Vào đầu những năm 1990, Thụy Điển đã tiến hành một số cuộc thử nghiệm đánh giá đối với thiết giáp kiểu Liên Xô, đó là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1 và T-80U.Stockholm muốn xem có nên mua một chiến xa mới để thay thế xe tăng không tháp pháo Strv 103 nổi tiếng của mình, cũng như chiếc Strv 121 (tên gọi Thụy Điển đối với xe tăng hạng trung Centurion của Anh, việc sản xuất bắt đầu từ năm 1945) hay không.Vào thời điểm đó, kho vũ khí khổng lồ của khối Hiệp ước Warsaw đã không còn cần thiết nữa, chỉ riêng ở Đông Đức, 10 nghìn đơn vị pháo, xe bọc thép, xe tăng "dư thừa" đã được tích lũy và mua một số trong đó với giá chiết khấu giá có vẻ là ý tưởng tốt.Nhưng trước khi mua sắm thì rõ ràng cần phải thực hiện một quá trình kiểm tra, nhằm đánh giá chi tiết về tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện, đó chính xác là những gì Thụy Điển đã tiến hành.Vào mùa thu năm 1991, Thụy Điển đã mua 5 xe bọc thép chở quân MT-LB và 5 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1 từ Đức để tiến hành thử nghiệm.Trong trường hợp của MT-LB, mọi thứ trở nên đơn giản - Quân đội Thụy Điển thích chất lượng của cỗ xe này và hàng trăm chiếc đã được mua, chúng nhận ký hiệu Pbv 401 và phục vụ cho đến đầu những năm 2010.Nếu nói ngắn gọn về T-72M1, Quân đội Thụy Điển mô tả kết quả của các cuộc thử nghiệm như sau: "Phương tiện này tốt hơn so với danh tiếng của nó ở phương Tây tại thời điểm đó" (tức là vào đầu những năm 1990).Nhưng cỗ chiến xa này chỉ phù hợp cho hình thức tấn công, so với các loại thiết giáp của NATO, nó có công thái học cực kỳ khiêm tốn, vì vậy Stockholm quyết định không mua T-72M1 cho các đơn vị cơ giới của mình.Năm 1992, giới lãnh đạo quân sự và chính trị của Thụy Điển đã quyết định rằng một loại xe tăng mới dành cho các đơn vị thiết giáp của họ sẽ được lựa chọn.Những ứng viên tiềm năng bao gồm Leopard 2 của Đức, M1A2 Abrams của Mỹ và Leclerc của Pháp, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một lựa chọn khác, đó là mua T-80U trực tiếp từ Liên bang Nga, khi nó được nhận xét ưu việt hơn nhiều so với T-72M1.Bộ Quốc phòng Thụy Điển đã nhận xe tăng T-80U để tiến hành thử nghiệm, các bài kiểm tra kéo dài từ tháng 10 năm 1993 cho đến tháng 1 năm 1994.Nếu so sánh ngay với hai loại xe tăng Strv 103 và Strv 121 nói trên thì T-80U của Nga theo giới quân sự Thụy Điển, chiếm ưu thế lớn về tính cơ động và trong suốt 3 tháng thử nghiệm, cỗ máy không hề hỏng hóc.Tuy nhiên xét về mức độ hỏa lực, hóa ra pháo 125 mm của T-80U không mang lại lợi thế ngay cả trước các xe tăng Thụy Điển chỉ mang pháo 105 mm và 76 mm. Ngoài ra T-80U không chiến đấu tốt vào ban đêm do thiếu thiết bị chuyên dụng.Trong bối cảnh đó, vào tháng 1 năm 1994, chính phủ Thụy Điển đã quyết định rằng lựa chọn tốt nhất để trang bị cho các đơn vị cơ giới là thuê những chiếc Leopard 2A4 đã qua sử dụng từ Đức.Quá trình đánh giá cho thấy những cỗ máy này đã thể hiện rõ ràng ưu thế của chúng so với các loại chiến xa của Liên Xô về cả độ tin cậy, mức độ an toàn, hỏa lực và chi phí vận hành.Thất bại của các xe tăng kiểu Liên Xô như T-72M1 hay T-80U trước Leopard 2A4 cho thấy ngay từ 30 năm trước, sự tụt hậu về công nghệ quân sự trước NATO đã được thể hiện khá rõ.
