Binh lính Australia thuộc Sư đoàn 4 pháo binh đang di chuyển qua "No Man's Land" - Vùng đất không người ám chỉ khu vực tan hoang nằm giữa hai chiến tuyến của hai phe tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: TA.Những người đàn ông quyền lực nhất châu Âu trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất tới từ Na Uy, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hy Lạp,... Chỉ 10 năm sau khi bức ảnh này được chụp, tất cả những công tước, vua, sa hoàng,... trong ảnh đều mất sạch quyền lực hoặc bị ám sát và thay vào đó là hệ thống chính trị quân sự tập trung được thiết lập. Chỉ duy nhất Na Uy, Tây Ban Nha và Đan Mạch giữ được quyền trung lập ở châu Âu. Nguồn ảnh: TA.Vào năm 1914, Đế quốc Áo - Hung là một quốc gia lớn hơn cả Đức, mạnh bậc nhất châu Âu. Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo là Franz Ferrdinand đã bị ám sát cùng vợ mình bởi một nhóm người Serbi. Ảnh: Khoảnh khắc cuối cùng của Thái tử Áo - Hung. Sau khi hai người bước chân lên chiếc xe hơi, quả bom được gài sẵn trong xe đã phát nổ. Nguồn ảnh: TA.Cái chết của Thái tử Franz Ferrdinand đã khiến Áo - Hung cùng toàn bộ đồng minh của quốc gia này ngay lập tức tuyên bố chiến tranh tổng lực chống lại Serbia. Đáp trả lại, toàn bộ đồng minh của Serbia cũng tuyên bố chiến tranh với Áo - Hung và đồng minh của cường quốc này. Chiến tranh Thế giới thứ nhất chính thức bắt đầu. Nguồn ảnh: TA.Kẻ thực hiện vụ ám sát bị bắt giữ bởi cảnh sát và ngay sau đó đã khai ra toàn bộ tội ác của mình dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra. Nguồn ảnh: TA.Ban đầu, Serbia chỉ có Nga chống lưng giống như Áo - Hung được chống lưng bởi Đức. Tuy nhiên mạng lưới đồng minh ngay sau đó đã được kích hoạt, kéo theo Pháp, Anh và Nhật cùng lao vào cuộc chiến chỉ 1 tháng sau khi lời tuyên chiến giứa Áo - Hung và Serbia được đưa ra. Nguồn ảnh: TA.Bỉ ban đầu muốn là một quốc gia trung lập. Tuy nhiên do vị trí địa lý nằm kẹt giữa Pháp và Đức. Bỉ có hai lựa chọn hoặc là cho quân Đức đi qua tự do - hoặc là cho quân Pháp đi qua nước mình một cách tự do. Dù chọn cách nào, Bỉ cũng sẽ trở thành "bãi chiến trường" và Bỉ đã chọn đứng về phía Pháp, chống lại Đức. Nguồn ảnh: TA.Cuộc chiến này được gọi là Đại chiến vì nó là cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất thời bấy giờ với sự có mặt của hàng loạt các loại công nghệ, thiết bị hiện đại bậc nhất thế giới thời bấy giờ kể cả những loại vũ khí vô nhân đạo như vũ khí hoá học - sau này bị coi là tội ác chiến tranh. Nguồn ảnh: TA.Trong khoảng thời gian từ năm 1914 tới cuối năm 1918, có hơn 65 triệu lính tới từ hơn 30 quốc gia trên thế giới được hiện đại hoá khẩn cấp. Trong ảnh là quy trình dập một chiếc mũ sắt của quân đội Đức từ một tấm thép thành hình chiếc mũ sắt. Chính trong cuộc Đại chiến này, sản xuất theo dây chuyền đã được ra đời. Nguồn ảnh: TA.Quân Đức đã hy vọng có một chiến thắng dễ dàng trước người Pháp sau khi họ tấn công và chiếm Bỉ nhanh chóng vào tháng 8/1914. Tuy nhiên người Đức chỉ tới được cách Paris 70km trước khi bị đẩy ngược lại. Chỉ trong tháng đầu tiên của cuộc Đại chiến, khoảng 100.000 lính và dân thường các