Vào ngày 2/3, Hải quân Mỹ đã trục vớt được từ đáy Biển Đông xác máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đâm vào boong tàu sân bay Mỹ vào tháng 1 vừa qua, Hạm đội 7 của hải quân Mỹ thông báo trong một bản tin hôm thứ Năm ngày 3/3.Thông cáo cho biết, chiếc tiêm kích thế hệ năm F-35C đã lao xuống biển sau khi hạ cánh không thành công trên tàu sân bay USS Carl Vinson, trong khi thực hiện các hoạt động bay thường lệ vào ngày 24/1.Để vớt xác chiếc máy bay từ độ sâu khoảng 3.800m, một đội gồm các thành viên của hải quân Mỹ đã sử dụng một phương tiện điều khiển từ xa có tên CURV-21 để gắn dây nâng và thiết bị chuyên dụng trục vớt máy bay dưới đáy đại dương.Sau khi gắn các giàn và dây nâng, cần trục trên tàu hỗ trợ dùng để trục vớt máy bay hạ xuống đáy biển và kết nối với giàn. Sau khi được gắn vào, nhóm nghiên cứu đã nâng máy bay lên bề mặt đại dương và đưa nó lên tàu để vận chuyển."Máy bay sẽ được chuyển đến một cơ sở quân sự gần đó để hỗ trợ cho cuộc điều tra đang diễn ra và đánh giá khả năng vận chuyển tới Mỹ", thông cáo cho biết.Nhóm nghiên cứu đã mất 37 ngày để trục vớt chiếc máy bay này. Lực lượng tham gia bao gồm các thành viên của đơn vị Đặc nhiệm 75 thuộc Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, đơn vị Giám sát viên cứu hộ và lặn của Bộ Tư lệnh Hàng hải chỉ huy. Các chuyên gia đã sử dụng tàu chuyên dụng hỗ trợ lặn “Picasso" để lấy các mảnh vỡ.Bảy người bị thương, bao gồm cả phi công, người đã phóng ra khỏi máy bay và sáu người khác trên tàu sân bay trong sự cố hồi tháng 1 khi máy bay gặp nạn. Chiếc máy bay chiến đấu trị giá 100 triệu USD và cũng là chiếc mới nhất được biên chế trong hạm đội.Chiếc máy bay đã làm đứt 4 dây cáp hỗ trợ trên boong tàu, dây cáp này thường được sử dụng để móc vào đuôi và giữ máy bay khi chúng hạ cánh. Rất nhiều các mảnh vỡ nằm rải rác dọc theo các đường dẫn của máy phóng trên boong.Phi công của chiếc máy bay gặp sự cố đã được kéo lên khỏi mặt nước. Anh ta được chở đến Manila, Philippines, cùng với hai thủy thủ khác bị thương do tai nạn. Bốn thủy thủ khác bị thương đã được các nhân viên y tế trên tàu Wesson điều trị.Sau vụ tai nạn, hải quân Mỹ cho biết đã lên kế hoạch vớt tất cả các mảnh vỡ của máy bay từ đại dương. Chiến đấu cơ F-35C chứa một số công nghệ tiên tiến nhất hiện nay và các nhà phân tích cho biết Washington không muốn chiếc máy bay rơi vào tay của Bắc Kinh.Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, chiếc máy bay chiến đấu tàng hình của hải quân Mỹ đã bị rơi ở Biển Đông không có lợi ích gì đối với việc phát triển máy bay của Trung Quốc.Video về vụ tai nạn xuất hiện ngay sau khi sự việc xảy ra, cho thấy máy bay bốc cháy khi lao vào sàn đáp của tàu USS Carl Vinson. Không lâu sau vụ tai nạn, các quan chức hải quân cho biết thiệt hại đối với tàu Carl Vinson chỉ là bên ngoài và con tàu đã nhanh chóng nối lại các hoạt động bình thường.Năm thủy thủ, bao gồm một sĩ quan cấp úy sau đó đã bị buộc tội làm rò rỉ đoạn video thứ hai, cho thấy vụ tai nạn thực tế đã được một trong các camera giám sát của con tàu ghi lại. Nguồn ảnh: USnavy.
