Tàu sân bay, là những tàu chiến đấu mặt nước, có khả năng chiến đấu trên biển mạnh nhất, răn đe mạnh nhất, trọng tải lớn nhất và kinh phí đóng cũng như duy trì hoạt động đắt nhất. Để chế tạo một tàu sân bay, nó phải có nền công nghiệp quốc phòng và sức mạnh kinh tế hùng hậu.Tàu sân bay, là những tàu chiến đấu mặt nước, có khả năng chiến đấu trên biển mạnh nhất, răn đe mạnh nhất, trọng tải lớn nhất và kinh phí đóng cũng như duy trì hoạt động đắt nhất. Để chế tạo một tàu sân bay, nó phải có nền công nghiệp quốc phòng và sức mạnh kinh tế hùng hậu.Hiện nay, với việc phát triển các tên lửa chống hạm tiên tiến, nhiều quốc gia đã tuyên bố có khả năng đánh chìm tàu sân bay. Trong những năm gần đây, Trung Quốc cũng đã tiết lộ các tên lửa đạn đạo chống hạm như Dongfeng-21D và Dongfeng-26 có khả năng đánh chìm tàu sân bay.Trước đây, Mỹ thậm chí còn tuyên bố rằng, với sự phát triển nhanh chóng của tên lửa chống hạm, tàu sân bay sẽ trở thành mục tiêu di động, rất dễ bị đánh chìm và sẽ khó phát huy được vai trò là căn cứ quân sự di động trên biển. Nhưng hóa ra đó chỉ là những lời tuyên bố đánh lạc hướng, vì việc đầu tư phát triển tàu sân bay của Mỹ chưa bao giờ dừng lại.Và việc đánh chìm tàu sân bay của Mỹ, chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng; là một căn cứ quân sự di động trên biển, mặc dù bản thân tàu sân bay không có khả năng chống trả hoặc tự vệ, nhưng đi cùng một tàu sân bay thường là từ 1-2 tàu tuần dương, 2-3 tàu khu trục, 1-2 tàu ngầm hạt nhân, tạo thành biên đội tàu sân bay, có khả năng tiến công, phòng thủ mạnh mẽ.Các tàu sân bay với trang bị vũ khí đầy đủ, có thể đạt bán kính phòng thủ đến 500 km; các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm tạo thành một rào chắn xung quanh, trong khi các tàu sân bay nằm ở trung tâm của bán kính phòng thủ.Trong phạm vi tầm bắn của tên lửa chống hạm hiện có của nhiều quốc gia khác nhau, chưa thể đe dọa được tàu sân bay Mỹ. Ngay cả tên lửa chống hạm P-700, được gọi là sát thủ tàu sân bay của Liên Xô trước kia, có tầm bắn chỉ khoảng 500 km. Do đó, gần như không thể tấn công trực tiếp tàu sân bay, từ bên ngoài khu vực phòng thủ, của biên đội tàu sân bay.Nhận thức về mối đe dọa của tàu sân bay Mỹ với an ninh quốc gia, trong những năm của thập niên 1990, Trung Quốc đã đầu tư phát triển loại tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng-21D và sau này là Dongfeng-26; Trung Quốc hy vọng, với tầm bắn xa, các loại tên lửa đạn đạo chống hạm của họ có thể vượt qua bán kính phòng thủ của biên đội tàu sân bay Mỹ.Theo tính toán của giới quân sự Trung Quốc, tên lửa Dongfeng-21D của họ có thể tiến công các mục tiêu có diện tích lớn như tàu sân bay ở khoảng cách đến 1.500 km; với tầm bắn xa, khả năng xuyên phá tốt, khó đánh chặn, giữ bí mật trận địa tốt, nên có thể đẩy biên đội tàu sân bay Mỹ ra xa bờ biển Trung Quốc.Tuy nhiên liệu tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng-21D có thể đánh chìm một tàu sân bay có lượng giãn nước đến 100.000 tấn không? Câu trả lời của giới chuyên môn về cơ bản là không thể. Mặc dù Dongfeng-21D có khả năng xuyên phá mạnh mẽ, nhưng DF-21D không thể đánh chìm chính tàu sân bay, nhưng nó hoàn toàn có khả năng gây ra tổn thất nặng nề và làm tê liệt tàu sân bay.Các nhà thiết kế tàu sân bay