bên tham gia đã bị thương vong. Nguồn ảnh: TA.Ngày 22/8/1914, Pháp mất 27.000 lính chỉ trong một ngày kèm theo đó là hàng chục nghìn lính khác bị thương. Đây được coi là ngày đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh của Pháp. Sở dũ nhiều binh lính thiệt mạng như vậy là do Pháp sử dụng chiến thuật biển người, lao thẳng vào súng máy quân Đức. Nguồn ảnh: TA.Sau khi Đức bị đẩy ngược ra khỏi ngoại ô Paris, cuộc chiến rơi vào thế giằng co, các bên đào chiến hào cách nhau chỉ vài chục mét, dội bom đạn về phía nhau 24/24 nhưng không thể tấn công và chiếm được chiến hào của đối phương. Cuộc chiến cứ tiếp tục diễn ra như vậy kéo dài cả năm nhưng hai bên chiến tuyến gần như không bị xê dịch. Nguồn ảnh: TA.Một người lính Áo chết giữa chiến trường. Ảnh chụp năm 1915. Nguồn ảnh: TA.Áo - Hung là quốc gia chịu nhiều thiệt hại về nhân mạng nhất trong cuộc chiến này. Ước tính có hơn 1 triệu dân thường và binh lính Áo - Hung đã thiệt mạng trong toàn cuộc chiến, bao gồm chết trên chiến trường, bị hành quyết hàng loạt và chết do dịch sốt xuất huyết tồi tệ nhất trong lịch sử xảy ra vào cuối cuộc thế chiến. Nguồn ảnh: TA.Tàu chiến của Nhật bên ngoài hải phận Trung Quốc năm 1914. Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Nhật đã tham chiến cùng với đồng minh là Anh, tấn công quân Đức trên mặt trận Thái Bình Duong bao gồm cả các thuộc địa của Đức trên Trung Quốc Đại Lục. Nguồn ảnh: TA. Mời độc giả xem Video: Khinh khí cầu được sử dụng như máy bay ném bom hạng nặng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Binh lính Australia thuộc Sư đoàn 4 pháo binh đang di chuyển qua "No Man's Land" - Vùng đất không người ám chỉ khu vực tan hoang nằm giữa hai chiến tuyến của hai phe tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: TA.
Những người đàn ông quyền lực nhất châu Âu trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất tới từ Na Uy, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hy Lạp,... Chỉ 10 năm sau khi bức ảnh này được chụp, tất cả những công tước, vua, sa hoàng,... trong ảnh đều mất sạch quyền lực hoặc bị ám sát và thay vào đó là hệ thống chính trị quân sự tập trung được thiết lập. Chỉ duy nhất Na Uy, Tây Ban Nha và Đan Mạch giữ được quyền trung lập ở châu Âu. Nguồn ảnh: TA.
Vào năm 1914, Đế quốc Áo - Hung là một quốc gia lớn hơn cả Đức, mạnh bậc nhất châu Âu. Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo là Franz Ferrdinand đã bị ám sát cùng vợ mình bởi một nhóm người Serbi. Ảnh: Khoảnh khắc cuối cùng của Thái tử Áo - Hung. Sau khi hai người bước chân lên chiếc xe hơi, quả bom được gài sẵn trong xe đã phát nổ. Nguồn ảnh: TA.
Cái chết của Thái tử Franz Ferrdinand đã khiến Áo - Hung cùng toàn bộ đồng minh của quốc gia này ngay lập tức tuyên bố chiến tranh tổng lực chống lại Serbia. Đáp trả lại, toàn bộ đồng minh của Serbia cũng tuyên bố chiến tranh với Áo - Hung và đồng minh của cường quốc này. Chiến tranh Thế giới thứ nhất chính thức bắt đầu. Nguồn ảnh: TA.
Kẻ thực hiện vụ ám sát bị bắt giữ bởi cảnh sát và ngay sau đó đã khai ra toàn bộ tội ác của mình dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra. Nguồn ảnh: TA.
