Trong số các loại xe tăng được triển khai trong cuộc chiến tranh Việt Nam, M551 Sheridan được đánh giá là cỗ tăng có hỏa lực mạnh nhất và tiên tiến nhất. Khác với hầu hết các xe tăng M48 Patton hay T-54, T-59, M551 Sheridan được trang bị khẩu pháo cỡ nòng lớn đến 152mm, bắn được tên lửa chống tăng qua nòng – vũ khí tiên tiến thời bấy giờ. Tuy nhiên, dù được đặt nhiều niềm tin, thế nhưng khi được triển khai tới Việt Nam, xe tăng M551 Sheridan đã bộc lộ vô số nhược điểm khiến nó nhanh chóng mất giá trị và bị Quân đội Mỹ “vứt vào thùng rác” không lâu sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Nguồn ảnh: WikipediaNăm 1967, xe tăng hạng nhẹ thế hệ mới nhất của công nghiệp quốc phòng Mỹ - M551 Sheridan đo hãng General Motors thiết kế, sản xuất đã chính thức chấp nhận trang bị trong Lục quân Mỹ. Thế nhưng, ngay từ năm 1966, Tướng Westmoreland đã tham vọng sử dụng M551 Sheridan ở Việt Nam - nơi mà Quân đội Mỹ hùng mạnh đang dần cảm thấy bị sa lầy. Họ, với ưu thế cường quốc quân sự, vượt trội về mọi mặt đã không thể sớm kết thúc cuộc chiến theo ý mình. Tuy nhiên, do thiếu đạn "ưu tú" cho khẩu đại bác 152mm trên Sheridan đã khiến cho kế hoạch triển khai M551 bị chậm trễ, ngoài ra, có sự tranh cãi trong hàng ngũ Quân đội Mỹ về việc đưa mẫu tăng này sang Việt Nam. Nguồn ảnh: WikipediaTháng 1/1969, những chiếc Sheridan đầu tiên được Quân đội Mỹ đem tới Việt Nam. Tính tới cuối năm 1970, hơn 200 chiếc Sheridan đã có mặt ở Việt Nam. Lúc này, xe tăng của QĐND Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện ở chiến trường miền Nam Việt Nam. Người Mỹ khi đó chắc hẳn sẽ vô cùng phấn khích nếu sử dụng Sheridan hạ một vài chiếc xe tăng do Liên Xô chế tạo. Thế nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra, M551 Sheridan nhanh chóng bộc lộ nhược điểm khiến nó chịu vô số lời chỉ trích. Nguồn ảnh: WikipediaĐầu tiên là vỏ giáp quá mỏng - toàn thân xe M551 Sheridan được chế tạo bằng hợp kim nhôm, riêng tháp pháo làm bằng thép hàn kín. Giáp trước xe có khả năng chống đạn xuyên giáp 20mm, toàn thân xe có khả năng chống đạn cỡ 14,5mm. Lớp giáp này là không đủ để đối phó với các loại súng phóng lựu chống tăng B40, B41 hay là mìn chống tăng. Nguồn ảnh: Military-TodayNgày 15/2/1969, chỉ một tháng sau khi Sheridan tới Việt Nam, một chiếc M551 bị trúng một quả mìn khiến vỡ thân xe, kích nổ những viên đạn pháo 152mm khiến chiếc tăng bị phá hủy hoàn toàn. Cuối năm 1969, 9 chiếc Sheridan tiến vào một con sông gần vĩ tuyến 17, 3 chiếc bị trúng mìn và hư hỏng hoàn toàn. Tháng 3/1971, 5 chiếc Sheridan bị mất chỉ trong một ngày vì súng chống tăng B41. Nguồn ảnh: corbisKhông chỉ gặp vấn đề về vỏ giáp quá mỏng manh, độ tin cậy của động cơ, của vũ khí trên Sheridan rất tồi. 74 chiếc Sheridan gửi tới Việt Nam tháng 2/1969, tới tháng 5 người ta phát hiện ra 16 lỗi cơ học nghiêm trọng, 41 lần bắn không thành công (pháo 152mm M81), lỗi 140 quả đạn và 25 lần cháy động cơ. Tháp pháo phát hiện 125 lỗi hệ thống điện, không gian bên trong hạn chế khiến các binh sĩ phải vứt đạn súng máy bên ngoài gây nguy hiểm trong chiến đấu. