Tuyên bố của Tổng thống Putin đã nhấn mạnh mối quan hệ quân sự ngày càng sâu sắc giữa Moscow và Minsk, một mối quan hệ ngày càng trở nên quan trọng khi cả hai quốc gia đều phải đối mặt với căng thẳng gia tăng với các nước phương Tây. Ảnh Bulgarian Military.Tổng thống Belarus Lukashenko đã đề nghị với Tổng thống Nga Putin đặt các hệ thống tên lửa tiên tiến này trên lãnh thổ Belarus do lo ngại về tình hình an ninh quân sự trong khu vực biên giới với Ba Lan và Litva. Ảnh: Reuters.Trong những năm gần đây, Belarus đã được sử dụng làm nơi tập kết các tài sản quân sự của Nga, nhưng động thái đưa tên lửa đạn đạo tầm trung vào tầm kiểm soát của Belarus là một bước tiến quan trọng trong hợp tác quân sự giữa hai nước. Ảnh mil.in.ua.Dự kiến đến giữa năm 2025, những tên lửa này sẽ đi vào hoạt động. Việc Nga bố trí những tên lửa dọc theo biên giới phía tây của Belarus sẽ đặt trung tâm châu Âu vào trong tầm ngắm, làm phức tạp thêm tình hình an ninh của các quốc gia thành viên NATO, đặc biệt là Ba Lan và các quốc gia Baltic. Ảnh RBC- Ukraine.Quyết định đặt những tên lửa này ở Belarus diễn ra vào thời điểm phương Tây đang tăng cường các biện pháp quân sự chống lại Moscow. Nga coi các hoạt động mở rộng quân sự của mình là mang tính phòng thủ, nhưng phương Tây lại coi chúng ngày càng mang tính khiêu khích. Ảnh: Yahoo.Ngoài ra, việc triển khai tên lửa Oreshnik có ý nghĩa quan trọng đối với cấu trúc an ninh của Đông Âu. Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công mục tiêu cách xa tới 3.000 km, có thể vươn tới các vùng lãnh thổ quan trọng của NATO, bao gồm Ba Lan, Romania và thậm chí là một số vùng của Đức.TheoQquân đội Ukraine, loại tên lửa này có tốc độ khoảng 13.500 km/h, có thể mang theo 6 đầu đạn chính với 36 quả đạn con, điều đó làm cho việc đánh chặn trở nên rất khó khăn. Vào ngày 21/11/2024, tên lửa Oreshnik lần đầu tiên được sử dụng trong một cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng ở thành phố Dnipro của Ukraine.Sự xuất hiện của những tên lửa này trên đất Belarus chắc chắn sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực và làm gia tăng nguy cơ xảy ra các cuộc đối đầu trong tương lai. Việc triển khai này cũng có thể dẫn đến việc tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội NATO, có thể thúc đẩy liên minh này tăng cường sự hiện diện ở các quốc gia giáp biên giới với Belarus.Sự hiện diện của tên lửa Nga trên lãnh thổ Belarus cũng có thể làm gia tăng bất ổn tình hình trong nước của Belarus, vì nó có thể gây ra sự phản đối trong nước hoặc làm gia tăng nỗi lo sợ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột lớn hơn với phương Tây.Hệ thống tên lửa Oreshnik là biện pháp đối phó trực tiếp với các sáng kiến phòng thủ tên lửa của NATO. Phản ứng của NATO đối với đợt triển khai tên lửa này sẽ rất quan trọng vì nó có thể định hình tương lai an ninh của châu Âu.Khi năm 2025 đến gần và những tên lửa này được triển khai, tình hình sẽ trở nên căng thẳng hơn, có thể gây ra hậu quả lâu dài cho cấu trúc an ninh của châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.Việc triển khai tên lửa Oreshnik không chỉ là một động thái quân sự, đó là tuyên bố chiến lược của Nga về ý định của nước này ở châu Âu và sự sẵn sàng đối đầu với NATO
Tuyên bố của Tổng thống Putin đã nhấn mạnh mối quan hệ quân sự ngày càng sâu sắc giữa Moscow và Minsk, một mối quan hệ ngày càng trở nên quan trọng khi cả hai quốc gia đều phải đối mặt với căng thẳng gia tăng với các nước phương Tây. Ảnh Bulgarian Military.
