Vào thứ hai, ngày 23/8, tại quận Narimanov của vùng Astrakhan, một máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-29 của Không quân Nga đã bốc cháy khi đang được sửa chữa theo lịch trình tại một đơn vị quân đội.Sau khi gặp phải sự cố, chiếc tiêm kích đã bị thiêu rụi hoàn toàn và không thể phục hồi, rất may là không có thương vong về người. Sự việc trên đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm lớn từ báo chí Nga cũng như quốc tế.Vụ việc trên tiếp nối chuỗi tai nạn hàng không tháng 8. Năm ngày trước cũng tại vùng Astrakhan, trên khu vực của thao trường Ashuluk, một chiếc tiêm kích MiG-29SMT đã bị rơi trong chuyến bay huấn luyện theo kế hoạch khi không mang theo đạn dược.Phi công đã thiệt mạng. Lý do của thảm họa được gọi là điều kiện khí tượng bất lợi có thể phát sinh do gần Biển Caspian và dãy núi Dagestan, nhưng tuyên bố trên gây ra khá nhiều tranh cãi.Cần nói thêm trước đó Không quân Nga đã mất 1 vận tải cơ hạng nhẹ Il-112V khi nó thực hiện chuyến bay đến Triển lãm quân sự quốc tế Army 2021 khiến 3 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.Còn trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, thủy phi cơ Be-200 được nước chủ nhà thuê để làm công tác chữa cháy rừng cũng bị phá hủy vì đâm vào núi do phi công bị cột khói mù mịt che kín tầm nhìn, 5 người Nga cùng 3 người Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng."May mắn" nhất là vụ rơi tiêm kích đa năng hạng nặng Su-35S diễn ra vào ngay đầu tháng, khi đó máy bay được cho là đang theo dõi oanh tạc cơ chiến lược B-52 của Mỹ, phi công kịp nhảy dù và được đội cứu nạn tìm thấy.Phi công được vinh danh của Nga - ông Yuri Sytnik đã đưa ra quan điểm của mình về lý do tại sao các sự cố xảy ra với máy bay Nga gần đây trở nên thường xuyên hơn một cách cực kỳ đáng ngờ.Trong cuộc trò chuyện với các nhà báo, vị chuyên gia hàng không lưu ý rằng những phi công không phải chịu trách nhiệm cho những vụ tai nạn nói trên, mà đối tượng chính là các nhà quản lý hay đơn vị thiết kế."Các vụ việc cho thấy một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong ngành hàng không. Hơn nữa, không chỉ trong quân đội mà cả dân sự lẫn giao thông vận tải", ông Sytnik nhấn mạnh.Phi công danh dự của Nga nói thêm, hiện nay ở Nga không có hệ thống đào tạo phi công chất lượng cao, không có sự liên tục trong việc chuyển giao kinh nghiệm. Nhân viên chỉ huy và kiểm soát bay không muốn chịu trách nhiệm đào tạo vì họ sợ mất việc.Chuyên gia Sytnik nói thêm rằng ở nhiều quốc gia khác, những người không đủ năng lực như vậy sẽ không được phép đến gần quá trình đào tạo học viên bay.Nhưng trên hết, việc mất tới 5 máy bay chiến đấu hiện đại chỉ trong vòng chưa tới 1 tháng là đòn giáng mạnh vào triển vọng xuất khẩu của Nga bởi chắc chắn đối tác sẽ đặt câu hỏi liên quan đến chất lượng phương tiện.Nga sẽ phải có động thái nhằm lấy lại uy tín của mình trên thị trường vũ khí thế giới, đặc biệt khi họ đang phải chịu sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn từ Mỹ, châu Âu và cả Trung Quốc.
Vào thứ hai, ngày 23/8, tại quận Narimanov của vùng Astrakhan, một máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-29 của Không quân Nga đã bốc cháy khi đang được sửa chữa theo lịch trình tại một đơn vị quân đội.
Sau khi gặp phải sự cố, chiếc tiêm kích đã bị thiêu rụi hoàn toàn và không thể phục hồi, rất may là không có thương vong về người. Sự việc trên đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm lớn từ báo chí Nga cũng như quốc tế.
Vụ việc trên tiếp nối chuỗi tai nạn hàng không tháng 8. Năm ngày trước cũng tại vùng Astrakhan, trên khu vực của thao trường Ashuluk, một chiếc tiêm kích MiG-29SMT đã bị rơi trong chuyến bay huấn luyện theo kế hoạch khi không mang theo đạn dược.
Phi công đã thiệt mạng. Lý do của thảm họa được gọi là điều kiện khí tượng bất lợi có thể phát sinh do gần Biển Caspian và dãy núi Dagestan, nhưng tuyên bố trên gây ra khá nhiều tranh cãi.
Cần nói thêm trước đó Không quân Nga đã mất 1 vận tải cơ hạng nhẹ Il-112V khi nó thực hiện chuyến bay đến Triển lãm quân sự quốc tế Army 2021 khiến 3 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Còn trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, thủy phi cơ Be-200 được nước chủ nhà thuê để làm công tác chữa cháy rừng cũng bị phá hủy vì đâm vào núi do phi công bị cột khói mù mịt che kín tầm nhìn, 5 người Nga cùng 3 người Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng.
"May mắn" nhất là vụ rơi tiêm kích đa năng hạng nặng Su-35S diễn ra vào ngay đầu tháng, khi đó máy bay được cho là đang theo dõi oanh tạc cơ chiến lược B-52 của Mỹ, phi công kịp nhảy dù và được đội cứu nạn tìm thấy.
Phi công được vinh danh của Nga - ông Yuri Sytnik đã đưa ra quan điểm của mình về lý do tại sao các sự cố xảy ra với máy bay Nga gần đây trở nên thường xuyên hơn một cách cực kỳ đáng ngờ.
Trong cuộc trò chuyện với các nhà báo, vị chuyên gia hàng không lưu ý rằng những phi công không phải chịu trách nhiệm cho những vụ tai nạn nói trên, mà đối tượng chính là các nhà quản lý hay đơn vị thiết kế.
"Các vụ việc cho thấy một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong ngành hàng không. Hơn nữa, không chỉ trong quân đội mà cả dân sự lẫn giao thông vận tải", ông Sytnik nhấn mạnh.
Phi công danh dự của Nga nói thêm, hiện nay ở Nga không có hệ thống đào tạo phi công chất lượng cao, không có sự liên tục trong việc chuyển giao kinh nghiệm. Nhân viên chỉ huy và kiểm soát bay không muốn chịu trách nhiệm đào tạo vì họ sợ mất việc.
Chuyên gia Sytnik nói thêm rằng ở nhiều quốc gia khác, những người không đủ năng lực như vậy sẽ không được phép đến gần quá trình đào tạo học viên bay.
Nhưng trên hết, việc mất tới 5 máy bay chiến đấu hiện đại chỉ trong vòng chưa tới 1 tháng là đòn giáng mạnh vào triển vọng xuất khẩu của Nga bởi chắc chắn đối tác sẽ đặt câu hỏi liên quan đến chất lượng phương tiện.
Nga sẽ phải có động thái nhằm lấy lại uy tín của mình trên thị trường vũ khí thế giới, đặc biệt khi họ đang phải chịu sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn từ Mỹ, châu Âu và cả Trung Quốc.