Trong giai đoạn này, các trận chiến khốc liệt nhất trên chiến trường Ukraine là các trận tấn công và phòng thủ đô thị tại Bakhmut, Avadivka và Marinka và các trận chiến trên vùng thảo nguyên ở các khu vực Vuhledar và Kreminna-Svatovo.Ngoại trừ hỏa lực của các lực lượng pháo binh, xe tăng, thiết giáp và hàng không vũ trụ đã gây thiệt hại lớn cho quân đội Ukraine, thì tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) của bộ binh Nga, đã phát huy tính năng kỹ chiến thuật rất tốt trên chiến trường và cũng là vũ khí gây nhiều thiệt hại cho Quân đội Ukraine. Quân đội Nga sở hữu đa chủng loại tên lửa chống tăng, tất cả đều là tên lửa chống tăng thế hệ 2 (điều khiển theo nguyên lý 2 điểm là mắt trắc thủ và mục tiêu). Những tên lửa chống tăng này có nhiều loại bao gồm 9K115-2 Metis-M, 9K121 Vikhr, 9M117 Bastion, 9M119 Svir/Refleks, 9M120 Ataka-V, 9M123 Khrizantema, Fagot, Kornets và Konkurs.Khi quân đội Ukraine còn đang khoe tên lửa Javelin với tầm bắn chỉ vài trăm mét và vô số súng phóng rocket Âu Mỹ, thì quân đội Nga, đặc biệt là lực lượng Vệ binh Chechnya đã hạn chế việc sử dụng súng phóng rocket chứ không phải là họ không có loại súng này. Thay vào đó là họ sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển với độ chính xác và tầm bắn xa hơn.Các mục tiêu bị tấn công bằng tên lửa chống tăng của quân đội Nga chính xác đến từng cm. Quân đội Nga không chỉ sử dụng tên lửa vào nhiệm vụ tấn công những chiếc xe tăng có giá trị chiến thuật cao và được bọc thép dày, mà còn dùng ATGM tiêu diệt cả xe bán tải, SUV, xe tải quân sự. Thậm chí ở chiến trường Kherson, Quân đội Nga còn sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển, để tấn công các tàu chiến và xuồng chiến đấu của Quân đội Ukraine ở trên sông Dnepr.Nổi tiếng nhất trong việc sử dụng tên lửa chống tăng của Quân đội Nga là Sư đoàn đổ bộ đường không số 76. Khi phản công quân đội Ukraine ở hữu ngạn Kherson, họ đã phá hủy một số lượng lớn các phương tiện chiến đấu của Ukraine bằng tên lửa chống tăng.Không chỉ dùng tên lửa chống tăng để phá hủy xe tăng, xe bọc thép hay xe cơ giới, bộ binh Nga còn sử dụng tên lửa chống tăng để tiêu diệt các hỏa điểm, lô cốt, sinh lực ẩn, lộ của Quân đội Ukraine từ khoảng cách xa; góp phần tiêu diệt nhiều sinh lực Quân đội Ukraine. Việc này rất phổ biến trong các trận tấn công và phòng thủ ở Bakhmut, khi quân Ukraine ẩn nấp trong một căn phòng nào đó của tòa nhà, pháo binh không dễ khai hỏa; lúc này xạ thủ lính đánh thuê Wagner phóng tên lửa chống tăng từ vị trí cách xa vài km để tấn công, làm giảm thương vong.Tại chiến trường Ukraine hiện tại, lính bộ binh Nga và cả lính bộ binh Ukraine cũng đều đầu sử dụng tên lửa chống tăng để tiêu diệt sinh lực của nhau. Chúng thuần túy được dùng làm vũ khí hỏa lực, nhưng có uy lực, tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn những súng phóng lựu vác vai. Thậm chí, trên bụng của máy bay không người lái tấn công "Orion" của Nga (đang trong giai đoạn thử nghiệm thực chiến), còn có một giá treo đặc biệt, có thể lắp tên lửa chống tăng Kornet-E để tiêu diệt mục tiêu mặt đất của Ukraine một cách chính xác. Sau khi có lệnh động viên cục bộ, quân số của Nga đã tăng lên rất nhiều, các xí nghiệp quân sự ngày nào cũng tăng ca để sản xuất tên lửa chống tăng. Do có nền tảng sản xuất từ thời Liên Xô, nên sản lượng tên lửa chống tăng của Nga hiện nay hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của chiến trường.Các dây chuyền sản xuất không chỉ sản xuất tên lửa chống tăng tiên tiến như Kornets mà còn sản xuất tên lửa chống tăng có tính năng thấp hơn một chút, dễ sản xuất hơn và rất dễ sử dụng để chống lại xe bọc thép và các mục tiêu khác; đặc biệt là bộ binh rất dễ sử dụng. Về tình hình của quân đội Ukraine, ai cũng biết viện trợ từ Châu Âu và Mỹ sẽ có lúc phải giảm dần, hiện đang khôi phục sản suất, viện trợ bao nhiêu thì có bấy nhiêu. Cùng với đó là tầm bắn ngắn, giá thành quá cao và không phù hợp với khí hậu Ukraine cùng các lý do khác, khiến tên lửa của Mỹ và châu Âu đã không phát huy được nhiều tác dụng trong cuộc xung đột.