Tổng thống Belarus Lukashenko đã đề nghị với Tổng thống Nga Putin đặt các hệ thống tên lửa tiên tiến này trên lãnh thổ Belarus do lo ngại về tình hình an ninh quân sự trong khu vực biên giới với Ba Lan và Litva. Ảnh: Reuters.
Trong những năm gần đây, Belarus đã được sử dụng làm nơi tập kết các tài sản quân sự của Nga, nhưng động thái đưa tên lửa đạn đạo tầm trung vào tầm kiểm soát của Belarus là một bước tiến quan trọng trong hợp tác quân sự giữa hai nước. Ảnh mil.in.ua.
Dự kiến đến giữa năm 2025, những tên lửa này sẽ đi vào hoạt động. Việc Nga bố trí những tên lửa dọc theo biên giới phía tây của Belarus sẽ đặt trung tâm châu Âu vào trong tầm ngắm, làm phức tạp thêm tình hình an ninh của các quốc gia thành viên NATO, đặc biệt là Ba Lan và các quốc gia Baltic. Ảnh RBC- Ukraine.
Quyết định đặt những tên lửa này ở Belarus diễn ra vào thời điểm phương Tây đang tăng cường các biện pháp quân sự chống lại Moscow. Nga coi các hoạt động mở rộng quân sự của mình là mang tính phòng thủ, nhưng phương Tây lại coi chúng ngày càng mang tính khiêu khích. Ảnh: Yahoo.
Ngoài ra, việc triển khai tên lửa Oreshnik có ý nghĩa quan trọng đối với cấu trúc an ninh của Đông Âu. Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công mục tiêu cách xa tới 3.000 km, có thể vươn tới các vùng lãnh thổ quan trọng của NATO, bao gồm Ba Lan, Romania và thậm chí là một số vùng của Đức.
TheoQquân đội Ukraine, loại tên lửa này có tốc độ khoảng 13.500 km/h, có thể mang theo 6 đầu đạn chính với 36 quả đạn con, điều đó làm cho việc đánh chặn trở nên rất khó khăn. Vào ngày 21/11/2024, tên lửa Oreshnik lần đầu tiên được sử dụng trong một cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng ở thành phố Dnipro của Ukraine.
Sự xuất hiện của những tên lửa này trên đất Belarus chắc chắn sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực và làm gia tăng nguy cơ xảy ra các cuộc đối đầu trong tương lai. Việc triển khai này cũng có thể dẫn đến việc tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội NATO, có thể thúc đẩy liên minh này tăng cường sự hiện diện ở các quốc gia giáp biên giới với Belarus.
Sự hiện diện của tên lửa Nga trên lãnh thổ Belarus cũng có thể làm gia tăng bất ổn tình hình trong nước của Belarus, vì nó có thể gây ra sự phản đối trong nước hoặc làm gia tăng nỗi lo sợ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột lớn hơn với phương Tây.
Hệ thống tên lửa Oreshnik là biện pháp đối phó trực tiếp với các sáng kiến phòng thủ tên lửa của NATO. Phản ứng của NATO đối với đợt triển khai tên lửa này sẽ rất quan trọng vì nó có thể định hình tương lai an ninh của châu Âu.
Khi năm 2025 đến gần và những tên lửa này được triển khai, tình hình sẽ trở nên căng thẳng hơn, có thể gây ra hậu quả lâu dài cho cấu trúc an ninh của châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.
Việc triển khai tên lửa Oreshnik không chỉ là một động thái quân sự, đó là tuyên bố chiến lược của Nga về ý định của nước này ở châu Âu và sự sẵn sàng đối đầu với NATO