Đài truyền hình quốc gia CCTV của Trung Quốc vừa cho đăng tải những hình ảnh mới nhất về dàn tên lửa đạn đạo tầm trung nguy hiểm bậc nhất của nước này. Nguồn ảnh: Sina.Tờ Nhân dân Nhật báo sau đó đã đăng đàn nhận diện đây là loại tên lửa đạn đạo DF-26 hay Đông Phong 26. Loại tên lửa đạn đạo tầm trung được Trung Quốc cho vào biên chế từ năm 2016 tới nay. Nguồn ảnh: Sina.Theo các thông số được truyền thông Trung Quốc đăng tải, loại tên lửa này có tầm bắn vào khoảng 4000 km. Ngoài ra, tên lửa còn có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và tấn công được cả vào mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: Sina.Đông Phong 26 trong quá khứ cũng từng được coi là loại tên lửa đầu tiên của Trung Quốc có khả năng tấn công nước Mỹ khi nó có tầm bắn tới được đảo Guam. Nguồn ảnh: Sina.Giới truyền thông Mỹ thậm chí còn được đặt tên là "Guam killer" (sát thủ Guam) hoặc "Guam Express" (tàu tốc hành tới Guam). Nguồn ảnh: Sina.Với khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, sức công phá của tên lửa Đông Phong 26 cũng là cực kỳ ghê gớm. Kể cả khi nó sử dụng đầu đạn thường, với trọng lượng đầu đạn lên tới 1,8 tấn - rõ ràng đây là loại tên lửa thích hợp để sử dụng trong trường hợp đánh phủ đầu. Nguồn ảnh: Sina.Trên lý thuyết, độ chính xác lệch tâm của tên lửa Đông Phong 26 vào khoảng từ 150 tới 450 mét so với mục tiêu ban đầu. Tuy nhiên do mang theo trọng lượng đầu đạn quá lớn, độ lệch này dường như không ảnh hưởng mấy tới việc phá huỷ mục tiêu đã định. Nguồn ảnh: Sina.Tên lửa DF 26 cũng được cho là nguyên nhân khiến Mỹ phải xé bỏ hiệp ước hạn chế phổ biến vũ khí tầm trung với Nga. Đơn giản là vì Mỹ cũng như Nga bị hiệp ước cấm sản xuất các loại vũ khí có tầm bắn từ 500 tới 5000 km. Nguồn ảnh: Sina.Điều này khiến cho Trung Quốc "một mình một ngựa", có thể thoải mái sản xuất, chế tạo các loại tên lửa có tầm bắn mà không bị bất cứ hiệp ước nào ngăn cản và cũng không sợ đối phương có vũ khí tương xứng để đáp trả. Nguồn ảnh: Sina.Mời độc giả xem Video: Trung Quốc quảng cáo tên lửa đạn đạo tầm trung - thứ vũ khí mà cả Nga lẫn Mỹ đều... không có.
Đài truyền hình quốc gia CCTV của Trung Quốc vừa cho đăng tải những hình ảnh mới nhất về dàn tên lửa đạn đạo tầm trung nguy hiểm bậc nhất của nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Tờ Nhân dân Nhật báo sau đó đã đăng đàn nhận diện đây là loại tên lửa đạn đạo DF-26 hay Đông Phong 26. Loại tên lửa đạn đạo tầm trung được Trung Quốc cho vào biên chế từ năm 2016 tới nay. Nguồn ảnh: Sina.
Theo các thông số được truyền thông Trung Quốc đăng tải, loại tên lửa này có tầm bắn vào khoảng 4000 km. Ngoài ra, tên lửa còn có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và tấn công được cả vào mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: Sina.
Đông Phong 26 trong quá khứ cũng từng được coi là loại tên lửa đầu tiên của Trung Quốc có khả năng tấn công nước Mỹ khi nó có tầm bắn tới được đảo Guam. Nguồn ảnh: Sina.
Giới truyền thông Mỹ thậm chí còn được đặt tên là "Guam killer" (sát thủ Guam) hoặc "Guam Express" (tàu tốc hành tới Guam). Nguồn ảnh: Sina.
Với khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, sức công phá của tên lửa Đông Phong 26 cũng là cực kỳ ghê gớm. Kể cả khi nó sử dụng đầu đạn thường, với trọng lượng đầu đạn lên tới 1,8 tấn - rõ ràng đây là loại tên lửa thích hợp để sử dụng trong trường hợp đánh phủ đầu. Nguồn ảnh: Sina.
Trên lý thuyết, độ chính xác lệch tâm của tên lửa Đông Phong 26 vào khoảng từ 150 tới 450 mét so với mục tiêu ban đầu. Tuy nhiên do mang theo trọng lượng đầu đạn quá lớn, độ lệch này dường như không ảnh hưởng mấy tới việc phá huỷ mục tiêu đã định. Nguồn ảnh: Sina.
Tên lửa DF 26 cũng được cho là nguyên nhân khiến Mỹ phải xé bỏ hiệp ước hạn chế phổ biến vũ khí tầm trung với Nga. Đơn giản là vì Mỹ cũng như Nga bị hiệp ước cấm sản xuất các loại vũ khí có tầm bắn từ 500 tới 5000 km. Nguồn ảnh: Sina.
Điều này khiến cho Trung Quốc "một mình một ngựa", có thể thoải mái sản xuất, chế tạo các loại tên lửa có tầm bắn mà không bị bất cứ hiệp ước nào ngăn cản và cũng không sợ đối phương có vũ khí tương xứng để đáp trả. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Trung Quốc quảng cáo tên lửa đạn đạo tầm trung - thứ vũ khí mà cả Nga lẫn Mỹ đều... không có.