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, khẩu pháo M81 152mm trong quá trình sử dụng cũng bị phát hiện có những vết nứt ở khóa nòng sau khi bắn lặp đi lặp lại. Sau đó, người ta đã thay thế bằng khẩu M81E1 nhưng lại bị chỉ trích khi bắn làm xe bị giật mạnh. Pháo cỡ lớn trong khi xe nhỏ khiến khả năng dự trữ đạn dược hạn chế - chỉ có 20 viên đạn pháo và 8 quả tên lửa – quá ít so với xe tăng Patton. Bên cạnh đó, tốc độ bắn của Sheridan rất chậm, chỉ khoảng 2-3/viên phút. Nguồn ảnh: WikipediaNhìn chung, trong suốt thời gian triển khai ở Việt Nam, siêu tăng bắn tên lửa M551 Sheriddan đã không để lại bất kỳ dấu ấn nào. Sở hữu hỏa lực mạnh, tính cơ động cao, nhưng những điểm yếu hệ thống bảo vệ cũng như độ tin cậy toàn hệ thống đã khiến M551 Sheridan “chưa đánh đã thua”, từ năm 1972 hầu hết các xe Sheridan được rút khỏi Việt Nam, không một chiếc nào được chuyển cho VNCH. Năm 1978, chúng bị Lục quân Mỹ nhanh chóng cho nghỉ hưu sau 12 năm sử dụng – quá ngắn với một chiếc xe tăng tối tân. Chỉ có một số ít được Sư đoàn dù 82 sử dụng tới tận năm 1996. Nguồn ảnh: WikipediaM551 có trọng lượng chỉ khoảng 15 tấn, chiều dài 6,3m, rộng 2,82m, cao 2,27m. Nhờ kích cỡ nhỏ, nó có thể dễ dàng chuyên chở trên máy bay C-130 và triển khai tới mọi nơi bằng dù. Kíp điều khiển M551 Sheridan gồm 4 người: trưởng xe, lái xe, pháo thủ, nạp đạn. Nguồn ảnh: WikipediaĐiểm nhấn đặc biệt nhất khi nói tới Sheridan là khẩu pháo cỡ nòng “khủng” mà nó trang bị - M81 152mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Dù trong phân loại không nói rõ ràng nhiệm vụ chính của Sheridan nhưng rõ ràng với trang bị này, đây là mẫu tăng được thiết kế nghiêng về vai trò diệt tăng. Nguồn ảnh: WikipediaLoại đạn chống tăng được trang bị cho M551 Sheridan là MGM-51 Shillelagh được thiết kế để tấn công xe tăng - thiết giáp ở tầm bắn 2.000m (biến thể A) và 3.000m (biến thể B/C), lắp đầu nổ đơn khối thuốc nổ mạnh nặng 6,8kg có thể xuyên giáp dày 150mm ở góc chạm 60 độ. Tuy có sức công phá mạnh nhưng sơ tốc thấp nên MGM-51 không hiệu quả trong chống mục tiêu tầm xa. Nguồn ảnh: WikipediaM551 có thể chở tối đa 9 quả đạn MGM-51 và 20 đạn pháo cỡ 152mm (đạn nổ mạnh, đạn nổ phá mảnh...) có thể dùng để chi viện hỏa lực bộ binh. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài pháo M81 152mm, Sheridan còn trang bị một súng máy 7,62mm (3.000 viên đạn) và đại liên 12,7mm (1.000 viên đạn). Nguồn ảnh: WikipediaXe được trang bị động cơ diesel 300 mã lực cho phép phi với tốc độ 70km/h trên đường hoặc 5,8km/h trên mặt nước. Nguồn ảnh: Military-Today