Ban đầu, Serbia chỉ có Nga chống lưng giống như Áo - Hung được chống lưng bởi Đức. Tuy nhiên mạng lưới đồng minh ngay sau đó đã được kích hoạt, kéo theo Pháp, Anh và Nhật cùng lao vào cuộc chiến chỉ 1 tháng sau khi lời tuyên chiến giứa Áo - Hung và Serbia được đưa ra. Nguồn ảnh: TA.
Bỉ ban đầu muốn là một quốc gia trung lập. Tuy nhiên do vị trí địa lý nằm kẹt giữa Pháp và Đức. Bỉ có hai lựa chọn hoặc là cho quân Đức đi qua tự do - hoặc là cho quân Pháp đi qua nước mình một cách tự do. Dù chọn cách nào, Bỉ cũng sẽ trở thành "bãi chiến trường" và Bỉ đã chọn đứng về phía Pháp, chống lại Đức. Nguồn ảnh: TA.
Cuộc chiến này được gọi là Đại chiến vì nó là cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất thời bấy giờ với sự có mặt của hàng loạt các loại công nghệ, thiết bị hiện đại bậc nhất thế giới thời bấy giờ kể cả những loại vũ khí vô nhân đạo như vũ khí hoá học - sau này bị coi là tội ác chiến tranh. Nguồn ảnh: TA.
Trong khoảng thời gian từ năm 1914 tới cuối năm 1918, có hơn 65 triệu lính tới từ hơn 30 quốc gia trên thế giới được hiện đại hoá khẩn cấp. Trong ảnh là quy trình dập một chiếc mũ sắt của quân đội Đức từ một tấm thép thành hình chiếc mũ sắt. Chính trong cuộc Đại chiến này, sản xuất theo dây chuyền đã được ra đời. Nguồn ảnh: TA.
Quân Đức đã hy vọng có một chiến thắng dễ dàng trước người Pháp sau khi họ tấn công và chiếm Bỉ nhanh chóng vào tháng 8/1914. Tuy nhiên người Đức chỉ tới được cách Paris 70km trước khi bị đẩy ngược lại. Chỉ trong tháng đầu tiên của cuộc Đại chiến, khoảng 100.000 lính và dân thường các bên tham gia đã bị thương vong. Nguồn ảnh: TA.
Ngày 22/8/1914, Pháp mất 27.000 lính chỉ trong một ngày kèm theo đó là hàng chục nghìn lính khác bị thương. Đây được coi là ngày đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh của Pháp. Sở dũ nhiều binh lính thiệt mạng như vậy là do Pháp sử dụng chiến thuật biển người, lao thẳng vào súng máy quân Đức. Nguồn ảnh: TA.
Sau khi Đức bị đẩy ngược ra khỏi ngoại ô Paris, cuộc chiến rơi vào thế giằng co, các bên đào chiến hào cách nhau chỉ vài chục mét, dội bom đạn về phía nhau 24/24 nhưng không thể tấn công và chiếm được chiến hào của đối phương. Cuộc chiến cứ tiếp tục diễn ra như vậy kéo dài cả năm nhưng hai bên chiến tuyến gần như không bị xê dịch. Nguồn ảnh: TA.
Một người lính Áo chết giữa chiến trường. Ảnh chụp năm 1915. Nguồn ảnh: TA.
Áo - Hung là quốc gia chịu nhiều thiệt hại về nhân mạng nhất trong cuộc chiến này. Ước tính có hơn 1 triệu dân thường và binh lính Áo - Hung đã thiệt mạng trong toàn cuộc chiến, bao gồm chết trên chiến trường, bị hành quyết hàng loạt và chết do dịch sốt xuất huyết tồi tệ nhất trong lịch sử xảy ra vào cuối cuộc thế chiến. Nguồn ảnh: TA.
Tàu chiến của Nhật bên ngoài hải phận Trung Quốc năm 1914. Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Nhật đã tham chiến cùng với đồng minh là Anh, tấn công quân Đức trên mặt trận Thái Bình Duong bao gồm cả các thuộc địa của Đức trên Trung Quốc Đại Lục. Nguồn ảnh: TA.
Mời độc giả xem Video: Khinh khí cầu được sử dụng như máy bay ném bom hạng nặng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.