Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Đế quốc Mỹ triển khai số lượng vũ khí tối tân cực lớn vừa là nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh phi nghĩa của họ, vừa là để thử nghiệm vũ khí. Trong số đó, có một vũ khí khá kỳ lạ, nếu không muốn nói là lạ thường ở thời điểm bấy giờ - pháo chống tăng M56 Scorpion.M56 Scorpion do công ty Cadillac Motor Car - bộ phận của Tập đoàn General Motor sản xuất từ năm 1953 cho lực lượng lính dù Mỹ. Điểm lạ thường trên M56 Scorpion chính là việc nó không có giáp bảo vệ, hay nói một cách hài hước là “giáp giấy” (ám chỉ mỏng như giấy, bắn đâu cũng thủng). Điều này là khá kỳ lạ ở thời điểm bấy giờ khi mà vũ khí chống xe bọc thép đã rất phát triển. Nếu như Scorpion là khẩu pháo kéo thì đó là chuyện bình thường nhưng nó là khẩu pháo tự hành thì giáp bảo vệ là điều cần thiết để bảo vệ kíp pháo thủ.Việc không thiết kế giáp cho M56 Scorpion có thể là giải pháp của Cadillac Motor để giảm trọng lượng tổng thể của khẩu pháo xuống 7,1 tấn giúp việc không vận bằng trực thăng, máy bay dễ dàng hơn. Dẫu vậy, với vai trò là khẩu pháo chống tăng sẽ phải đối đầu với xe tăng trên tuyến đầu đối phương thì việc không có giáp là điểm yếu lớn đối với Scorpion. Nó có chiều dài 4,55m, rộng 2,57m, cao 2m.Kíp lái pháo M56 gồm 4 người: Trưởng xe, pháo thủ, nạp đạn viên và lái xe. Ảnh vị trí ngồi của lái xe với vô lăng bán nguyệt.Phía trước vị trí đặt pháo được thiết kế một tấm thép mỏng khó mà bảo vệ được pháo thủ phía sau.Pháo chống tăng M56 Scorpion được trang bị khẩu pháo M54 cỡ 90mm được phát triển trên cơ sở từ khẩu 90mm M3 trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nếu dùng đạn xuyên giáp vật liệu phức hợp cứng APCR thì có khả năng chọc thủng giáp dày tới 275mm. Nghĩa là M56 Scorpion đủ khả năng để vô hiệu hóa các loại tăng Liên Xô viện trợ cho Việt Nam như T-34-85, T-54, PT-76.Phía bên phải pháo là vị trí ngồi của pháo thủ được tích hợp kích ngắm.Cận cảnh bộ phận nạp đạn pháo.Loa giảm giật đầu nòng.Cơ số đạn gồm 20 viên 90mm đạn nổ mạnh hoặc đạn xuyên giáp AP, APCR đặt ở khoang đuôi mà không có bất kỳ sự che chắn nào. Rõ ràng, M56 Scorpion có thiết kế rất mỏng manh, khó sống sót cao trên chiến trường.Cỗ pháo được trang bị động cơ xăng 200 mã lực cho tốc độ 45km/h, tầm hoạt động 230km với lượng nhiên liệu 210 lít xăng.Trong Chiến tranh Việt Nam, M56 Scorpion chỉ được triển khai ở Lữ đoàn không vận 173, sử dụng chủ yếu cho nhiệm vụ như một cỗ pháo, chi viện hỏa lực trực tiếp thay vì làm nhiệm vụ chống tăng. Thực tế thời kỳ mà M56 triển khai, QĐND Việt Nam chưa sử dụng xe tăng trong các chiến dịch nên cỗ pháo này không có cơ hội nào để thử nghiệm sức mạnh. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng với việc không có giáp thì pháo chống tăng M56 Scorpion “khó sống” trước hỏa lực mạnh mẽ từ quân giải phóng miền Nam. Chính vì thế, chúng chủ yếu làm nhiệm vụ như pháo binh mặt đất bắn chi viện.Cuối những năm 1960, M56 được rút khỏi Việt Nam nhường chỗ cho xe tăng hạng nhẹ M551 Sheridan "có giáp bảo vệ". Hiện nay, người ta chỉ có thể tìm thấy M56 Scorpion ở các bảo tàng quân sự Mỹ.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Đế quốc Mỹ triển khai số lượng vũ khí tối tân cực lớn vừa là nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh phi nghĩa của họ, vừa là để thử nghiệm vũ khí. Trong số đó, có một vũ khí khá kỳ lạ, nếu không muốn nói là lạ thường ở thời điểm bấy giờ - pháo chống tăng M56 Scorpion.