Trong số các loại xe tăng được triển khai trong cuộc chiến tranh Việt Nam, M551 Sheridan được đánh giá là cỗ tăng có hỏa lực mạnh nhất và tiên tiến nhất. Khác với hầu hết các xe tăng M48 Patton hay T-54, T-59, M551 Sheridan được trang bị khẩu pháo cỡ nòng lớn đến 152mm, bắn được tên lửa chống tăng qua nòng – vũ khí tiên tiến thời bấy giờ. Tuy nhiên, dù được đặt nhiều niềm tin, thế nhưng khi được triển khai tới Việt Nam, xe tăng M551 Sheridan đã bộc lộ vô số nhược điểm khiến nó nhanh chóng mất giá trị và bị Quân đội Mỹ “vứt vào thùng rác” không lâu sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Nguồn ảnh: Wikipedia
Năm 1967, xe tăng hạng nhẹ thế hệ mới nhất của công nghiệp quốc phòng Mỹ - M551 Sheridan đo hãng General Motors thiết kế, sản xuất đã chính thức chấp nhận trang bị trong Lục quân Mỹ. Thế nhưng, ngay từ năm 1966, Tướng Westmoreland đã tham vọng sử dụng M551 Sheridan ở Việt Nam - nơi mà Quân đội Mỹ hùng mạnh đang dần cảm thấy bị sa lầy. Họ, với ưu thế cường quốc quân sự, vượt trội về mọi mặt đã không thể sớm kết thúc cuộc chiến theo ý mình. Tuy nhiên, do thiếu đạn "ưu tú" cho khẩu đại bác 152mm trên Sheridan đã khiến cho kế hoạch triển khai M551 bị chậm trễ, ngoài ra, có sự tranh cãi trong hàng ngũ Quân đội Mỹ về việc đưa mẫu tăng này sang Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tháng 1/1969, những chiếc Sheridan đầu tiên được Quân đội Mỹ đem tới Việt Nam. Tính tới cuối năm 1970, hơn 200 chiếc Sheridan đã có mặt ở Việt Nam. Lúc này, xe tăng của QĐND Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện ở chiến trường miền Nam Việt Nam. Người Mỹ khi đó chắc hẳn sẽ vô cùng phấn khích nếu sử dụng Sheridan hạ một vài chiếc xe tăng do Liên Xô chế tạo. Thế nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra, M551 Sheridan nhanh chóng bộc lộ nhược điểm khiến nó chịu vô số lời chỉ trích. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đầu tiên là vỏ giáp quá mỏng - toàn thân xe M551 Sheridan được chế tạo bằng hợp kim nhôm, riêng tháp pháo làm bằng thép hàn kín. Giáp trước xe có khả năng chống đạn xuyên giáp 20mm, toàn thân xe có khả năng chống đạn cỡ 14,5mm. Lớp giáp này là không đủ để đối phó với các loại súng phóng lựu chống tăng B40, B41 hay là mìn chống tăng. Nguồn ảnh: Military-Today
Ngày 15/2/1969, chỉ một tháng sau khi Sheridan tới Việt Nam, một chiếc M551 bị trúng một quả mìn khiến vỡ thân xe, kích nổ những viên đạn pháo 152mm khiến chiếc tăng bị phá hủy hoàn toàn. Cuối năm 1969, 9 chiếc Sheridan tiến vào một con sông gần vĩ tuyến 17, 3 chiếc bị trúng mìn và hư hỏng hoàn toàn. Tháng 3/1971, 5 chiếc Sheridan bị mất chỉ trong một ngày vì súng chống tăng B41. Nguồn ảnh: corbis