Trong giai đoạn này, các trận chiến khốc liệt nhất trên chiến trường Ukraine là các trận tấn công và phòng thủ đô thị tại Bakhmut, Avadivka và Marinka và các trận chiến trên vùng thảo nguyên ở các khu vực Vuhledar và Kreminna-Svatovo.
Ngoại trừ hỏa lực của các lực lượng pháo binh, xe tăng, thiết giáp và hàng không vũ trụ đã gây thiệt hại lớn cho quân đội Ukraine, thì tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) của bộ binh Nga, đã phát huy tính năng kỹ chiến thuật rất tốt trên chiến trường và cũng là vũ khí gây nhiều thiệt hại cho Quân đội Ukraine.
Quân đội Nga sở hữu đa chủng loại tên lửa chống tăng, tất cả đều là tên lửa chống tăng thế hệ 2 (điều khiển theo nguyên lý 2 điểm là mắt trắc thủ và mục tiêu). Những tên lửa chống tăng này có nhiều loại bao gồm 9K115-2 Metis-M, 9K121 Vikhr, 9M117 Bastion, 9M119 Svir/Refleks, 9M120 Ataka-V, 9M123 Khrizantema, Fagot, Kornets và Konkurs.
Khi quân đội Ukraine còn đang khoe tên lửa Javelin với tầm bắn chỉ vài trăm mét và vô số súng phóng rocket Âu Mỹ, thì quân đội Nga, đặc biệt là lực lượng Vệ binh Chechnya đã hạn chế việc sử dụng súng phóng rocket chứ không phải là họ không có loại súng này. Thay vào đó là họ sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển với độ chính xác và tầm bắn xa hơn.
Các mục tiêu bị tấn công bằng tên lửa chống tăng của quân đội Nga chính xác đến từng cm. Quân đội Nga không chỉ sử dụng tên lửa vào nhiệm vụ tấn công những chiếc xe tăng có giá trị chiến thuật cao và được bọc thép dày, mà còn dùng ATGM tiêu diệt cả xe bán tải, SUV, xe tải quân sự.
Thậm chí ở chiến trường Kherson, Quân đội Nga còn sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển, để tấn công các tàu chiến và xuồng chiến đấu của Quân đội Ukraine ở trên sông Dnepr.
Nổi tiếng nhất trong việc sử dụng tên lửa chống tăng của Quân đội Nga là Sư đoàn đổ bộ đường không số 76. Khi phản công quân đội Ukraine ở hữu ngạn Kherson, họ đã phá hủy một số lượng lớn các phương tiện chiến đấu của Ukraine bằng tên lửa chống tăng.
Không chỉ dùng tên lửa chống tăng để phá hủy xe tăng, xe bọc thép hay xe cơ giới, bộ binh Nga còn sử dụng tên lửa chống tăng để tiêu diệt các hỏa điểm, lô cốt, sinh lực ẩn, lộ của Quân đội Ukraine từ khoảng cách xa; góp phần tiêu diệt nhiều sinh lực Quân đội Ukraine.
Việc này rất phổ biến trong các trận tấn công và phòng thủ ở Bakhmut, khi quân Ukraine ẩn nấp trong một căn phòng nào đó của tòa nhà, pháo binh không dễ khai hỏa; lúc này xạ thủ lính đánh thuê Wagner phóng tên lửa chống tăng từ vị trí cách xa vài km để tấn công, làm giảm thương vong.
Tại chiến trường Ukraine hiện tại, lính bộ binh Nga và cả lính bộ binh Ukraine cũng đều đầu sử dụng tên lửa chống tăng để tiêu diệt sinh lực của nhau. Chúng thuần túy được dùng làm vũ khí hỏa lực, nhưng có uy lực, tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn những súng phóng lựu vác vai.
Thậm chí, trên bụng của máy bay không người lái tấn công "Orion" của Nga (đang trong giai đoạn thử nghiệm thực chiến), còn có một giá treo đặc biệt, có thể lắp tên lửa chống tăng Kornet-E để tiêu diệt mục tiêu mặt đất của Ukraine một cách chính xác.
Sau khi có lệnh động viên cục bộ, quân số của Nga đã tăng lên rất nhiều, các xí nghiệp quân sự ngày nào cũng tăng ca để sản xuất tên lửa chống tăng. Do có nền tảng sản xuất từ thời Liên Xô, nên sản lượng tên lửa chống tăng của Nga hiện nay hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của chiến trường.
Các dây chuyền sản xuất không chỉ sản xuất tên lửa chống tăng tiên tiến như Kornets mà còn sản xuất tên lửa chống tăng có tính năng thấp hơn một chút, dễ sản xuất hơn và rất dễ sử dụng để chống lại xe bọc thép và các mục tiêu khác; đặc biệt là bộ binh rất dễ sử dụng.
Về tình hình của quân đội Ukraine, ai cũng biết viện trợ từ Châu Âu và Mỹ sẽ có lúc phải giảm dần, hiện đang khôi phục sản suất, viện trợ bao nhiêu thì có bấy nhiêu. Cùng với đó là tầm bắn ngắn, giá thành quá cao và không phù hợp với khí hậu Ukraine cùng các lý do khác, khiến tên lửa của Mỹ và châu Âu đã không phát huy được nhiều tác dụng trong cuộc xung đột.