Vào ngày 2/3, Hải quân Mỹ đã trục vớt được từ đáy Biển Đông xác máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đâm vào boong tàu sân bay Mỹ vào tháng 1 vừa qua, Hạm đội 7 của hải quân Mỹ thông báo trong một bản tin hôm thứ Năm ngày 3/3.
Thông cáo cho biết, chiếc tiêm kích thế hệ năm F-35C đã lao xuống biển sau khi hạ cánh không thành công trên tàu sân bay USS Carl Vinson, trong khi thực hiện các hoạt động bay thường lệ vào ngày 24/1.
Để vớt xác chiếc máy bay từ độ sâu khoảng 3.800m, một đội gồm các thành viên của hải quân Mỹ đã sử dụng một phương tiện điều khiển từ xa có tên CURV-21 để gắn dây nâng và thiết bị chuyên dụng trục vớt máy bay dưới đáy đại dương.
Sau khi gắn các giàn và dây nâng, cần trục trên tàu hỗ trợ dùng để trục vớt máy bay hạ xuống đáy biển và kết nối với giàn. Sau khi được gắn vào, nhóm nghiên cứu đã nâng máy bay lên bề mặt đại dương và đưa nó lên tàu để vận chuyển.
"Máy bay sẽ được chuyển đến một cơ sở quân sự gần đó để hỗ trợ cho cuộc điều tra đang diễn ra và đánh giá khả năng vận chuyển tới Mỹ", thông cáo cho biết.
Nhóm nghiên cứu đã mất 37 ngày để trục vớt chiếc máy bay này. Lực lượng tham gia bao gồm các thành viên của đơn vị Đặc nhiệm 75 thuộc Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, đơn vị Giám sát viên cứu hộ và lặn của Bộ Tư lệnh Hàng hải chỉ huy. Các chuyên gia đã sử dụng tàu chuyên dụng hỗ trợ lặn “Picasso" để lấy các mảnh vỡ.
Bảy người bị thương, bao gồm cả phi công, người đã phóng ra khỏi máy bay và sáu người khác trên tàu sân bay trong sự cố hồi tháng 1 khi máy bay gặp nạn. Chiếc máy bay chiến đấu trị giá 100 triệu USD và cũng là chiếc mới nhất được biên chế trong hạm đội.
Chiếc máy bay đã làm đứt 4 dây cáp hỗ trợ trên boong tàu, dây cáp này thường được sử dụng để móc vào đuôi và giữ máy bay khi chúng hạ cánh. Rất nhiều các mảnh vỡ nằm rải rác dọc theo các đường dẫn của máy phóng trên boong.
Phi công của chiếc máy bay gặp sự cố đã được kéo lên khỏi mặt nước. Anh ta được chở đến Manila, Philippines, cùng với hai thủy thủ khác bị thương do tai nạn. Bốn thủy thủ khác bị thương đã được các nhân viên y tế trên tàu Wesson điều trị.
Sau vụ tai nạn, hải quân Mỹ cho biết đã lên kế hoạch vớt tất cả các mảnh vỡ của máy bay từ đại dương. Chiến đấu cơ F-35C chứa một số công nghệ tiên tiến nhất hiện nay và các nhà phân tích cho biết Washington không muốn chiếc máy bay rơi vào tay của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, chiếc máy bay chiến đấu tàng hình của hải quân Mỹ đã bị rơi ở Biển Đông không có lợi ích gì đối với việc phát triển máy bay của Trung Quốc.
Video về vụ tai nạn xuất hiện ngay sau khi sự việc xảy ra, cho thấy máy bay bốc cháy khi lao vào sàn đáp của tàu USS Carl Vinson. Không lâu sau vụ tai nạn, các quan chức hải quân cho biết thiệt hại đối với tàu Carl Vinson chỉ là bên ngoài và con tàu đã nhanh chóng nối lại các hoạt động bình thường.
Năm thủy thủ, bao gồm một sĩ quan cấp úy sau đó đã bị buộc tội làm rò rỉ đoạn video thứ hai, cho thấy vụ tai nạn thực tế đã được một trong các camera giám sát của con tàu ghi lại. Nguồn ảnh: USnavy.