Tạp chí quốc phòng Khán Hòa số tháng 1/2015 tiết lộ, việc hàng loạt xe tăng hiện đại của Quân đội Ukraine và xe tăng M1 Abram do Mỹ chế tạo mà quân đội Iraq sử dụng bị các lực lượng ly khai, phiến quân hồi giáo hủy diệt đó là nhờ tên lửa chống tăng Nga.
Bài viết Ukraine là một trong những nhà sản xuất xe tăng hàng đầu thế giới, quân đội nước này hiện có trong những mẫu tăng hiện đại bậc nhất như T-64, T-80U với số lượng lên tới khoảng 2.000 chiếc. Song trong cuộc chiến ở miền Đông Ukraine vừa qua, gần nhất là vào tháng 9/2014, các xe tăng này lại tỏ ra hoạt động kém hiệu quả để chống lại phe ly khai.
Xe tăng Ukraine, Mỹ tan tành trên chiến trường
Tạp chí Khán Hòa cho rằng, trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến trước khi ngừng bắn, có tin đồn rằng, các xe tăng lạ nghi là các xe tăng T-72B3 có xuất xứ từ Nga đã tham gia vào cuộc xung đột. Rà soát đống đổ nát trên chiến trường, các nhóm khảo sát cũng phát hiện thấy xác xe tăng như T-64, T-72B và T-64BV, đa số chúng đều bị bay mất tháp pháo.
|
Tháp pháo xe tăng T-64BM Ukraine bị bật khỏi thân.
|
Trong khi đó, ở một diễn biến khác, quân hồi giáo IS đã từng tiêu diệt thành công các xe tăng được điều động từ phía quân chính phủ của Iraq và Syria. Thực tế, quân đội Iraq lại sở hữu các xe tăng hàng khủng của Mỹ như M1A1, thậm chí Sư đoàn Thiết giáp 9 của Iraq còn bị mất gần hết số tăng M1A1M, phiên bản xuất khẩu của M1A1 Abrams.
Mặc dù giáp tổng hợp bao phủ trên phiên bản xe tăng này mỏng hơn so với xe tăng Mỹ dùng, song các nòng pháo của xe tăng vẫn còn nguyên vẹn. Một số hình ảnh chụp được cho thấy, M1A1M bị lật đổ trong nhiều trường hợp, song vẫn không rõ liệu có phải xe tăng này quá nặng, không phù hợp với địa hình tác chiến hay không.
Bài phân tích trên Khán Hòa nhận định, điều đáng nói ở chỗ, các xe tăng này đều được huy động tham gia chống lại các lực lượng phiến quân mà so về sức mạnh thì lại là một cuộc chiến không hề cân sức. Ngay cả khi có bức ảnh chụp cho thấy dường như M1A1M bị đánh bởi một quả đạn cối 82 mm, thì thực tế vẫn chưa tìm thấy có tác động nào đáng kể từ loại đạn này đối với xe tăng. Vậy thì vũ khí gì đã phá hủy các xe tăng T-64, T-72 và M1A1M?
Nhìn tổng quát, cả hai cuộc chiến trên, các bên đều không trang bị các xe tăng lớn. Ở Ukraine, ngay cả tình huống giả định rằng, có sự đấu tăng giữa các xe tăng Nga và Ukraine, thì hầu hết các xe tăng trên cũng chỉ bị tấn công từ phía sườn hoặc ở phía sau bởi các tên lửa chống tăng Nga mà quân ly khai sở hữu.
|
Xe tăng M1 Abrams của Mỹ tan thành ở Iraq.
|
Tên lửa Nga chính là "thủ phạm"
Lực lượng ly khai miền Đông Ukraine và quân hồi giáo IS, theo Khán Hòa, đều đang sử dụng các tên lửa chống tăng Kornet của Nga. Kornet hiện được sử dụng phổ biến trên thế giới, dùng 2 loại đạn gồm 9M133-1 có đường kính 152 mm và 9M133M đường kính 135 mm. Phiên bản trước của Kornet có thể xuyên giáp tăng 1.000-1.200 mm, trong khi phiên bản sau xâm nhập lớp giáp 750-800 mm. Cả hai đều sử dụng đầu đạn nổ liều cao Tandem có hệ thống dẫn đường bán tự động với phạm vi hoạt đọng ban ngày từ 3,5-5 km và ban đêm từ 3,5-4 km. Phía quân đội Kiev và ly khai cũng đều sở hữu loại tên lửa này và cả hai còn sử dụng tên lửa chống tăng Metis với hai phiên bản 9K115-2 và 9K115 có khả năng xuyên giáp 850 mm ở phạm vi từ 80-1.500 m.
|
Tên lửa Kornet hay Metis của Nga có thể chính là tác giả.
|
Các tên lửa 9M133-1 Kornet có thể xuyên giáp trước các xe tăng do Nga và Trung Quốc sản xuất, bao gồm cả những thế hệ tăng mới như Type 96A của Trung Quốc. Khi bị trúng loại tên lửa này, các xe tăng dễ bị kích nổ thùng đạn bên trong khiến tháp pháo bật khỏi thân.
Thậm chí một số nguồn tin còn cho rằng, các xe tăng đã qua nâng cấp như T-72B3 và T-64BM có xuất xứ từ Nga được tin cũng bị phá hủy trong cuộc đụng độ trên. Điều đó cho thấy lỗ hổng cơ bản của xe tăng Nga.
Xe tăng T-64BM được đưa vào phục vụ năm 2005, phần thân được trang bị lớp giáp phản ứng nổ tối tân nhất Nozh. Các xe tăng được trang bị động cơ diesel 5TDFM 850 mã lực, nặng 45 tấn. So sánh về số lượng thì quân đội chính phủ Ukraine hầu như không có đủ T-64BM để hình thành một tiểu đoàn. Điều đó loại trừ khả năng T-64BM bị phá hủy do hậu quả của đấu tăng.
Tuy nhiên, bài phân tích trên Khán Hòa lưu ý, dù có bị hạ bệ chung bởi một loại vũ khí là tên lửa chống tăng, thì cách mà xe tăng ở Ukraine và xe tăng ở chiến trường IS bị hạ gục là khác nhau do các xe tăng của Ukraine, Nga và Mỹ có thiết kế khác nhau. Trong khi ở miền Đông Ukraine cũng như trong cuộc xung đột giữa Nga và Georgia năm 2008, các tháp pháo của xe tăng chiến đấu chủ lực như T-72B và T-64BV đều bị phá hủy. Điều này rất có thể xuất phát từ chính cách thiết kế để khoang chứa đạn ở ngay tháp pháo gần kíp chiến đấu. Ngược lại, với các xe tăng chiến đấu chủ lực thiết kế theo kiểu phương Tây, khoang đạn được tách ra ở một ngăn phía sau với tổng số 34 quả đạn, và 6 trong số quả đạn đó được đặt ở một ngăn giữa. Vì thế mà khi bị bắn hạ các xe tăng Mỹ hầu như vẫn còn nguyên vẹn tháp pháo.