M56 Scorpion do công ty Cadillac Motor Car - bộ phận của Tập đoàn General Motor sản xuất từ năm 1953 cho lực lượng lính dù Mỹ. Điểm lạ thường trên M56 Scorpion chính là việc nó không có giáp bảo vệ, hay nói một cách hài hước là “giáp giấy” (ám chỉ mỏng như giấy, bắn đâu cũng thủng). Điều này là khá kỳ lạ ở thời điểm bấy giờ khi mà vũ khí chống xe bọc thép đã rất phát triển. Nếu như Scorpion là khẩu pháo kéo thì đó là chuyện bình thường nhưng nó là khẩu pháo tự hành thì giáp bảo vệ là điều cần thiết để bảo vệ kíp pháo thủ.
Việc không thiết kế giáp cho M56 Scorpion có thể là giải pháp của Cadillac Motor để giảm trọng lượng tổng thể của khẩu pháo xuống 7,1 tấn giúp việc không vận bằng trực thăng, máy bay dễ dàng hơn. Dẫu vậy, với vai trò là khẩu pháo chống tăng sẽ phải đối đầu với xe tăng trên tuyến đầu đối phương thì việc không có giáp là điểm yếu lớn đối với Scorpion. Nó có chiều dài 4,55m, rộng 2,57m, cao 2m.
Kíp lái pháo M56 gồm 4 người: Trưởng xe, pháo thủ, nạp đạn viên và lái xe. Ảnh vị trí ngồi của lái xe với vô lăng bán nguyệt.
Phía trước vị trí đặt pháo được thiết kế một tấm thép mỏng khó mà bảo vệ được pháo thủ phía sau.
Pháo chống tăng M56 Scorpion được trang bị khẩu pháo M54 cỡ 90mm được phát triển trên cơ sở từ khẩu 90mm M3 trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nếu dùng đạn xuyên giáp vật liệu phức hợp cứng APCR thì có khả năng chọc thủng giáp dày tới 275mm. Nghĩa là M56 Scorpion đủ khả năng để vô hiệu hóa các loại tăng Liên Xô viện trợ cho Việt Nam như T-34-85, T-54, PT-76.
Phía bên phải pháo là vị trí ngồi của pháo thủ được tích hợp kích ngắm.
Cận cảnh bộ phận nạp đạn pháo.
Loa giảm giật đầu nòng.
Cơ số đạn gồm 20 viên 90mm đạn nổ mạnh hoặc đạn xuyên giáp AP, APCR đặt ở khoang đuôi mà không có bất kỳ sự che chắn nào. Rõ ràng, M56 Scorpion có thiết kế rất mỏng manh, khó sống sót cao trên chiến trường.
Cỗ pháo được trang bị động cơ xăng 200 mã lực cho tốc độ 45km/h, tầm hoạt động 230km với lượng nhiên liệu 210 lít xăng.
Trong Chiến tranh Việt Nam, M56 Scorpion chỉ được triển khai ở Lữ đoàn không vận 173, sử dụng chủ yếu cho nhiệm vụ như một cỗ pháo, chi viện hỏa lực trực tiếp thay vì làm nhiệm vụ chống tăng. Thực tế thời kỳ mà M56 triển khai, QĐND Việt Nam chưa sử dụng xe tăng trong các chiến dịch nên cỗ pháo này không có cơ hội nào để thử nghiệm sức mạnh. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng với việc không có giáp thì pháo chống tăng M56 Scorpion “khó sống” trước hỏa lực mạnh mẽ từ quân giải phóng miền Nam. Chính vì thế, chúng chủ yếu làm nhiệm vụ như pháo binh mặt đất bắn chi viện.
Cuối những năm 1960, M56 được rút khỏi Việt Nam nhường chỗ cho xe tăng hạng nhẹ M551 Sheridan "có giáp bảo vệ". Hiện nay, người ta chỉ có thể tìm thấy M56 Scorpion ở các bảo tàng quân sự Mỹ.