Yakovlev Yak-141 hay còn được biết đến với cái tên Yak-41 (định danh NATO: Freestyle) là mẫu tiêm kích trên hạm có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) và bay được tốc độ siêu âm đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.Sau khi nghiên cứu hơn 50 bản thiết kế, cuối cùng Cục thiết kế Yakovlev đã lựa chọn Yak-141 trở thành mẫu máy bay VTOL tiếp theo cho Hải quân Liên Xô. Tuy nhiên ít ai biết rằng khả năng bay VTOL của Yak-141 chỉ được bổ sung sau khi thiết kế của nó được lựa chọn. Nguồn ảnh: Sina.Ở thời điểm Yak-141 xuất hiện nó là một trong hai mẫu máy bay chiến đấu VTOL có thiết kế thành công nhất của Liên Xô vào thời điểm đó, với chiếc còn lại là Yak-38. Nguồn ảnh: Sina.Hệ thống động cơ hỗ trợ bay VTOL của Yak-141 được bố trí như sau: hai động cơ phản lực nâng được đặt ở 2 bên của buồng lái. 2 động cơ này chỉ đóng góp chức năng của nó khi cất cánh và bay ngang. Động cơ chính được đặt ở trong vùng thân máy bay phía sau, với một vòi phun và một hệ thống đốt nhiên liệu lần 2 có thể xoay được. Nguồn ảnh: Sina.Cả 3 động cơ được điều khiển thông qua một hệ thống kỹ thuật số liên kết với nhau, có khả năng kiểm soát việc khởi động cả 3 động cơ cũng như điều chỉnh lực đẩy của cả 3 động cơ trong khi cất/hạ cánh thẳng đứng hoặc cất/hạ cánh thông thường. Nguồn ảnh: Sina.Để cất cánh và bay lơ lửng, máy bay sẽ phun các luồng khí theo hướng đi xuống tạo góc 90° với mặt đất, cả ba động cơ sẽ cùng thực hiện thao tác này. Để đạt được đủ sức mạnh cho việc cất cánh thẳng đứng, hệ thống động cơ trên sẽ phải thực hiện đốt nhiên liệu tới lần 2. Nguồn ảnh: Sina.Đề án phát triển Yak-141 được bắt đầu vào năm 1975 dựa trên nền tảng của Yak-38. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra vào ngày 9/3/1987, và chuyến bay lơ lửng đầu tiên diễn ra vào ngày 29/12/1989, tức hơn hai năm sau đó. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, số phận lại không mỉm cười với Yak-141 khi vào đầu những năm 1990 đề án phát triển mẫu máy bay này bị dừng lại do ngân sách quân đội bị cắt. Phòng thiết kế Yakovlev đã nỗ lực để làm dự án hồi sinh, kể cả đề nghị một phiên bản tiên tiến được biết đến như Yak-43, nhưng vẫn không tìm được sự quan tâm từ quân đội. Nguồn ảnh: Sina.Và số phận của Yak-141 được định đoạt vào ngày 5/10/1991, trong một chuyến bay thử cất hạ cánh trên một boong tàu tuần dương. Quá trình hạ cánh Yak-141 xảy ra sự cố khi bánh xe của càng đáp phá vỡ một thùng nhiên liệu, gây ra một đám cháy nghiêm trọng. Trong tích tắc phi công của chiếc máy bay lao ra ngoài và may mắn sống sót. Nguồn ảnh: Sina.Kể từ thời điểm đó mọi hy vọng của Yakovlev về Yak-141 bị dập tắt, đề án máy bay VTOL này bị Quân đội Nga hủy bỏ sau đó, và chỉ có bốn nguyên mẫu được chế tạo. Nguồn ảnh: Sina.Có thể nói ở thời điểm đó công nghệ hàng không của Liên Xô khi đó chưa thực sự đủ khả năng để hoàn thiện một mẫu máy bay VTOL phức tạp như Yak-141, cộng với đó là tác động của lịch sử khiến đối thủ nặng ký nhất sau này của F-35B có số phận kết thúc bi thảm trong các viện bảo tàng hàng không.Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Phi cơ Yak-141 hạ cánh thẳng đứng "loạng choạng" và bị cho là thiếu tin cậy.
