Theo thông tin được Economic Times đăng tải hôm thứ ba vừa rồi, Ấn Độ hiện đang có kế hoạch mua một loạt các loại tên lửa phòng không vác vai MANPADS từ Nga. Loại tên lửa này rất có thể sẽ là phiên bản Igla-S. Nguồn ảnh: Sputnik.Bên cạnh việc mua từ Nga, Ấn Độ cũng cân nhắc các khả năng đặt mua tên lửa vác vai từ Thuỵ Điển hoặc Pháp. Tờ Financial Express cho biết tối đa Ấn Độ dự định chi 3 tỉ USD, tuy nhiên phương án mua hệ thống Igla-S để thay thế cho các ống phóng tên lửa Igla-M cũ của Ấn Độ có vẻ là phương án khả thi hơn cả. Nguồn ảnh: Wikimedia.Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla-S hay còn có tên đầy đủ là 9K388 là phiên bản mới nhất trong họ tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla của Nga. Nguồn ảnh: Wikimedia.Tổ hợp tên lửa phòng không này được cho là có tầm bay cải tiến hơn so với các phiên bản cũ, kèm theo đó là hệ thống tìm kiếm, bám sát mục tiêu nhạy hơn. Các cải tiến khác bao gồm khả năng chống bị áp chế cao và đầu đạn có sức công phá mạnh hơn sẽ khiến Igla-S cực kỳ nguy hiểm trong việc tác chiến đối không. Nguồn ảnh: Military.Tên lửa phòng không Igla-S là một tổ hợp đã ra đời cách đây gần 20 năm. Cụ thể, phiên bản nâng cấp này lần đầu tiên được thử nghiệm từ tháng 12/2001 và tới năm 2002 bắt đầu được đưa vào biên chế quân đội Nga. Nguồn ảnh: TASS.Từ ngày 1/12/2004, nhà máy quốc phòng đặt tại Degtryaev bắt đầu sản xuất hàng loạt các tổ hợp tên lửa phòng không 9k388 Igla-S để phục vụ cho nhu cầu sử dụng ở Nga cũng như sẵn sàng để xuất khẩu. Nguồn ảnh: Conscrip.Theo thông số được nhà sản xuất công bố, khả năng đánh trúng mục tiêu của Igla-S có thể lên tới 0,8 hoặc 0,9; cao hơn hẳn so với các phiên bản cũ trước đó. Nguồn ảnh: Warhead.Trọng lượng tổng cộng của Igla-S khoảng 19 kg - nặng nhất trong toàn bộ các phiên bản tên lửa phòng không vác vai Igla. Trọng lượng gia tăng này cho phép nó mang được đầu đạn có sức công phá lớn hơn, lên tới 11,7 kg. Nguồn ảnh: Flickr.Tầm bắn tối đa của Igla-S lên tới 6000 mét, loại tên lửa này chỉ có thể bắn được các loại mục tiêu có tốc độ dưới 400 mét/giây. Nguồn ảnh: Flop. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tên lửa Igla của Nga khai hoả tiêu diệt mục tiêu.
Theo thông tin được Economic Times đăng tải hôm thứ ba vừa rồi, Ấn Độ hiện đang có kế hoạch mua một loạt các loại tên lửa phòng không vác vai MANPADS từ Nga. Loại tên lửa này rất có thể sẽ là phiên bản Igla-S. Nguồn ảnh: Sputnik.
Bên cạnh việc mua từ Nga, Ấn Độ cũng cân nhắc các khả năng đặt mua tên lửa vác vai từ Thuỵ Điển hoặc Pháp. Tờ Financial Express cho biết tối đa Ấn Độ dự định chi 3 tỉ USD, tuy nhiên phương án mua hệ thống Igla-S để thay thế cho các ống phóng tên lửa Igla-M cũ của Ấn Độ có vẻ là phương án khả thi hơn cả. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla-S hay còn có tên đầy đủ là 9K388 là phiên bản mới nhất trong họ tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla của Nga. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Tổ hợp tên lửa phòng không này được cho là có tầm bay cải tiến hơn so với các phiên bản cũ, kèm theo đó là hệ thống tìm kiếm, bám sát mục tiêu nhạy hơn. Các cải tiến khác bao gồm khả năng chống bị áp chế cao và đầu đạn có sức công phá mạnh hơn sẽ khiến Igla-S cực kỳ nguy hiểm trong việc tác chiến đối không. Nguồn ảnh: Military.
Tên lửa phòng không Igla-S là một tổ hợp đã ra đời cách đây gần 20 năm. Cụ thể, phiên bản nâng cấp này lần đầu tiên được thử nghiệm từ tháng 12/2001 và tới năm 2002 bắt đầu được đưa vào biên chế quân đội Nga. Nguồn ảnh: TASS.
Từ ngày 1/12/2004, nhà máy quốc phòng đặt tại Degtryaev bắt đầu sản xuất hàng loạt các tổ hợp tên lửa phòng không 9k388 Igla-S để phục vụ cho nhu cầu sử dụng ở Nga cũng như sẵn sàng để xuất khẩu. Nguồn ảnh: Conscrip.
Theo thông số được nhà sản xuất công bố, khả năng đánh trúng mục tiêu của Igla-S có thể lên tới 0,8 hoặc 0,9; cao hơn hẳn so với các phiên bản cũ trước đó. Nguồn ảnh: Warhead.
Trọng lượng tổng cộng của Igla-S khoảng 19 kg - nặng nhất trong toàn bộ các phiên bản tên lửa phòng không vác vai Igla. Trọng lượng gia tăng này cho phép nó mang được đầu đạn có sức công phá lớn hơn, lên tới 11,7 kg. Nguồn ảnh: Flickr.
Tầm bắn tối đa của Igla-S lên tới 6000 mét, loại tên lửa này chỉ có thể bắn được các loại mục tiêu có tốc độ dưới 400 mét/giây. Nguồn ảnh: Flop.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tên lửa Igla của Nga khai hoả tiêu diệt mục tiêu.