũng có quyền truy cập vào dữ liệu tình báo không gian truyền từ vệ tinh, tọa độ của các mục tiêu. Đồng thời, phương pháp trinh sát âm thanh cũng được sử dụng;Khi pháo địch khai hỏa, các đài trinh sát âm thanh sẽ thu thập, tính toán để phát hiện ra trận địa pháo binh Ukraine; kết hợp với các phương tiện trinh sát khác như radar hoặc trinh sát bằng khí tài quang học. Đánh giá về kết quả của đấu pháo, lính pháo binh Nga giỏi hơn nhiều về nghệ thuật này”; ông Sergey Belousov nói thêm.Pháo lựu M-777 là loại vũ khí hiện đại, theo các chuyên gia quân sự, bản thân pháo M-777 không quá khó để sử dụng với các pháo thủ; nhưng với chỉ huy từ khẩu đội trưởng trở lên, đó là một công việc khá phức tạp.Để tính toán phần tử bắn, các lực lượng khi phải sử dụng nhiều thiết bị, bao gồm cả UAV, không chỉ có thể quan sát toàn cảnh chiến trường, mà còn số hóa nó đến mức tọa độ chính xác; điều này phải đòi hỏi việc huấn luyện, tính hiệp đồng nhuần nhuyễn và chính xác. Muốn được như vậy, đòi hỏi phải huấn luyện chuyên sâu.Cũng theo phân tích của các chuyên gia quân sự, pháo M-777 cần có các phương tiện di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác để tránh bị phản pháo của đối phương. Lựu pháo M-777 nặng hơn bốn tấn và dài mười mét; khi di chuyển cần ít nhất một xe tải năm tấn, mới có thể di chuyển được. Nếu pháo khi khai hỏa xong, nếu ở nguyên một chỗ trong 10 phút nữa, chắc chắn khẩu đội sẽ bị hỏa lực của đối phương bao trùm. Hiện Quân đội Ukraine không có các loại trực thăng hạng nặng để vận chuyển pháo M-777, mà di chuyển chỉ bằng ô tô kéo, nên rất dễ bị trinh sát trên không của Nga phát hiện.Theo chuyên gia Belousov của Nga cho biết, Ukraine cũng sở hữu một số pháo tự hành Hyacinth-S, được kế thừa từ Quân đội Liên Xô, nhưng Quân đội Ukraine không duy trì số pháo loại này trong biên chế chiến đấu.“Sau năm 1991, Quân đội Ukraine được kế thừa 18 khẩu pháo tự hành Hyacinth-S (bằng 1 tiểu đoàn). Nhưng sau đó, Quân đội Ukraine bắt đầu giảm số lượng pháo gần như ngay lập tức, khi tuyên bố độc lập. Chỉ trong năm đầu tiên, chín lữ đoàn pháo binh, tên lửa và một quân đoàn bộ binh (trong đó có nhiều trung đoàn, lữ đoàn pháo binh) đã bị giải tán.Trong những năm tiếp theo, 17 lữ đoàn và trung đoàn pháo binh khác của Quân đội Ukraine đã bị cắt giảm; số pháo và đạn dư thừa này, được xuất khẩu sang các quốc gia châu Phi, châu Á và nhiều cơ số đạn pháo trong kho đã hết niên hạn sử dụng. Do vậy khi chiến tranh nổ ra, Ukraine phải đi mua hoặc đi xin pháo từ các nước thuộc đồng minh Liên Xô trước kia, hoặc từ phương Tây.Đoạn video về pháo tự hành Hyacinth-S của Nga khai hỏa ở chiến trường Ukraine. Nguồn Gazeta.ru
Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn phim ghi lại hoạt động chiến đấu của khẩu pháo tự hành 152 mm (ACS) Hyacinth-S trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine và chính khẩu pháo tự hành này, đã tiêu diệt một đơn vị pháo 155 mm M-777, mà Mỹ mới viện trợ cho Ukraine.
Hyacinth-S là pháo tự hành 152mm, có nòng dài gấp 52 lần đường kính đạn, được Liên Xô đưa vào biên chế chiến đấu năm 1976 và được sản xuất đến năm 1991 và đã được nâng cấp nhiều lần. Pháo tự hành Hyacinth-S sử dụng tháp pháo hở.
Tầm bắn liều nguyên của đạn tiêu chuẩn pháo Hyacinth-S là 30 km và đạn tăng tầm sử dụng động cơ phản lực là 41 km. Ngoài ra, loại pháo tự hành này sử dụng loại đạn dẫn đường Centimet và Krasnopol; giúp tăng đáng kể độ chính xác khi bắn.
Pháo xe kéo “siêu nhẹ” M-777, có cỡ nòng 155 mm, được đưa vào biên chế Quân đội Mỹ năm 2005. Pháo M-777 thực chất là thiết kế của Anh, nhưng công đoạn lắp ráp cuối cùng được thực hiện ở Mỹ.
Tầm bắn đạn thông thường của pháo M-777 là 25 km; khi bắn đạn tăng tầm sử dụng động cơ phản lực khoảng 40 km. Lựu pháo có hệ thống điều khiển hỏa lực máy tính kỹ thuật số chính xác cao Towed Artillery Digitization, sử dụng tín hiệu vệ tinh GPS và dữ liệu nhận được từ máy bay không người lái, để nhắm mục tiêu.
“Ưu điểm của pháo Hyacinth-S là có bánh xích tự hành riêng, cho phép pháo tự hành đạt tốc độ lên tới 60 km/h; trong khi đó pháo M-777 là pháo xe kéo; có thể vận chuyển bằng các loại trực thăng vận tải hạng nặng.
Cựu tư lệnh Tập đoàn quân 58 của Quân đội Nga, Trung tướng Anatoly Khrulev, giải thích nguyên tắc của chiến thuật đấu pháo hay còn gọi là chiến đấu phản công pháo binh: “Đặc thù của trận đấu pháo binh, là hai bên không nhìn thấy nhau ở một khoảng cách đáng kể.
Điều này xảy ra trong cuộc chiến Nga - Gruzia năm 2008; các khẩu đội pháo của Quân đội Gruzia bắn từ các vị trí thuộc lãnh thổ nước này, mà không tiến vào lãnh thổ Nam Ossetia, tức là các pháo thủ của Nga đã không nhìn thấy.
Tuy nhiên, pháo binh Gruzia cũng không quan sát thấy pháo binh Nga bằng mắt thường; nhưng lực lượng trinh sát pháo binh đã đóng vai trò quan sát, bao gồm cả trinh sát âm thanh và trinh sát bằng radar pháo binh.
Và chúng tôi đã chiến thắng trong cuộc đấu pháo, bao vây các vị trí pháo binh của Quân đội Gruzia chính xác đến mức, buộc chúng ngừng lộ diện và không còn bắn nữa”; hết lời dẫn.
Còn trong tình hình hiện tại, trong cuộc đấu pháo tay đôi giữa Giacintov-S của Nga và pháo M-777 của Mỹ, các phương pháp trinh sát pháo binh mới đã được sử dụng, chủ yếu là phương tiện trinh sát trên không bằng máy bay không người lái (UAV).
“Có thể giả định rằng, Quân đội Nga cũng có quyền truy cập vào dữ liệu tình báo không gian truyền từ vệ tinh, tọa độ của các mục tiêu. Đồng thời, phương pháp trinh sát âm thanh cũng được sử dụng;
Khi pháo địch khai hỏa, các đài trinh sát âm thanh sẽ thu thập, tính toán để phát hiện ra trận địa pháo binh Ukraine; kết hợp với các phương tiện trinh sát khác như radar hoặc trinh sát bằng khí tài quang học. Đánh giá về kết quả của đấu pháo, lính pháo binh Nga giỏi hơn nhiều về nghệ thuật này”; ông Sergey Belousov nói thêm.
Pháo lựu M-777 là loại vũ khí hiện đại, theo các chuyên gia quân sự, bản thân pháo M-777 không quá khó để sử dụng với các pháo thủ; nhưng với chỉ huy từ khẩu đội trưởng trở lên, đó là một công việc khá phức tạp.
Để tính toán phần tử bắn, các lực lượng khi phải sử dụng nhiều thiết bị, bao gồm cả UAV, không chỉ có thể quan sát toàn cảnh chiến trường, mà còn số hóa nó đến mức tọa độ chính xác; điều này phải đòi hỏi việc huấn luyện, tính hiệp đồng nhuần nhuyễn và chính xác. Muốn được như vậy, đòi hỏi phải huấn luyện chuyên sâu.
Cũng theo phân tích của các chuyên gia quân sự, pháo M-777 cần có các phương tiện di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác để tránh bị phản pháo của đối phương. Lựu pháo M-777 nặng hơn bốn tấn và dài mười mét; khi di chuyển cần ít nhất một xe tải năm tấn, mới có thể di chuyển được.
Nếu pháo khi khai hỏa xong, nếu ở nguyên một chỗ trong 10 phút nữa, chắc chắn khẩu đội sẽ bị hỏa lực của đối phương bao trùm. Hiện Quân đội Ukraine không có các loại trực thăng hạng nặng để vận chuyển pháo M-777, mà di chuyển chỉ bằng ô tô kéo, nên rất dễ bị trinh sát trên không của Nga phát hiện.
Theo chuyên gia Belousov của Nga cho biết, Ukraine cũng sở hữu một số pháo tự hành Hyacinth-S, được kế thừa từ Quân đội Liên Xô, nhưng Quân đội Ukraine không duy trì số pháo loại này trong biên chế chiến đấu.
“Sau năm 1991, Quân đội Ukraine được kế thừa 18 khẩu pháo tự hành Hyacinth-S (bằng 1 tiểu đoàn). Nhưng sau đó, Quân đội Ukraine bắt đầu giảm số lượng pháo gần như ngay lập tức, khi tuyên bố độc lập. Chỉ trong năm đầu tiên, chín lữ đoàn pháo binh, tên lửa và một quân đoàn bộ binh (trong đó có nhiều trung đoàn, lữ đoàn pháo binh) đã bị giải tán.
Trong những năm tiếp theo, 17 lữ đoàn và trung đoàn pháo binh khác của Quân đội Ukraine đã bị cắt giảm; số pháo và đạn dư thừa này, được xuất khẩu sang các quốc gia châu Phi, châu Á và nhiều cơ số đạn pháo trong kho đã hết niên hạn sử dụng. Do vậy khi chiến tranh nổ ra, Ukraine phải đi mua hoặc đi xin pháo từ các nước thuộc đồng minh Liên Xô trước kia, hoặc từ phương Tây.
Đoạn video về pháo tự hành Hyacinth-S của Nga khai hỏa ở chiến trường Ukraine. Nguồn Gazeta.ru