Truyền thông Mỹ dẫn lời một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết, quân đội Mỹ đang xem xét viện trợ hệ thống tên lửa phòng không Patriot cho Ukraine; đây là hệ thống phòng không hiện đại, có năng lực chống tên lửa rất mạnh.Ông Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga cho biết, nếu các nước NATO cung cấp cho Ukraine loại vũ khí như vậy, nó sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga.Trước tình hình cuộc chiến có khả năng leo thang theo hướng bất lợi cho Nga, các nhà lãnh đạo cấp cao của Moscow cũng đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, ra lệnh cho các nhà máy quân sự hoạt động hết công suất để sản xuất vũ khí, đạn dược đảm bảo cho các hoạt động chiến đấu dài ngày.Hệ thống tên lửa Patriot mà Mỹ dự định viện trợ cho Ukraine có bán kính sát thương khoảng 20m và sử dụng động cơ rắn với lực đẩy trên 13 tấn, nên có thể gây sát thương lớn cho các mục tiêu trên không của đối phương.Nếu Ukraine được trang bị tên lửa Patriot, việc này có thể gây ra sự răn đe lớn đối với Không quân Nga; đặc biệt là khi máy bay chiến đấu của Không quân Nga xâm nhập không phận Ukraine, có khả năng sẽ trở thành mục tiêu của các hệ thống tên lửa Patriot. Tuy nhiên theo truyền thông Nga, những hệ thống phòng không Patriot không phải là “thuốc chữa bách bệnh” có thể bảo vệ Ukraine khỏi máy bay không người lái tự sát và tên lửa hành trình, những vũ khí tấn công tầm xa chủ yếu mà Nga sử dụng, đánh sâu vào sâu lãnh thổ Ukraine. Những hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ, được cho là đã hứa với viện trợ cho Ukraine, khó có khả năng bảo vệ các cơ sở năng lượng và quân sự của Ukraine khỏi các cuộc tấn công tự sát của UAV, do những vũ khí này phần lớn bay rất thấp, trong khi đó, Patriot là hệ thống phòng không tầm cao.Nhưng nếu Mỹ quyết tâm viện trợ tên lửa Patriot cho Ukraine, rất có thể Mỹ sẽ tự giáng một đòn vào uy tín vũ khí của họ. Hiện tại, các hệ thống phòng không Patriot mới nhất của Mỹ, được đánh giá là những hệ thống phòng không vượt trội, có khả năng bắn hạ mọi vật thể bay. Tất nhiên, những điều “có cánh” về tên lửa Patriot đều ít nhiều được phóng đại bởi truyền thông phương Tây; Quan sát màn thực chiến của tên lửa Patriot ở Ả Rập Saudi vào năm 2018, chuyên gia tên lửa Jeffrey Lewis thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury tại Mỹ nhận định, "Nhiều khả năng không tên lửa Patriot nào bắn trúng mục tiêu". Theo hãng tin Mỹ ABC News, điều này đặt ra nghi vấn về khả năng chiến đấu của tổ hợp Patriot do Mỹ chế tạo.Đại tá Stephen Ganyard, cựu sĩ quan Mỹ về hưu chia sẻ thông tin cho biết, với thực tế hệ thống Patriot vẫn còn nhiều hạn chế kỹ thuật, việc tên lửa bắn trượt mục tiêu hoặc gặp sự cố đều không gây bất ngờ.Tổ hợp Patriot PAC-2 từng hai lần được xác nhận bắn trượt mục tiêu, gây thiệt hại cho cơ sở cần bảo vệ. Vụ đầu tiên xảy ra ngày 25/2/1991, khi lỗi phần mềm khiến quả đạn chệch mục tiêu hơn 600 m, làm một quả tên lửa đạn đạo Scud của Iraq đánh trúng căn cứ Mỹ, khiến 28 binh sĩ thiệt mạng.Hồi tháng 11/2017, các hệ thống Patriot của Arab Saudi được cho là không chặn được tên lửa Scud của lực lượng phiến quân Houthi của Yemen, khiến quả đạn bắn trúng khu vực sân bay quốc tế tại thủ đô Riyadh.MIM-104C (Patriot PAC-2) là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo đối phương ở khoảng cách tới 160 km. PAC-2 được phát triển vào cuối thập niên 1980, khi tổ hợp PAC-1 thể hiện sự yếu kém trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo.Khi phải đối mặt với một đối thủ mạnh như Nga, việc các hệ thống phòng không Mỹ không thể bắn hạ mục tiêu, thì đây sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối “uy tín” đối với vũ khí Mỹ. Đột nhiên, hóa ra những hệ thống phòng không này chỉ là những hệ thống được quảng cáo, không có khả năng đánh chặn UAV tự sát của Nga.Rất có thể hệ thống phòng không Patriot sẽ đi theo con đường của UAV TB2 và tên lửa chống tăng Javelins đã được quảng cáo trước đó, hóa ra cũng chỉ là vũ khí thông thường, chứ không phải “vũ khí thay đổi cuộc chơi”, có khả năng cứu Ukraine trước mối đe dọa của Quân đội Nga như truyền thông Mỹ và phương Tây truyên truyền.Nếu các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot được chuyển giao cho Ukraine, chúng sẽ trở thành mục tiêu tuyệt vời cho tên lửa hành trình Nga và các chuyên gia phương Tây cũng nhận ra điều này.
