Kể từ đầu những năm 1990, Mỹ đã phóng hàng trăm tên lửa hành trình Tomahawk từ tàu chiến và tàu ngầm, để tấn công các mục tiêu ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Tư và Afghanistan. Tên lửa hành trình Tomahawk, có tốc độ cận âm (khoảng 890 km/h), gần bằng tốc độ của một chiếc máy bay dân dụng. Tuy nhiên Tomahawks có thể tấn công các mục tiêu cách xa tối đa đến 1.500 km, khiến chúng trở thành vũ khí tiến công phổ biến (mặc dù đắt tiền), mà không gây nguy hiểm cho quân đội Mỹ.Tuy nhiên, thế độc quyền về loại tên lửa này của Mỹ đã mất, khi vào ngày 7/10/2015, tàu khu trục nhỏ lớp Gepard của Nga là Dagestan và ba tàu hộ tống nhỏ lớp Buyan trên Biển Caspi, đã phóng một loạt 26 sáu tên lửa hành trình Kalibr từ Hệ thống phóng thẳng đứng của tàu. 26 tên lửa Kalibr có chiều dài đến 9 mét, đã bay qua lãnh thổ Iran và Iraq với tổng quãng đường đến 1.700km, trước khi lao vào 11 mục tiêu ở Syria; tên lửa đánh trúng một loạt các căn cứ của lực lượng khủng bố IS và phiến quân Quân đội Syria Tự do.Mặc dù các nguồn tin của Lầu Năm Góc cho rằng, bốn trong số 26 tên lửa được phóng đi, đã bị trục trặc động cơ và rơi ở Iran, nhưng không gây thương vong. Tuy nhiên đây vẫn là một minh chứng cho khả năng tấn công tầm xa, mà trước đó chỉ thuộc về Mỹ. Tiếp sau đó vào ngày 9/12/2015, tàu ngầm điện-diesel lớp Kilo cải tiến Rostov-na-Donu đã phóng loạt tên lửa Kalibr từ dưới mặt nước, vào các mục tiêu ở Syria; đánh dấu màn ra mắt chiến đấu của tàu lực lượng tàu ngầm hiện đại của Nga. Năm 2016, các tàu khu trục nhỏ của Nga ở Địa Trung Hải đã tấn công phiến quân Syria ở Aleppo và Idlib bằng ít nhất 3 quả Kalibr. Thật ra vào thời điểm đó, các máy bay chiến đấu của Nga đang hoạt động trên lãnh thổ Syria có thể dễ dàng thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu trên với chi phí thấp hơn nhiều. Thậm chí nhiều máy bay ném bom tầm xa, có thể bay thẳng từ Nga sang Syria ném bom và trở về.Tuy nhiên, bằng cách phô trương khả năng tấn công hải quân tầm xa, Moscow không chỉ quảng cáo sức mạnh công nghệ của mình, mà còn quảng cáo khả năng tên lửa Kalibr cho khách hàng nước ngoài - những người có thể chọn mua một biến thể tầm ngắn hơn, được gọi là tên lửa Klub. Có hơn một chục biến thể khác nhau trong họ tên lửa Kalibr, khác nhau về bệ phóng, tầm bắn, cấu hình đầu đạn và tốc độ, chiều dài khác nhau từ 6 đến 9 mét, nhưng tất cả đều mang đầu đạn nặng 450kg hoặc đầu đạn hạt nhân. Các biến thể chống hạm, được NATO định danh là SS-N-27 Sizzler, hoặc 3M54T hoặc 3M54K tương ứng cho các phiên bản phóng từ tàu nổi và tàu ngầm, có tầm hoạt động ngắn hơn, ước tính từ 500-760 km, và được thiết kế để bay lướt trên mặt biển để tránh bị phát hiện.Với thiết kế vòi phun lực đẩy vectơ cùng với radar chủ động, nên các phiên bản tên lửa Kalibr chống hạm phóng từ tàu nổi, có thể thực hiện các động tác bay vòng né tránh, thay vì tiếp cận theo đường thẳng. Khi tên lửa Kalibr áp sát trong cự ly ngắn với tàu đối phương, tên lửa tăng tốc từ tốc độ hành trình từ Mach 0,8 lên Mach 3, và hạ xuống độ cao chỉ 4,6 mét; gây rất nhiều khó khăn, đối với hệ thống phòng thủ chống tên lửa của tàu. Các biến thể tấn công trên bộ, 3M14T và 3M14K (NATO định danh là SS-N-30A), dường như không tăng tốc lên Mach 3 khi tiếp cận mục tiêu, mà sử dụng phương pháp dẫn đường theo quán tính, có hiệu chỉnh GPS, có tầm bắn đến 2.400km.Loại tên lửa hành trình Kalibr thứ ba là 91RT và 91RE, được sử dụng để phóng ngư lôi chống tàu ngầm ở phạm vi khoảng 50km; tên lửa sẽ phóng ngư lôi đến vị trí tiếp cận tàu đối phương, sau đó tên lửa được tách ra, lúc này ngư lôi mới khởi động, tìm mục tiêu. Tên lửa Kalibr hiện đang được triển khai trên các tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga, cũng như các loại hiện đại hơn bao gồm các lớp Akula, Lada và Yasen. Chúng cũng được triển khai trên các tàu chiến, kể cả tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống. Một tàu khinh hạm lớp Gepard của Nga có thể trang bị 8 tên lửa Kalibr, thì một tàu khu trục có thể mang đến 40 tên lửa Kalibr; nhưng đến nay, Nga chủ yếu triển khai tên lửa Kalibr trên các tàu nhỏ; thể hiện chiến lược "phân tán" hỏa lực của Hải quân Nga.Các biến thể xuất khẩu của tên lửa Kalibr là Klub đều có tầm bắn giảm xuống từ 200-300 km để tuân thủ Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa, mà Nga là thành viên. Hiệp ước cấm xuất khẩu tên lửa có tầm bắn vượt quá 300km. Tên lửa Klub hiện được triển khai trên các tàu ngầm lớp Kilo của hải quân Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria, Việt Nam và có thể là Iran, cũng như sáu khinh hạm lớp Talwar của Ấn Độ. Trung Quốc cũng đã phát triển tên lửa hành trình YJ-18 tầm xa hơn, được cho là bản sao một phần của Klub. Có thể một phiên bản phóng từ trên không của Klub đang được phát triển, để sử dụng trên máy bay tuần tra hàng hải Tu-142, hiện có trong biên chế Không quân Nga và Ấn Độ.Các phiên bản chống hạm phóng từ mặt đất có thể cũng đã được phát triển; đáng chú ý là phiên bản có thể được giấu trong một thùng hàng. Biến thể Klub-K này có thể được vận chuyển trên tàu dân dụng, tàu chở hàng hoặc xe tải, khiến việc xác định và tiêu diệt vũ khí từ xa trở nên khó khăn. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin được xác nhận.Mặc dù Nga vẫn sản xuất nhiều loại tên lửa hành trình hải quân khác, nhưng Kalibr dường như vẫn là trụ cột trong khả năng tấn công hải quân tầm xa của Nga trong nhiều năm tới. Về lý thuyết, phiên bản tấn công mặt đất mang lại hiệu suất tương tự như Tomahawk của Mỹ; nhưng với tính năng của phiên bản chống hạm (tăng tốc khi tiếp cận mục tiêu lên 3 Mach), khiến Kalibr trở thành vũ khí chống hạm nguy hiểm. Mặc dù Hải quân Nga thua xa Hải quân Mỹ về số lượng tàu chiến, nhưng với khả năng triển khai có hiệu quả vũ khí tầm xa trên các tàu có trọng tải thấp, cũng khiến các nhà hoạch định hải quân Mỹ phải suy nghĩ nhiều. Nguồn ảnh: QQ.
Tên lửa hành trình Kalibr - "thanh gươm" của Quân đội Nga trên mọi mặt trận. Nguồn: QPVN.