Không chỉ gặp vấn đề về vỏ giáp quá mỏng manh, độ tin cậy của động cơ, của vũ khí trên Sheridan rất tồi. 74 chiếc Sheridan gửi tới Việt Nam tháng 2/1969, tới tháng 5 người ta phát hiện ra 16 lỗi cơ học nghiêm trọng, 41 lần bắn không thành công (pháo 152mm M81), lỗi 140 quả đạn và 25 lần cháy động cơ. Tháp pháo phát hiện 125 lỗi hệ thống điện, không gian bên trong hạn chế khiến các binh sĩ phải vứt đạn súng máy bên ngoài gây nguy hiểm trong chiến đấu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, khẩu pháo M81 152mm trong quá trình sử dụng cũng bị phát hiện có những vết nứt ở khóa nòng sau khi bắn lặp đi lặp lại. Sau đó, người ta đã thay thế bằng khẩu M81E1 nhưng lại bị chỉ trích khi bắn làm xe bị giật mạnh. Pháo cỡ lớn trong khi xe nhỏ khiến khả năng dự trữ đạn dược hạn chế - chỉ có 20 viên đạn pháo và 8 quả tên lửa – quá ít so với xe tăng Patton. Bên cạnh đó, tốc độ bắn của Sheridan rất chậm, chỉ khoảng 2-3/viên phút. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nhìn chung, trong suốt thời gian triển khai ở Việt Nam, siêu tăng bắn tên lửa M551 Sheriddan đã không để lại bất kỳ dấu ấn nào. Sở hữu hỏa lực mạnh, tính cơ động cao, nhưng những điểm yếu hệ thống bảo vệ cũng như độ tin cậy toàn hệ thống đã khiến M551 Sheridan “chưa đánh đã thua”, từ năm 1972 hầu hết các xe Sheridan được rút khỏi Việt Nam, không một chiếc nào được chuyển cho VNCH. Năm 1978, chúng bị Lục quân Mỹ nhanh chóng cho nghỉ hưu sau 12 năm sử dụng – quá ngắn với một chiếc xe tăng tối tân. Chỉ có một số ít được Sư đoàn dù 82 sử dụng tới tận năm 1996. Nguồn ảnh: Wikipedia
M551 có trọng lượng chỉ khoảng 15 tấn, chiều dài 6,3m, rộng 2,82m, cao 2,27m. Nhờ kích cỡ nhỏ, nó có thể dễ dàng chuyên chở trên máy bay C-130 và triển khai tới mọi nơi bằng dù. Kíp điều khiển M551 Sheridan gồm 4 người: trưởng xe, lái xe, pháo thủ, nạp đạn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Điểm nhấn đặc biệt nhất khi nói tới Sheridan là khẩu pháo cỡ nòng “khủng” mà nó trang bị - M81 152mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Dù trong phân loại không nói rõ ràng nhiệm vụ chính của Sheridan nhưng rõ ràng với trang bị này, đây là mẫu tăng được thiết kế nghiêng về vai trò diệt tăng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Loại đạn chống tăng được trang bị cho M551 Sheridan là MGM-51 Shillelagh được thiết kế để tấn công xe tăng - thiết giáp ở tầm bắn 2.000m (biến thể A) và 3.000m (biến thể B/C), lắp đầu nổ đơn khối thuốc nổ mạnh nặng 6,8kg có thể xuyên giáp dày 150mm ở góc chạm 60 độ. Tuy có sức công phá mạnh nhưng sơ tốc thấp nên MGM-51 không hiệu quả trong chống mục tiêu tầm xa. Nguồn ảnh: Wikipedia
M551 có thể chở tối đa 9 quả đạn MGM-51 và 20 đạn pháo cỡ 152mm (đạn nổ mạnh, đạn nổ phá mảnh...) có thể dùng để chi viện hỏa lực bộ binh. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài pháo M81 152mm, Sheridan còn trang bị một súng máy 7,62mm (3.000 viên đạn) và đại liên 12,7mm (1.000 viên đạn). Nguồn ảnh: Wikipedia
Xe được trang bị động cơ diesel 300 mã lực cho phép phi với tốc độ 70km/h trên đường hoặc 5,8km/h trên mặt nước. Nguồn ảnh: Military-Today