cho hải quân Mỹ, đã tính toán rất kỹ các khả năng rủi ro khi bị tên lửa tiến công; do vậy khi thiết kế, chế tạo tàu sân bay, họ đã lựa chọn những loại thép đặc biệt, có cường độ chịu lực cao, khả năng chống chịu va đập rất tốt.Cùng với đó, tàu sân bay Mỹ được thiết kế với hàng nghìn buồng kín nước, với mục đích nhằm ngăn nước tràn vào; nếu tình huống tàu sân bay bị trúng tên lửa, nếu không có nhiều khoang kín nước như vậy, khi nước tràn vào, tàu sẽ bị mất trọng tâm, dẫn đến chìm tàu.Đồng thời, tàu sử dụng thiết kế đa tâng cách biệt, nếu lớp tàu sân bay Nimitz đầu tiên áp dụng thiết kế 6 tầng, nhưng đến lớp Ford hiện nay đã được tăng lên 9 tâng, để ngăn tên lửa xâm nhập trực tiếp vào bên trong. Các vách ngăn sử dụng thép đặc biệt, cường độ cao, có chiều dày đến 500 mm; do vậy đừng nói bất kỳ một loại tên lửa chống hạm nào có thể xuyên thủng lớp thép này, chứ đừng nói đánh chìm.Năm 2005, Hải quân Mỹ đã sử dụng một tàu sân bay đã loại biên, để làm mục tiêu để tiến hành các thử nghiệm của các loại vũ khí; những thử nghiệm đã gây sốc cho giới quân sự, họ đã sử dụng các loại tên lửa chống hạm có trong biên chế của quân đội Mỹ, các loại bom khoan mặt đất, bom dẫn đường, ngư lôi, bom khoan phá bê tông…nhưng không thể đánh chìm, và cuối cùng, họ phải lắp đặt chất nổ trên tàu sân bay để đánh chìm nó.Do đó, có thể kết luận rằng, gần như không thể đánh chìm một tàu sân bay 100.000 tấn bằng một tên lửa chống hạm. Những loại tên lửa chống hạm như Dongfeng-21D nếu có trúng, chỉ có thể xuyên qua một vài lớp sàn, khiến tàu sân bay mất khả năng chiến đấu tạm thời mà thôi. Video Tàu sân bay hạt nhân 50 năm mới cần nạp nhiên liệu của Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay, là những tàu chiến đấu mặt nước, có khả năng chiến đấu trên biển mạnh nhất, răn đe mạnh nhất, trọng tải lớn nhất và kinh phí đóng cũng như duy trì hoạt động đắt nhất. Để chế tạo một tàu sân bay, nó phải có nền công nghiệp quốc phòng và sức mạnh kinh tế hùng hậu.
Tàu sân bay, là những tàu chiến đấu mặt nước, có khả năng chiến đấu trên biển mạnh nhất, răn đe mạnh nhất, trọng tải lớn nhất và kinh phí đóng cũng như duy trì hoạt động đắt nhất. Để chế tạo một tàu sân bay, nó phải có nền công nghiệp quốc phòng và sức mạnh kinh tế hùng hậu.
Hiện nay, với việc phát triển các tên lửa chống hạm tiên tiến, nhiều quốc gia đã tuyên bố có khả năng đánh chìm tàu sân bay. Trong những năm gần đây, Trung Quốc cũng đã tiết lộ các tên lửa đạn đạo chống hạm như Dongfeng-21D và Dongfeng-26 có khả năng đánh chìm tàu sân bay.
Trước đây, Mỹ thậm chí còn tuyên bố rằng, với sự phát triển nhanh chóng của tên lửa chống hạm, tàu sân bay sẽ trở thành mục tiêu di động, rất dễ bị đánh chìm và sẽ khó phát huy được vai trò là căn cứ quân sự di động trên biển. Nhưng hóa ra đó chỉ là những lời tuyên bố đánh lạc hướng, vì việc đầu tư phát triển tàu sân bay của Mỹ chưa bao giờ dừng lại.
Và việc đánh chìm tàu sân bay của Mỹ, chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng; là một căn cứ quân sự di động trên biển, mặc dù bản thân tàu sân bay không có khả năng chống trả hoặc tự vệ, nhưng đi cùng một tàu sân bay thường là từ 1-2 tàu tuần dương, 2-3 tàu khu trục, 1-2 tàu ngầm hạt nhân, tạo thành biên đội tàu sân bay, có khả năng tiến công, phòng thủ mạnh mẽ.
