Theo đó Lầu Năm Góc đã quyết định tạm ngưng hoạt động toàn bộ phi đội tiêm kích tàng hình F-35 của nước này sau vụ tai nạn ở bang Nam Carolina vào tháng trước, khi các điều tra viên của Không quân Mỹ phát hiện lỗi nghiêm trọng trong hệ thống ống dẫn nhiên liệu trên F-35 gặp nạn mà cụ thể ở đây là biến thể F-35B dành cho Thủy quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: Burlington Free Press.Trong tuyên bố được Lầu Năm Góc phát đi cho hay, các hoạt động bay của F-35 tại Mỹ cũng như các đối tác quốc tế của chương trình chiến đấu cơ tàng hình này sẽ tạm thời bị đình chỉ, trong khi nhà thầu chính của chương trình này là Lockheed Martin tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hệ thống ống dẫn nhiên liệu trên mọi chiếc F-35 ở tất cả biến thể đã được xuất xưởng hoặc đang hoạt động. Nguồn ảnh: The Drive.Phía Mỹ cũng nhấn mạnh bất kỳ ống dẫn nhiên liệu nào trên máy bay F-35 bị phát hiện lỗi đều sẽ bị loại bỏ và thay mới hoàn toàn trong tối đa 48 giờ hoặc trong thời gian sớm nhất để chiến đấu cơ này có thể sớm đi vào hoạt động trở lại. Điều này làm phát sinh nghi vấn về chất lượng ống dẫn nhiên liệu đang Lockheed Martin sử dụng trên F-35. Nguồn ảnh: Oxygene Mag.Ngay sau khi Mỹ phát đi thông báo trên, một loạt các quốc gia trên thế giới cũng tuyên bô đình chỉ bay tạm thời phi đội F-35 của mình. Trong số đó có cả Israel, quốc gia sở hữu số F-35 lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ với 12 chiếc thuộc biến thể F-35I dành riêng cho nước này. Nguồn ảnh: The Virginian-Pilot.Động thái trên diễn ra sau vụ tai nạn ngày 28/9 khi lần đầu tiên trong 17 năm hoạt động của mình chiến đấu cơ tàng hình F-35 rơi và bị phá hủy hoàn toàn trong lúc đang tham gia bay huấn luyện. Càng đáng nói hơn là vụ việc này xảy ra chỉ một ngày sau cuộc không kích đầu tiên của F-35 tại Afghanistan, và vài giờ sau khi Lầu Năm Góc công bố trao cho tập đoàn Lockheed Martin hợp đồng chế tạo lô F-35 mới. Nguồn ảnh: DefenceTalk.Trong khi đó từ năm 2015 đã xuất hiện các báo cáo về lỗi ở hệ thống ống dẫn nhiên liệu của F-35, thuộc về lô máy bay được sản xuất trước năm 2015. Và nguyên nhân được xác định là do một trong hai nhà thầu phụ cung cấp các ống dẫn nguyên liệu cho động cơ trên F-35 không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đề ra, thông tin về nhà thầu phụ này cho tới nay vẫn được giữ kín. Nguồn ảnh: Breaking Defense.Và sau ba năm kể từ khi lỗi trên được phát hiện có vẻ như cả Lockheed Martin và Lầu Năm Góc đều không thể khắc phục triệt để sai lầm này, mà kết quả là họ để mất 115 triệu USD cho chiếc F-35B bị phá hủy hoàn toàn trong vụ tai nạn hôm 28/9. Nguồn ảnh: Fortune.Trong suốt 17 năm hoạt động, dù dính vô số tai tiếng về hàng tá lỗi ngớ ngẩn cùng cái giá trên trời, thế nhưng máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ vẫn đắt khách, hàng loạt quốc gia đang xếp hàng mua nườm nượp. Và tính tới thời điểm hiện tại đã có ít nhất 10 quốc gia đã và đang đưa các biến thể của F-35 vào trong biên chế trong không quân của mình. Nguồn ảnh: CNN.com.Ở thời điểm hiện tại đã có hơn 320 chiếc F-35 được xuất xưởng với ít nhất bốn biến thể khác nhau, trong đó Mỹ là quốc gia đang sở hữu số máy bay F-35 nhiều nhất lên đến hơn 280 chiếc, nhưng trớ trêu là chỉ có 142 chiếc trong số đó đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: The Drive.Kể từ chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với nguyên mẫu X-35 vào năm 2000, cho đến nay F-35 Lightning II – chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 này đã ngốn của nước Mỹ hơn 1.500 tỷ USD nhưng tương lai của chiến đấu cơ này vẫn còn là một dấu hỏi lớn đối với Lầu Năm Góc. Nguồn ảnh: ABC News.Mời độc giả xem video: Thủy quân Lục chiến Mỹ lần đầu triển khai F-35B để tấn công mục tiêu phiến quân Taliban ở Afghanistan. (nguồn USMC)
Theo đó Lầu Năm Góc đã quyết định tạm ngưng hoạt động toàn bộ phi đội tiêm kích tàng hình F-35 của nước này sau vụ tai nạn ở bang Nam Carolina vào tháng trước, khi các điều tra viên của Không quân Mỹ phát hiện lỗi nghiêm trọng trong hệ thống ống dẫn nhiên liệu trên F-35 gặp nạn mà cụ thể ở đây là biến thể F-35B dành cho Thủy quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: Burlington Free Press.