Kể từ đầu những năm 1990, Mỹ đã phóng hàng trăm tên lửa hành trình Tomahawk từ tàu chiến và tàu ngầm, để tấn công các mục tiêu ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Tư và Afghanistan.
Tên lửa hành trình Tomahawk, có tốc độ cận âm (khoảng 890 km/h), gần bằng tốc độ của một chiếc máy bay dân dụng. Tuy nhiên Tomahawks có thể tấn công các mục tiêu cách xa tối đa đến 1.500 km, khiến chúng trở thành vũ khí tiến công phổ biến (mặc dù đắt tiền), mà không gây nguy hiểm cho quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, thế độc quyền về loại tên lửa này của Mỹ đã mất, khi vào ngày 7/10/2015, tàu khu trục nhỏ lớp Gepard của Nga là Dagestan và ba tàu hộ tống nhỏ lớp Buyan trên Biển Caspi, đã phóng một loạt 26 sáu tên lửa hành trình Kalibr từ Hệ thống phóng thẳng đứng của tàu.
26 tên lửa Kalibr có chiều dài đến 9 mét, đã bay qua lãnh thổ Iran và Iraq với tổng quãng đường đến 1.700km, trước khi lao vào 11 mục tiêu ở Syria; tên lửa đánh trúng một loạt các căn cứ của lực lượng khủng bố IS và phiến quân Quân đội Syria Tự do.
Mặc dù các nguồn tin của Lầu Năm Góc cho rằng, bốn trong số 26 tên lửa được phóng đi, đã bị trục trặc động cơ và rơi ở Iran, nhưng không gây thương vong. Tuy nhiên đây vẫn là một minh chứng cho khả năng tấn công tầm xa, mà trước đó chỉ thuộc về Mỹ.
Tiếp sau đó vào ngày 9/12/2015, tàu ngầm điện-diesel lớp Kilo cải tiến Rostov-na-Donu đã phóng loạt tên lửa Kalibr từ dưới mặt nước, vào các mục tiêu ở Syria; đánh dấu màn ra mắt chiến đấu của tàu lực lượng tàu ngầm hiện đại của Nga. Năm 2016, các tàu khu trục nhỏ của Nga ở Địa Trung Hải đã tấn công phiến quân Syria ở Aleppo và Idlib bằng ít nhất 3 quả Kalibr.
Thật ra vào thời điểm đó, các máy bay chiến đấu của Nga đang hoạt động trên lãnh thổ Syria có thể dễ dàng thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu trên với chi phí thấp hơn nhiều. Thậm chí nhiều máy bay ném bom tầm xa, có thể bay thẳng từ Nga sang Syria ném bom và trở về.
Tuy nhiên, bằng cách phô trương khả năng tấn công hải quân tầm xa, Moscow không chỉ quảng cáo sức mạnh công nghệ của mình, mà còn quảng cáo khả năng tên lửa Kalibr cho khách hàng nước ngoài - những người có thể chọn mua một biến thể tầm ngắn hơn, được gọi là tên lửa Klub.
Có hơn một chục biến thể khác nhau trong họ tên lửa Kalibr, khác nhau về bệ phóng, tầm bắn, cấu hình đầu đạn và tốc độ, chiều dài khác nhau từ 6 đến 9 mét, nhưng tất cả đều mang đầu đạn nặng 450kg hoặc đầu đạn hạt nhân.
Các biến thể chống hạm, được NATO định danh là SS-N-27 Sizzler, hoặc 3M54T hoặc 3M54K tương ứng cho các phiên bản phóng từ tàu nổi và tàu ngầm, có tầm hoạt động ngắn hơn, ước tính từ 500-760 km, và được thiết kế để bay lướt trên mặt biển để tránh bị phát hiện.
Với thiết kế vòi phun lực đẩy vectơ cùng với radar chủ động, nên các phiên bản tên lửa Kalibr chống hạm phóng từ tàu nổi, có thể thực hiện các động tác bay vòng né tránh, thay vì tiếp cận theo đường thẳng.
