Đây có thể coi là lần đầu tiên tổ hợp tên lửa đạn đạo mạnh nhất trong tay Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất hiện công khai giữa thủ đô. Tổ hợp tên lửa đạn đạo Scud của Việt Nam hiện tại đều thuộc sự quản lý của Lữ đoàn 490 - Binh chủng Pháo binh. Nguồn ảnh: Tienphong.Tên lửa đạn đạo Scud nằm trong biên chế của Việt Nam mang tên mã là R-17 do Liên Xô sản xuất. Đây là phiên bản được sử dụng để xuất khẩu là chủ yếu và theo ước tính có tổng cộng 7000 tổ hợp Scud loại này từng được chế tạo. Nguồn ảnh: QPVN.Tính tới thời điểm hiện tại, có tổng cộng 32 nước trên thế giới đang sử dụng loại tên lửa Scud, trong đó có cả Việt Nam. Ngoài ra, còn có 4 quốc gia khác trên thế giới hiện vẫn đang nắm giữ công nghệ sản xuất loại tên lửa này. Nguồn ảnh: TL.Tên lửa Scud lần đầu được phóng thử vào năm 1961 và được đưa vào biên chế sử dụng từ năm 1964 tới nay. Kể từ đó tới nay, dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ những Scud vẫn là thứ vũ khí đáng gờm ở nhiều quốc gia. Nguồn ảnh: QPVN.Phiên bản cải tiến của R-11 (Scud-A) có tên gọi là Scud-B (R-17) có khả năng mang được các loại đầu đạn bao gồm cả đầu đạn hạt nhân, đầu đạn hóa học, đầu đạn thường, đầu đạn nổ mảnh. Nguồn ảnh: QSVN.Việc là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á sở hữu tên lửa đạn đạo Scud cho phép Việt Nam củng cố uy thế dẫn đầu khu vực về sức mạnh quân sự, đặc biệt là khả năng triển khai tấn công tầm xa phủ đầu. Nguồn ảnh: Tienphong.Ngoài ra, tại khuôn viên của Bộ quốc phòng những ngày cuối tuần vừa rồi, một loạt những loại khí tài nổi bật khác cũng được trưng bày, trong đó có xe tăng T-54M phiên bản cải tiến. Nguồn ảnh: Tienphong.Từng thu hút được rất nhiều sự quan tâm của công chúng, tuy nhiên cho tới nay, xe tăng T-54M dường như vẫn chưa từng được xuất hiện công khai để người dân được phép tiếp cận. Nguồn ảnh: Tienphong.Cận cảnh vị trí lái xe của xe tăng chủ lực T-54M do Việt Nam tự cải tiến. Nguồn ảnh: Tienphong.Ngoài ra, còn một loạt các loại vũ khí, khí tài hiện đại khác cũng được chúng ta mang ra trưng bày trong khuôn viên của Bộ quốc phòng lần này. Trong ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER Việt Nam mua từ Israel. Nguồn ảnh: Tienphong.Các tổ hợp tên lửa phòng không bao gồm pháo tự hành ZSU-23-4 bốn nòng mỗi nòng cỡ 23mm, tên lửa phòng không S-75, tên lửa phòng không S125 cùng nhiều loại khí tài khác. Nguồn ảnh: Tienphong.Mời độc giả xem Video: Tổ hợp tên lửa Scud của Việt Nam trong tập trận.
Đây có thể coi là lần đầu tiên tổ hợp tên lửa đạn đạo mạnh nhất trong tay Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất hiện công khai giữa thủ đô. Tổ hợp tên lửa đạn đạo Scud của Việt Nam hiện tại đều thuộc sự quản lý của Lữ đoàn 490 - Binh chủng Pháo binh. Nguồn ảnh: Tienphong.
Tên lửa đạn đạo Scud nằm trong biên chế của Việt Nam mang tên mã là R-17 do Liên Xô sản xuất. Đây là phiên bản được sử dụng để xuất khẩu là chủ yếu và theo ước tính có tổng cộng 7000 tổ hợp Scud loại này từng được chế tạo. Nguồn ảnh: QPVN.
Tính tới thời điểm hiện tại, có tổng cộng 32 nước trên thế giới đang sử dụng loại tên lửa Scud, trong đó có cả Việt Nam. Ngoài ra, còn có 4 quốc gia khác trên thế giới hiện vẫn đang nắm giữ công nghệ sản xuất loại tên lửa này. Nguồn ảnh: TL.
Tên lửa Scud lần đầu được phóng thử vào năm 1961 và được đưa vào biên chế sử dụng từ năm 1964 tới nay. Kể từ đó tới nay, dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ những Scud vẫn là thứ vũ khí đáng gờm ở nhiều quốc gia. Nguồn ảnh: QPVN.
Phiên bản cải tiến của R-11 (Scud-A) có tên gọi là Scud-B (R-17) có khả năng mang được các loại đầu đạn bao gồm cả đầu đạn hạt nhân, đầu đạn hóa học, đầu đạn thường, đầu đạn nổ mảnh. Nguồn ảnh: QSVN.
Việc là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á sở hữu tên lửa đạn đạo Scud cho phép Việt Nam củng cố uy thế dẫn đầu khu vực về sức mạnh quân sự, đặc biệt là khả năng triển khai tấn công tầm xa phủ đầu. Nguồn ảnh: Tienphong.
Ngoài ra, tại khuôn viên của Bộ quốc phòng những ngày cuối tuần vừa rồi, một loạt những loại khí tài nổi bật khác cũng được trưng bày, trong đó có xe tăng T-54M phiên bản cải tiến. Nguồn ảnh: Tienphong.
Từng thu hút được rất nhiều sự quan tâm của công chúng, tuy nhiên cho tới nay, xe tăng T-54M dường như vẫn chưa từng được xuất hiện công khai để người dân được phép tiếp cận. Nguồn ảnh: Tienphong.
Cận cảnh vị trí lái xe của xe tăng chủ lực T-54M do Việt Nam tự cải tiến. Nguồn ảnh: Tienphong.
Ngoài ra, còn một loạt các loại vũ khí, khí tài hiện đại khác cũng được chúng ta mang ra trưng bày trong khuôn viên của Bộ quốc phòng lần này. Trong ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER Việt Nam mua từ Israel. Nguồn ảnh: Tienphong.
Các tổ hợp tên lửa phòng không bao gồm pháo tự hành ZSU-23-4 bốn nòng mỗi nòng cỡ 23mm, tên lửa phòng không S-75, tên lửa phòng không S125 cùng nhiều loại khí tài khác. Nguồn ảnh: Tienphong.
Mời độc giả xem Video: Tổ hợp tên lửa Scud của Việt Nam trong tập trận.