Theo Bộ Quốc phòng Nga, các đơn vị lính thủy đánh bộ thuộc Hạm đội Biển Bắc của Nga vừa có đợt diễn tập bắn đạn thật kéo dài bốn ngày với tên lửa vác vai Igla. Đây là một trong những hoạt động huấn luyện binh sĩ thường xuyên của hạm đội này.Trong suốt thời gian diễn tập, các binh sĩ sẽ tham gia một khóa huấn luyện ngắn và được kiểm tra lại khả năng làm chủ vũ khí của mình nhằm phát huy tối đa sức mạnh của 9K38 Igla trong tác chiến. Tên lửa vác vai 9K38 Igla được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1981 và tiếp tục phục vụ trong Quân đội Nga cho tới nay.Bên cạnh việc sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại được tích hợp sẵn trên 9K38 Igla, các binh sĩ Nga còn được hỗ trợ bởi các hệ thống dẫn đường khác thuộc các tổ hợp phòng không mặt đất giúp tăng khả năng tấn công trúng mục tiêu của tên lửa.Tổ hợp tên lửa phòng không mang vác 9K38 Igla được đánh giá là một trong những mẫu tên lửa vác vai (MANPADS) dễ sử dụng nhất thế giới. Nó có thể được triển khai bởi một binh sĩ và có thể hoạt động điều kiện thời tiết. Trọng lượng trung bình của 9K38 Igla chỉ gần 11kg.Tầm bắn hiệu quả của 9K38 Igla là hơn 5km với tốc độ di chuyển 570m/s và nó hoàn toàn đủ khả năng bắn hạ mọi mục tiêu bay tầm thấp ở độ cao 3.500m trở xuống kể cả đối với các dòng chiến đấu cơ tiên tiến nhất.Tất nhiên sau hơn 30 năm sử dụng Quân đội Nga cũng phát triển các biến thể mới của 9K38 Igla như 9K338 Igla-S. Hệ thống dẫn đường trên 9K338 Igla-S được cải thiện đáng kể so với phiên bản cũ cùng với đó là tầm bắn xa hơn và có thể chống lại các biện pháp áp chế chủ động hoặc bị động từ mục tiêu.Đợt diễn tập này được Hạm đội Biển Bắc tổ chức tại một thao trường quân sự gần vùng Murmansk nơi vốn được sử dụng cho các hoạt động đào tạo và huấn luyện binh sĩ của hạm đội. Theo Bộ Quốc phòng Nga có khoảng hơn 10 đơn vị 9K38 Igla được sử dụng trong đợt huấn luyện lần này.Mỗi tên lửa 9K38 Igla mang theo đầu đạn nặng khoảng 1.17kg với cơ chế nổ chạm phân mảnh nhằm tạo thiệt hại tối đa cho mục tiêu.Hiện tại 9K38 Igla được sử dụng khá phổ biến tại hơn 30 quốc gia trên thế giới và luôn xuất hiện tại các khu vực chiến sự nóng bỏng nhất, giá thành của chúng cũng cực thấp chỉ khoảng 80.000 USD trong năm 2003.Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có sở hữu 9K38 Igla với nhiều biến thể khác nhau gồm Igla-S, Igla-1E và Igla.Trong ảnh là tổ đội lính thủy đánh bộ Nga bắn huấn luyện với tên lửa 9K38 Igla.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các đơn vị lính thủy đánh bộ thuộc Hạm đội Biển Bắc của Nga vừa có đợt diễn tập bắn đạn thật kéo dài bốn ngày với tên lửa vác vai Igla. Đây là một trong những hoạt động huấn luyện binh sĩ thường xuyên của hạm đội này.
Trong suốt thời gian diễn tập, các binh sĩ sẽ tham gia một khóa huấn luyện ngắn và được kiểm tra lại khả năng làm chủ vũ khí của mình nhằm phát huy tối đa sức mạnh của 9K38 Igla trong tác chiến. Tên lửa vác vai 9K38 Igla được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1981 và tiếp tục phục vụ trong Quân đội Nga cho tới nay.
Bên cạnh việc sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại được tích hợp sẵn trên 9K38 Igla, các binh sĩ Nga còn được hỗ trợ bởi các hệ thống dẫn đường khác thuộc các tổ hợp phòng không mặt đất giúp tăng khả năng tấn công trúng mục tiêu của tên lửa.
Tổ hợp tên lửa phòng không mang vác 9K38 Igla được đánh giá là một trong những mẫu tên lửa vác vai (MANPADS) dễ sử dụng nhất thế giới. Nó có thể được triển khai bởi một binh sĩ và có thể hoạt động điều kiện thời tiết. Trọng lượng trung bình của 9K38 Igla chỉ gần 11kg.
Tầm bắn hiệu quả của 9K38 Igla là hơn 5km với tốc độ di chuyển 570m/s và nó hoàn toàn đủ khả năng bắn hạ mọi mục tiêu bay tầm thấp ở độ cao 3.500m trở xuống kể cả đối với các dòng chiến đấu cơ tiên tiến nhất.
Tất nhiên sau hơn 30 năm sử dụng Quân đội Nga cũng phát triển các biến thể mới của 9K38 Igla như 9K338 Igla-S. Hệ thống dẫn đường trên 9K338 Igla-S được cải thiện đáng kể so với phiên bản cũ cùng với đó là tầm bắn xa hơn và có thể chống lại các biện pháp áp chế chủ động hoặc bị động từ mục tiêu.
Đợt diễn tập này được Hạm đội Biển Bắc tổ chức tại một thao trường quân sự gần vùng Murmansk nơi vốn được sử dụng cho các hoạt động đào tạo và huấn luyện binh sĩ của hạm đội. Theo Bộ Quốc phòng Nga có khoảng hơn 10 đơn vị 9K38 Igla được sử dụng trong đợt huấn luyện lần này.
Mỗi tên lửa 9K38 Igla mang theo đầu đạn nặng khoảng 1.17kg với cơ chế nổ chạm phân mảnh nhằm tạo thiệt hại tối đa cho mục tiêu.
Hiện tại 9K38 Igla được sử dụng khá phổ biến tại hơn 30 quốc gia trên thế giới và luôn xuất hiện tại các khu vực chiến sự nóng bỏng nhất, giá thành của chúng cũng cực thấp chỉ khoảng 80.000 USD trong năm 2003.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có sở hữu 9K38 Igla với nhiều biến thể khác nhau gồm Igla-S, Igla-1E và Igla.
Trong ảnh là tổ đội lính thủy đánh bộ Nga bắn huấn luyện với tên lửa 9K38 Igla.