Hiện tại, trực thăng Mi-26 của Nga đang được sử dụng vào những công việc vận tải ở những khu vực mà các loại phương tiện khác như xe tải, tàu thuỷ hay máy bay vận tải cánh bằng thông thường không thể tiếp cận được. Nguồn ảnh: Arms-expo.Có không ít trong số trực thăng Mi-26 mang ký hiệu UN trên thân - nghĩa là trực thăng được Nga cung cấp cho phía Liên Hiệp Quốc để làm các nhiệm vụ mang tính cộng đồng của lực lượng này như cứu hộ cứu nạn, viện trợ,... Nguồn ảnh: Arms-expo.Mi-26 lần đầu tiên cất cánh vào ngày 14/12/1977. Từ năm 1983 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng này bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Tổng cộng tới năm 2015 đã có 316 chiếc trực thăng vận tải Mi-26 được ra đời. Nguồn ảnh: Arms-expo.Loại trực thăng vận tải hạng nặng này có phi hành đoàn lên tới 5 người, trong đó có hai phi công, một dẫn đường, một kỹ sư bay và một kỹ thuật bay. Nguồn ảnh: Arms-expo.Trọng tải tối đa của Mi-26 có thể lên tới 20 tấn hàng hoá được chở bên trong hoặc treo bên ngoài máy bay hoặc 90 lính dù cùng đầy đủ trang thiết bị. Nguồn ảnh: Arms-expo.Trực thăng có chiều dài hơn 40 mét, đường kính cánh quạt rộng 32 mét và được trang bị cánh quạt có tới 6 lá. Nguồn ảnh: Arms-expo.Trọng lượng rỗng của Mi-26 vào khoảng 28,2 tấn; trọng lượng cất cánh vào khoảng 49,6 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa có thể lên tới 56 tấn. Nguồn ảnh: Arms-expo.Trực thăng được trang bị 2 động cơ Lotarev D-136 AI-136. Loại động cơ này cung cấp tổng cộng tới 12.000 sức ngựa cho phép MI-26 bay được với tốc độ 295 km/h và đạt tốc độ hành trình khoảng 255 km/h. Nguồn ảnh: Arms-expo.Tầm hoạt động tối đa của trực thăng Mi-26 vào khoảng 800 km và loại máy bay này có trần bay tối đa khoảng 4.600 mét. Nguồn ảnh: Arms-expo.Hoa tiêu trên chiếc Mi-26 phải thò đầu hẳn ra ngoài cửa để chỉ dẫn cho phi công. Do có kích thước quá lớn, Mi-26 có quá nhiều góc chết. Nguồn ảnh: Arms-expo. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh siêu trực thăng Mi-26 của Nga "vác" máy bay chở khách.
Hiện tại, trực thăng Mi-26 của Nga đang được sử dụng vào những công việc vận tải ở những khu vực mà các loại phương tiện khác như xe tải, tàu thuỷ hay máy bay vận tải cánh bằng thông thường không thể tiếp cận được. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Có không ít trong số trực thăng Mi-26 mang ký hiệu UN trên thân - nghĩa là trực thăng được Nga cung cấp cho phía Liên Hiệp Quốc để làm các nhiệm vụ mang tính cộng đồng của lực lượng này như cứu hộ cứu nạn, viện trợ,... Nguồn ảnh: Arms-expo.
Mi-26 lần đầu tiên cất cánh vào ngày 14/12/1977. Từ năm 1983 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng này bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Tổng cộng tới năm 2015 đã có 316 chiếc trực thăng vận tải Mi-26 được ra đời. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Loại trực thăng vận tải hạng nặng này có phi hành đoàn lên tới 5 người, trong đó có hai phi công, một dẫn đường, một kỹ sư bay và một kỹ thuật bay. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Trọng tải tối đa của Mi-26 có thể lên tới 20 tấn hàng hoá được chở bên trong hoặc treo bên ngoài máy bay hoặc 90 lính dù cùng đầy đủ trang thiết bị. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Trực thăng có chiều dài hơn 40 mét, đường kính cánh quạt rộng 32 mét và được trang bị cánh quạt có tới 6 lá. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Trọng lượng rỗng của Mi-26 vào khoảng 28,2 tấn; trọng lượng cất cánh vào khoảng 49,6 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa có thể lên tới 56 tấn. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Trực thăng được trang bị 2 động cơ Lotarev D-136 AI-136. Loại động cơ này cung cấp tổng cộng tới 12.000 sức ngựa cho phép MI-26 bay được với tốc độ 295 km/h và đạt tốc độ hành trình khoảng 255 km/h. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Tầm hoạt động tối đa của trực thăng Mi-26 vào khoảng 800 km và loại máy bay này có trần bay tối đa khoảng 4.600 mét. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Hoa tiêu trên chiếc Mi-26 phải thò đầu hẳn ra ngoài cửa để chỉ dẫn cho phi công. Do có kích thước quá lớn, Mi-26 có quá nhiều góc chết. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh siêu trực thăng Mi-26 của Nga "vác" máy bay chở khách.