Yakovlev Yak-141 hay còn được biết đến với cái tên Yak-41 (định danh NATO: Freestyle) là mẫu tiêm kích trên hạm có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) và bay được tốc độ siêu âm đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Sau khi nghiên cứu hơn 50 bản thiết kế, cuối cùng Cục thiết kế Yakovlev đã lựa chọn Yak-141 trở thành mẫu máy bay VTOL tiếp theo cho Hải quân Liên Xô. Tuy nhiên ít ai biết rằng khả năng bay VTOL của Yak-141 chỉ được bổ sung sau khi thiết kế của nó được lựa chọn. Nguồn ảnh: Sina.
Ở thời điểm Yak-141 xuất hiện nó là một trong hai mẫu máy bay chiến đấu VTOL có thiết kế thành công nhất của Liên Xô vào thời điểm đó, với chiếc còn lại là Yak-38. Nguồn ảnh: Sina.
Hệ thống động cơ hỗ trợ bay VTOL của Yak-141 được bố trí như sau: hai động cơ phản lực nâng được đặt ở 2 bên của buồng lái. 2 động cơ này chỉ đóng góp chức năng của nó khi cất cánh và bay ngang. Động cơ chính được đặt ở trong vùng thân máy bay phía sau, với một vòi phun và một hệ thống đốt nhiên liệu lần 2 có thể xoay được. Nguồn ảnh: Sina.
Cả 3 động cơ được điều khiển thông qua một hệ thống kỹ thuật số liên kết với nhau, có khả năng kiểm soát việc khởi động cả 3 động cơ cũng như điều chỉnh lực đẩy của cả 3 động cơ trong khi cất/hạ cánh thẳng đứng hoặc cất/hạ cánh thông thường. Nguồn ảnh: Sina.
Để cất cánh và bay lơ lửng, máy bay sẽ phun các luồng khí theo hướng đi xuống tạo góc 90° với mặt đất, cả ba động cơ sẽ cùng thực hiện thao tác này. Để đạt được đủ sức mạnh cho việc cất cánh thẳng đứng, hệ thống động cơ trên sẽ phải thực hiện đốt nhiên liệu tới lần 2. Nguồn ảnh: Sina.
Đề án phát triển Yak-141 được bắt đầu vào năm 1975 dựa trên nền tảng của Yak-38. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra vào ngày 9/3/1987, và chuyến bay lơ lửng đầu tiên diễn ra vào ngày 29/12/1989, tức hơn hai năm sau đó. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, số phận lại không mỉm cười với Yak-141 khi vào đầu những năm 1990 đề án phát triển mẫu máy bay này bị dừng lại do ngân sách quân đội bị cắt. Phòng thiết kế Yakovlev đã nỗ lực để làm dự án hồi sinh, kể cả đề nghị một phiên bản tiên tiến được biết đến như Yak-43, nhưng vẫn không tìm được sự quan tâm từ quân đội. Nguồn ảnh: Sina.
Và số phận của Yak-141 được định đoạt vào ngày 5/10/1991, trong một chuyến bay thử cất hạ cánh trên một boong tàu tuần dương. Quá trình hạ cánh Yak-141 xảy ra sự cố khi bánh xe của càng đáp phá vỡ một thùng nhiên liệu, gây ra một đám cháy nghiêm trọng. Trong tích tắc phi công của chiếc máy bay lao ra ngoài và may mắn sống sót. Nguồn ảnh: Sina.
Kể từ thời điểm đó mọi hy vọng của Yakovlev về Yak-141 bị dập tắt, đề án máy bay VTOL này bị Quân đội Nga hủy bỏ sau đó, và chỉ có bốn nguyên mẫu được chế tạo. Nguồn ảnh: Sina.
Có thể nói ở thời điểm đó công nghệ hàng không của Liên Xô khi đó chưa thực sự đủ khả năng để hoàn thiện một mẫu máy bay VTOL phức tạp như Yak-141, cộng với đó là tác động của lịch sử khiến đối thủ nặng ký nhất sau này của F-35B có số phận kết thúc bi thảm trong các viện bảo tàng hàng không.Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Phi cơ Yak-141 hạ cánh thẳng đứng "loạng choạng" và bị cho là thiếu tin cậy.