Truyền thông Mỹ dẫn lời một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết, quân đội Mỹ đang xem xét viện trợ hệ thống tên lửa phòng không Patriot cho Ukraine; đây là hệ thống phòng không hiện đại, có năng lực chống tên lửa rất mạnh.
Ông Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga cho biết, nếu các nước NATO cung cấp cho Ukraine loại vũ khí như vậy, nó sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga.
Trước tình hình cuộc chiến có khả năng leo thang theo hướng bất lợi cho Nga, các nhà lãnh đạo cấp cao của Moscow cũng đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, ra lệnh cho các nhà máy quân sự hoạt động hết công suất để sản xuất vũ khí, đạn dược đảm bảo cho các hoạt động chiến đấu dài ngày.
Hệ thống tên lửa Patriot mà Mỹ dự định viện trợ cho Ukraine có bán kính sát thương khoảng 20m và sử dụng động cơ rắn với lực đẩy trên 13 tấn, nên có thể gây sát thương lớn cho các mục tiêu trên không của đối phương.
Nếu Ukraine được trang bị tên lửa Patriot, việc này có thể gây ra sự răn đe lớn đối với Không quân Nga; đặc biệt là khi máy bay chiến đấu của Không quân Nga xâm nhập không phận Ukraine, có khả năng sẽ trở thành mục tiêu của các hệ thống tên lửa Patriot.
Tuy nhiên theo truyền thông Nga, những hệ thống phòng không Patriot không phải là “thuốc chữa bách bệnh” có thể bảo vệ Ukraine khỏi máy bay không người lái tự sát và tên lửa hành trình, những vũ khí tấn công tầm xa chủ yếu mà Nga sử dụng, đánh sâu vào sâu lãnh thổ Ukraine.
Những hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ, được cho là đã hứa với viện trợ cho Ukraine, khó có khả năng bảo vệ các cơ sở năng lượng và quân sự của Ukraine khỏi các cuộc tấn công tự sát của UAV, do những vũ khí này phần lớn bay rất thấp, trong khi đó, Patriot là hệ thống phòng không tầm cao.
Nhưng nếu Mỹ quyết tâm viện trợ tên lửa Patriot cho Ukraine, rất có thể Mỹ sẽ tự giáng một đòn vào uy tín vũ khí của họ. Hiện tại, các hệ thống phòng không Patriot mới nhất của Mỹ, được đánh giá là những hệ thống phòng không vượt trội, có khả năng bắn hạ mọi vật thể bay. Tất nhiên, những điều “có cánh” về tên lửa Patriot đều ít nhiều được phóng đại bởi truyền thông phương Tây;
Quan sát màn thực chiến của tên lửa Patriot ở Ả Rập Saudi vào năm 2018, chuyên gia tên lửa Jeffrey Lewis thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury tại Mỹ nhận định, "Nhiều khả năng không tên lửa Patriot nào bắn trúng mục tiêu". Theo hãng tin Mỹ ABC News, điều này đặt ra nghi vấn về khả năng chiến đấu của tổ hợp Patriot do Mỹ chế tạo.
Đại tá Stephen Ganyard, cựu sĩ quan Mỹ về hưu chia sẻ thông tin cho biết, với thực tế hệ thống Patriot vẫn còn nhiều hạn chế kỹ thuật, việc tên lửa bắn trượt mục tiêu hoặc gặp sự cố đều không gây bất ngờ.
Tổ hợp Patriot PAC-2 từng hai lần được xác nhận bắn trượt mục tiêu, gây thiệt hại cho cơ sở cần bảo vệ. Vụ đầu tiên xảy ra ngày 25/2/1991, khi lỗi phần mềm khiến quả đạn chệch mục tiêu hơn 600 m, làm một quả tên lửa đạn đạo Scud của Iraq đánh trúng căn cứ Mỹ, khiến 28 binh sĩ thiệt mạng.
Hồi tháng 11/2017, các hệ thống Patriot của Arab Saudi được cho là không chặn được tên lửa Scud của lực lượng phiến quân Houthi của Yemen, khiến quả đạn bắn trúng khu vực sân bay quốc tế tại thủ đô Riyadh.
MIM-104C (Patriot PAC-2) là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo đối phương ở khoảng cách tới 160 km. PAC-2 được phát triển vào cuối thập niên 1980, khi tổ hợp PAC-1 thể hiện sự yếu kém trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo.
Khi phải đối mặt với một đối thủ mạnh như Nga, việc các hệ thống phòng không Mỹ không thể bắn hạ mục tiêu, thì đây sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối “uy tín” đối với vũ khí Mỹ. Đột nhiên, hóa ra những hệ thống phòng không này chỉ là những hệ thống được quảng cáo, không có khả năng đánh chặn UAV tự sát của Nga.
Rất có thể hệ thống phòng không Patriot sẽ đi theo con đường của UAV TB2 và tên lửa chống tăng Javelins đã được quảng cáo trước đó, hóa ra cũng chỉ là vũ khí thông thường, chứ không phải “vũ khí thay đổi cuộc chơi”, có khả năng cứu Ukraine trước mối đe dọa của Quân đội Nga như truyền thông Mỹ và phương Tây truyên truyền.
Nếu các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot được chuyển giao cho Ukraine, chúng sẽ trở thành mục tiêu tuyệt vời cho tên lửa hành trình Nga và các chuyên gia phương Tây cũng nhận ra điều này.