Vào đầu những năm 1990, Thụy Điển đã tiến hành một số cuộc thử nghiệm đánh giá đối với thiết giáp kiểu Liên Xô, đó là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1 và T-80U.
Stockholm muốn xem có nên mua một chiến xa mới để thay thế xe tăng không tháp pháo Strv 103 nổi tiếng của mình, cũng như chiếc Strv 121 (tên gọi Thụy Điển đối với xe tăng hạng trung Centurion của Anh, việc sản xuất bắt đầu từ năm 1945) hay không.
Vào thời điểm đó, kho vũ khí khổng lồ của khối Hiệp ước Warsaw đã không còn cần thiết nữa, chỉ riêng ở Đông Đức, 10 nghìn đơn vị pháo, xe bọc thép, xe tăng "dư thừa" đã được tích lũy và mua một số trong đó với giá chiết khấu giá có vẻ là ý tưởng tốt.
Nhưng trước khi mua sắm thì rõ ràng cần phải thực hiện một quá trình kiểm tra, nhằm đánh giá chi tiết về tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện, đó chính xác là những gì Thụy Điển đã tiến hành.
Vào mùa thu năm 1991, Thụy Điển đã mua 5 xe bọc thép chở quân MT-LB và 5 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1 từ Đức để tiến hành thử nghiệm.
Trong trường hợp của MT-LB, mọi thứ trở nên đơn giản - Quân đội Thụy Điển thích chất lượng của cỗ xe này và hàng trăm chiếc đã được mua, chúng nhận ký hiệu Pbv 401 và phục vụ cho đến đầu những năm 2010.
Nếu nói ngắn gọn về T-72M1, Quân đội Thụy Điển mô tả kết quả của các cuộc thử nghiệm như sau: "Phương tiện này tốt hơn so với danh tiếng của nó ở phương Tây tại thời điểm đó" (tức là vào đầu những năm 1990).
Nhưng cỗ chiến xa này chỉ phù hợp cho hình thức tấn công, so với các loại thiết giáp của NATO, nó có công thái học cực kỳ khiêm tốn, vì vậy Stockholm quyết định không mua T-72M1 cho các đơn vị cơ giới của mình.
Năm 1992, giới lãnh đạo quân sự và chính trị của Thụy Điển đã quyết định rằng một loại xe tăng mới dành cho các đơn vị thiết giáp của họ sẽ được lựa chọn.
Những ứng viên tiềm năng bao gồm Leopard 2 của Đức, M1A2 Abrams của Mỹ và Leclerc của Pháp, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một lựa chọn khác, đó là mua T-80U trực tiếp từ Liên bang Nga, khi nó được nhận xét ưu việt hơn nhiều so với T-72M1.
Bộ Quốc phòng Thụy Điển đã nhận xe tăng T-80U để tiến hành thử nghiệm, các bài kiểm tra kéo dài từ tháng 10 năm 1993 cho đến tháng 1 năm 1994.
Nếu so sánh ngay với hai loại xe tăng Strv 103 và Strv 121 nói trên thì T-80U của Nga theo giới quân sự Thụy Điển, chiếm ưu thế lớn về tính cơ động và trong suốt 3 tháng thử nghiệm, cỗ máy không hề hỏng hóc.
Tuy nhiên xét về mức độ hỏa lực, hóa ra pháo 125 mm của T-80U không mang lại lợi thế ngay cả trước các xe tăng Thụy Điển chỉ mang pháo 105 mm và 76 mm. Ngoài ra T-80U không chiến đấu tốt vào ban đêm do thiếu thiết bị chuyên dụng.
Trong bối cảnh đó, vào tháng 1 năm 1994, chính phủ Thụy Điển đã quyết định rằng lựa chọn tốt nhất để trang bị cho các đơn vị cơ giới là thuê những chiếc Leopard 2A4 đã qua sử dụng từ Đức.
Quá trình đánh giá cho thấy những cỗ máy này đã thể hiện rõ ràng ưu thế của chúng so với các loại chiến xa của Liên Xô về cả độ tin cậy, mức độ an toàn, hỏa lực và chi phí vận hành.
Thất bại của các xe tăng kiểu Liên Xô như T-72M1 hay T-80U trước Leopard 2A4 cho thấy ngay từ 30 năm trước, sự tụt hậu về công nghệ quân sự trước NATO đã được thể hiện khá rõ.