Khi tên lửa Kalibr áp sát trong cự ly ngắn với tàu đối phương, tên lửa tăng tốc từ tốc độ hành trình từ Mach 0,8 lên Mach 3, và hạ xuống độ cao chỉ 4,6 mét; gây rất nhiều khó khăn, đối với hệ thống phòng thủ chống tên lửa của tàu.
Các biến thể tấn công trên bộ, 3M14T và 3M14K (NATO định danh là SS-N-30A), dường như không tăng tốc lên Mach 3 khi tiếp cận mục tiêu, mà sử dụng phương pháp dẫn đường theo quán tính, có hiệu chỉnh GPS, có tầm bắn đến 2.400km.
Loại tên lửa hành trình Kalibr thứ ba là 91RT và 91RE, được sử dụng để phóng ngư lôi chống tàu ngầm ở phạm vi khoảng 50km; tên lửa sẽ phóng ngư lôi đến vị trí tiếp cận tàu đối phương, sau đó tên lửa được tách ra, lúc này ngư lôi mới khởi động, tìm mục tiêu.
Tên lửa Kalibr hiện đang được triển khai trên các tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga, cũng như các loại hiện đại hơn bao gồm các lớp Akula, Lada và Yasen. Chúng cũng được triển khai trên các tàu chiến, kể cả tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống.
Một tàu khinh hạm lớp Gepard của Nga có thể trang bị 8 tên lửa Kalibr, thì một tàu khu trục có thể mang đến 40 tên lửa Kalibr; nhưng đến nay, Nga chủ yếu triển khai tên lửa Kalibr trên các tàu nhỏ; thể hiện chiến lược "phân tán" hỏa lực của Hải quân Nga.
Các biến thể xuất khẩu của tên lửa Kalibr là Klub đều có tầm bắn giảm xuống từ 200-300 km để tuân thủ Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa, mà Nga là thành viên. Hiệp ước cấm xuất khẩu tên lửa có tầm bắn vượt quá 300km.
Tên lửa Klub hiện được triển khai trên các tàu ngầm lớp Kilo của hải quân Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria, Việt Nam và có thể là Iran, cũng như sáu khinh hạm lớp Talwar của Ấn Độ. Trung Quốc cũng đã phát triển tên lửa hành trình YJ-18 tầm xa hơn, được cho là bản sao một phần của Klub.
Có thể một phiên bản phóng từ trên không của Klub đang được phát triển, để sử dụng trên máy bay tuần tra hàng hải Tu-142, hiện có trong biên chế Không quân Nga và Ấn Độ.
Các phiên bản chống hạm phóng từ mặt đất có thể cũng đã được phát triển; đáng chú ý là phiên bản có thể được giấu trong một thùng hàng. Biến thể Klub-K này có thể được vận chuyển trên tàu dân dụng, tàu chở hàng hoặc xe tải, khiến việc xác định và tiêu diệt vũ khí từ xa trở nên khó khăn. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin được xác nhận.
Mặc dù Nga vẫn sản xuất nhiều loại tên lửa hành trình hải quân khác, nhưng Kalibr dường như vẫn là trụ cột trong khả năng tấn công hải quân tầm xa của Nga trong nhiều năm tới.
Về lý thuyết, phiên bản tấn công mặt đất mang lại hiệu suất tương tự như Tomahawk của Mỹ; nhưng với tính năng của phiên bản chống hạm (tăng tốc khi tiếp cận mục tiêu lên 3 Mach), khiến Kalibr trở thành vũ khí chống hạm nguy hiểm.
Mặc dù Hải quân Nga thua xa Hải quân Mỹ về số lượng tàu chiến, nhưng với khả năng triển khai có hiệu quả vũ khí tầm xa trên các tàu có trọng tải thấp, cũng khiến các nhà hoạch định hải quân Mỹ phải suy nghĩ nhiều. Nguồn ảnh: QQ.
Tên lửa hành trình Kalibr - "thanh gươm" của Quân đội Nga trên mọi mặt trận. Nguồn: QPVN.