Trong tuyên bố được Lầu Năm Góc phát đi cho hay, các hoạt động bay của F-35 tại Mỹ cũng như các đối tác quốc tế của chương trình chiến đấu cơ tàng hình này sẽ tạm thời bị đình chỉ, trong khi nhà thầu chính của chương trình này là Lockheed Martin tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hệ thống ống dẫn nhiên liệu trên mọi chiếc F-35 ở tất cả biến thể đã được xuất xưởng hoặc đang hoạt động. Nguồn ảnh: The Drive.
Phía Mỹ cũng nhấn mạnh bất kỳ ống dẫn nhiên liệu nào trên máy bay F-35 bị phát hiện lỗi đều sẽ bị loại bỏ và thay mới hoàn toàn trong tối đa 48 giờ hoặc trong thời gian sớm nhất để chiến đấu cơ này có thể sớm đi vào hoạt động trở lại. Điều này làm phát sinh nghi vấn về chất lượng ống dẫn nhiên liệu đang Lockheed Martin sử dụng trên F-35. Nguồn ảnh: Oxygene Mag.
Ngay sau khi Mỹ phát đi thông báo trên, một loạt các quốc gia trên thế giới cũng tuyên bô đình chỉ bay tạm thời phi đội F-35 của mình. Trong số đó có cả Israel, quốc gia sở hữu số F-35 lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ với 12 chiếc thuộc biến thể F-35I dành riêng cho nước này. Nguồn ảnh: The Virginian-Pilot.
Động thái trên diễn ra sau vụ tai nạn ngày 28/9 khi lần đầu tiên trong 17 năm hoạt động của mình chiến đấu cơ tàng hình F-35 rơi và bị phá hủy hoàn toàn trong lúc đang tham gia bay huấn luyện. Càng đáng nói hơn là vụ việc này xảy ra chỉ một ngày sau cuộc không kích đầu tiên của F-35 tại Afghanistan, và vài giờ sau khi Lầu Năm Góc công bố trao cho tập đoàn Lockheed Martin hợp đồng chế tạo lô F-35 mới. Nguồn ảnh: DefenceTalk.
Trong khi đó từ năm 2015 đã xuất hiện các báo cáo về lỗi ở hệ thống ống dẫn nhiên liệu của F-35, thuộc về lô máy bay được sản xuất trước năm 2015. Và nguyên nhân được xác định là do một trong hai nhà thầu phụ cung cấp các ống dẫn nguyên liệu cho động cơ trên F-35 không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đề ra, thông tin về nhà thầu phụ này cho tới nay vẫn được giữ kín. Nguồn ảnh: Breaking Defense.
Và sau ba năm kể từ khi lỗi trên được phát hiện có vẻ như cả Lockheed Martin và Lầu Năm Góc đều không thể khắc phục triệt để sai lầm này, mà kết quả là họ để mất 115 triệu USD cho chiếc F-35B bị phá hủy hoàn toàn trong vụ tai nạn hôm 28/9. Nguồn ảnh: Fortune.
Trong suốt 17 năm hoạt động, dù dính vô số tai tiếng về hàng tá lỗi ngớ ngẩn cùng cái giá trên trời, thế nhưng máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ vẫn đắt khách, hàng loạt quốc gia đang xếp hàng mua nườm nượp. Và tính tới thời điểm hiện tại đã có ít nhất 10 quốc gia đã và đang đưa các biến thể của F-35 vào trong biên chế trong không quân của mình. Nguồn ảnh: CNN.com.
Ở thời điểm hiện tại đã có hơn 320 chiếc F-35 được xuất xưởng với ít nhất bốn biến thể khác nhau, trong đó Mỹ là quốc gia đang sở hữu số máy bay F-35 nhiều nhất lên đến hơn 280 chiếc, nhưng trớ trêu là chỉ có 142 chiếc trong số đó đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: The Drive.
Kể từ chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với nguyên mẫu X-35 vào năm 2000, cho đến nay F-35 Lightning II – chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 này đã ngốn của nước Mỹ hơn 1.500 tỷ USD nhưng tương lai của chiến đấu cơ này vẫn còn là một dấu hỏi lớn đối với Lầu Năm Góc. Nguồn ảnh: ABC News.
Mời độc giả xem video: Thủy quân Lục chiến Mỹ lần đầu triển khai F-35B để tấn công mục tiêu phiến quân Taliban ở Afghanistan. (nguồn USMC)