Loại tên lửa được sử dụng bởi Quân đội Quốc gia Libya được cho là tên lửa SAM-2 - một tổ hợp tên lửa phòng không đã được Liên Xô cho ra đời từ năm 1957 - nghĩa là cách đây hơn 60 năm. Nguồn ảnh: Sina.Truyền thông Nga cho biết, tổ hợp tên lửa này đã đánh chặn thành công một chiếc Dực Long 2 khi máy bay không người lái này xuất phát từ hướng UAE và có vẻ như đang thực hiện một chuyến bay trinh sát vào không phận Libya. Nguồn ảnh: Sina.Đây không phải là lần đầu tiên tổ hợp tên lửa SAM-2 này bắn hạ được máy bay Dực Long 2. Trước đó, SAM-2 cũng từng hai lần hạ được loại mục tiêu bay tương tự. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, tổ hợp SAM-2 của Lybia đã được nâng cấp, cải biên nhờ nước ngoài chứ không phải là tổ hợp phòng không nguyên bản được Liên Xô sản xuất cách đây hơn nửa thế kỷ. Nguồn ảnh: Sina.Theo nhiều nguồn tin, sau khi được nâng cấp, tổ hợp SAM-2 có khả năng kháng nhiễu rất tốt và bắt bám được cả những mục tiêu có kích thước nhỏ như tên lửa hành trình hay máy bay không người lái. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, tên lửa phòng không SAM-2 cũng được nâng cấp hệ thống radar dẫn bắn, cho phép nó bắt bám cùng lúc ba mục tiêu bay và khai hoả tiêu diệt cùng lúc cả ba mục tiêu - điều từng được coi là bất khả thi với hệ thống cũ nguyên bản trên tên lửa này. Nguồn ảnh: Sina.Dực Long 2 là loại máy bay không người lái hiện đại bậc nhất của Trung Quốc hiện nay. Đây là loại máy bay trinh sát tầm xa ở cao độ tầm trung, bắt đầu được Trung Quốc phát triển từ năm 2009 và giới thiệu chính thức vào năm 2011. Nguồn ảnh: Sina.Loại máy bay không người lái này có cánh quạt ba lá, tốc độ tối đa 280 km/h và hoạt động được ở cao độ tối đa 5000 mét. Dực Long 2 mang được tối đa 1000 kg vũ khí loại không đối đất. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại ngoài Trung Quốc, Dực Long 2 còn phục vụ trong quân đội hàng chục quốc gia trên thế giới bao gồm Ai Cập, Indonesia, UAE, Saudi Arabia, Uzbekistan,... Nguồn ảnh: Sina.Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ "khiêu vũ với tử thần" trên bầu trời Việt Nam khi phải đối đầu với các loại tên lửa phòng không SAM-2.
Loại tên lửa được sử dụng bởi Quân đội Quốc gia Libya được cho là tên lửa SAM-2 - một tổ hợp tên lửa phòng không đã được Liên Xô cho ra đời từ năm 1957 - nghĩa là cách đây hơn 60 năm. Nguồn ảnh: Sina.
Truyền thông Nga cho biết, tổ hợp tên lửa này đã đánh chặn thành công một chiếc Dực Long 2 khi máy bay không người lái này xuất phát từ hướng UAE và có vẻ như đang thực hiện một chuyến bay trinh sát vào không phận Libya. Nguồn ảnh: Sina.
Đây không phải là lần đầu tiên tổ hợp tên lửa SAM-2 này bắn hạ được máy bay Dực Long 2. Trước đó, SAM-2 cũng từng hai lần hạ được loại mục tiêu bay tương tự. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, tổ hợp SAM-2 của Lybia đã được nâng cấp, cải biên nhờ nước ngoài chứ không phải là tổ hợp phòng không nguyên bản được Liên Xô sản xuất cách đây hơn nửa thế kỷ. Nguồn ảnh: Sina.
Theo nhiều nguồn tin, sau khi được nâng cấp, tổ hợp SAM-2 có khả năng kháng nhiễu rất tốt và bắt bám được cả những mục tiêu có kích thước nhỏ như tên lửa hành trình hay máy bay không người lái. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, tên lửa phòng không SAM-2 cũng được nâng cấp hệ thống radar dẫn bắn, cho phép nó bắt bám cùng lúc ba mục tiêu bay và khai hoả tiêu diệt cùng lúc cả ba mục tiêu - điều từng được coi là bất khả thi với hệ thống cũ nguyên bản trên tên lửa này. Nguồn ảnh: Sina.
Dực Long 2 là loại máy bay không người lái hiện đại bậc nhất của Trung Quốc hiện nay. Đây là loại máy bay trinh sát tầm xa ở cao độ tầm trung, bắt đầu được Trung Quốc phát triển từ năm 2009 và giới thiệu chính thức vào năm 2011. Nguồn ảnh: Sina.
Loại máy bay không người lái này có cánh quạt ba lá, tốc độ tối đa 280 km/h và hoạt động được ở cao độ tối đa 5000 mét. Dực Long 2 mang được tối đa 1000 kg vũ khí loại không đối đất. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại ngoài Trung Quốc, Dực Long 2 còn phục vụ trong quân đội hàng chục quốc gia trên thế giới bao gồm Ai Cập, Indonesia, UAE, Saudi Arabia, Uzbekistan,... Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ "khiêu vũ với tử thần" trên bầu trời Việt Nam khi phải đối đầu với các loại tên lửa phòng không SAM-2.