Các tàu sân bay với trang bị vũ khí đầy đủ, có thể đạt bán kính phòng thủ đến 500 km; các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm tạo thành một rào chắn xung quanh, trong khi các tàu sân bay nằm ở trung tâm của bán kính phòng thủ.
Trong phạm vi tầm bắn của tên lửa chống hạm hiện có của nhiều quốc gia khác nhau, chưa thể đe dọa được tàu sân bay Mỹ. Ngay cả tên lửa chống hạm P-700, được gọi là sát thủ tàu sân bay của Liên Xô trước kia, có tầm bắn chỉ khoảng 500 km. Do đó, gần như không thể tấn công trực tiếp tàu sân bay, từ bên ngoài khu vực phòng thủ, của biên đội tàu sân bay.
Nhận thức về mối đe dọa của tàu sân bay Mỹ với an ninh quốc gia, trong những năm của thập niên 1990, Trung Quốc đã đầu tư phát triển loại tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng-21D và sau này là Dongfeng-26; Trung Quốc hy vọng, với tầm bắn xa, các loại tên lửa đạn đạo chống hạm của họ có thể vượt qua bán kính phòng thủ của biên đội tàu sân bay Mỹ.
Theo tính toán của giới quân sự Trung Quốc, tên lửa Dongfeng-21D của họ có thể tiến công các mục tiêu có diện tích lớn như tàu sân bay ở khoảng cách đến 1.500 km; với tầm bắn xa, khả năng xuyên phá tốt, khó đánh chặn, giữ bí mật trận địa tốt, nên có thể đẩy biên đội tàu sân bay Mỹ ra xa bờ biển Trung Quốc.
Tuy nhiên liệu tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng-21D có thể đánh chìm một tàu sân bay có lượng giãn nước đến 100.000 tấn không? Câu trả lời của giới chuyên môn về cơ bản là không thể. Mặc dù Dongfeng-21D có khả năng xuyên phá mạnh mẽ, nhưng DF-21D không thể đánh chìm chính tàu sân bay, nhưng nó hoàn toàn có khả năng gây ra tổn thất nặng nề và làm tê liệt tàu sân bay.
Các nhà thiết kế tàu sân bay cho hải quân Mỹ, đã tính toán rất kỹ các khả năng rủi ro khi bị tên lửa tiến công; do vậy khi thiết kế, chế tạo tàu sân bay, họ đã lựa chọn những loại thép đặc biệt, có cường độ chịu lực cao, khả năng chống chịu va đập rất tốt.
Cùng với đó, tàu sân bay Mỹ được thiết kế với hàng nghìn buồng kín nước, với mục đích nhằm ngăn nước tràn vào; nếu tình huống tàu sân bay bị trúng tên lửa, nếu không có nhiều khoang kín nước như vậy, khi nước tràn vào, tàu sẽ bị mất trọng tâm, dẫn đến chìm tàu.
Đồng thời, tàu sử dụng thiết kế đa tâng cách biệt, nếu lớp tàu sân bay Nimitz đầu tiên áp dụng thiết kế 6 tầng, nhưng đến lớp Ford hiện nay đã được tăng lên 9 tâng, để ngăn tên lửa xâm nhập trực tiếp vào bên trong. Các vách ngăn sử dụng thép đặc biệt, cường độ cao, có chiều dày đến 500 mm; do vậy đừng nói bất kỳ một loại tên lửa chống hạm nào có thể xuyên thủng lớp thép này, chứ đừng nói đánh chìm.
Năm 2005, Hải quân Mỹ đã sử dụng một tàu sân bay đã loại biên, để làm mục tiêu để tiến hành các thử nghiệm của các loại vũ khí; những thử nghiệm đã gây sốc cho giới quân sự, họ đã sử dụng các loại tên lửa chống hạm có trong biên chế của quân đội Mỹ, các loại bom khoan mặt đất, bom dẫn đường, ngư lôi, bom khoan phá bê tông…nhưng không thể đánh chìm, và cuối cùng, họ phải lắp đặt chất nổ trên tàu sân bay để đánh chìm nó.
Do đó, có thể kết luận rằng, gần như không thể đánh chìm một tàu sân bay 100.000 tấn bằng một tên lửa chống hạm. Những loại tên lửa chống hạm như Dongfeng-21D nếu có trúng, chỉ có thể xuyên qua một vài lớp sàn, khiến tàu sân bay mất khả năng chiến đấu tạm thời mà thôi.
Video Tàu sân bay hạt nhân 50 năm mới cần nạp nhiên liệu của Hải quân Mỹ.