Với trị trí địa lý của mình, Iran buộc phải tăng cường phát triển lực lượng Hải quân. Trước việc bị phương Tây cấm vận suốt 40 năm Hải quân Iran gần như không thể phát triển một lực lượng hải quân đúng nghĩa, do đó nước này buộc phải xoay sang phát triển một loại vũ khí khác để có khả năng phòng vệ trước hải quân đối phương. Nguồn ảnh: Sina.Và loại vũ khí mà Iran tập trung phát triển chính là tên lửa chống hạm. Tuy nhiên khác với các loại tên lửa chống hạm phổ biến khác trên thế giới, tên lửa chống hạm Iran thường có tầm bắn ngắn và thời gian bay ngắn hơn. Tuy nhiên khả năng chống tàu sân bay của các loại tên lửa này vẫn là một ẩn số. Nguồn ảnh: Sina.Vấn đề nảy sinh ở đây đó là Iran không có hệ thống vệ tinh để có thể phát hiện và khoá được mục tiêu tàu sân bay của đối phương ở trên biển. Việc phát hiện mục tiêu và khoá mục tiêu bắt buộc phải phụ thuộc vào hệ thống radar đặt trên đất liền của nước này. Nguồn ảnh: Sina.Đầu tiên phải kể đến tên lửa chống hạm Persian Gulf. Đây là phiên bản tên lửa chống hạm được Iran phát triển từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110, có tầm bắn được cho là vào khoảng 300 km và tốc độ thấp nhất cũng lên tới Mach 3. Tuy nhiên loại tên lửa này lại được cho là rất dễ bị đánh chặn do tốc độ không đủ nhanh và hệ thống dẫn đường kém hiệu quả. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, Iran còn có phát triển hai loại tên lửa khác từ dòng tên lửa Fateh 110 đó là Hormuz 1 và Hormuz 2. Các loại tên lửa này lần đầu tiên được Iran thử nghiệm vào năm 2017 và theo thông tin được Iran đăng tải, vụ thử nghiệm đã thành công với việc các tên lửa này đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 150 km. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên theo các hình ảnh được Iran công bố, các loại tên lửa của nước này chỉ được trang bị bốn cánh đuôi cỡ lớn cùng với bốn cánh điều hướng nhỏ ở thân tên lửa và không có khả năng triển khai sải cánh lớn khi bay. Kiểu thiết kế này cung cấp đủ sự chính xác cho tên lửa của Iran tấn công các mục tiêu mặt đất, tuy nhiên với các mục tiêu di chuyển như tàu chiến, tàu sân bay, kiểu thiết kế này được cho là thiếu sự tin cậy và có độ chính xác không cao. Nguồn ảnh: Sina.Cụ thể, một tên lửa chống hạm của Iran loại nhanh nhất cũng sẽ cần từ 5 tới 7 phút để tới được mục tiêu. Trong khoảng thời gian này, các tàu chiến cỡ lớn của Hải quân Mỹ kể cả tàu sân bay sẽ di chuyển được ít nhất 4 km ở tốc độ tối đa và chưa kể tới việc cơ động không di chuyển theo đường thẳng. Cùng với việc có các cánh dẫn hướng nhỏ và kém hiệu quả, sẽ rất khó để các tên lửa của Iran theo kịp tàu chiến Mỹ trong trường hợp này. Nguồn ảnh: Sina.Chưa kể tới việc, các loại tên lửa của Iran thường có thiết kế nhỏ và khó có thể có được hệ thống dẫn đường hiện đại, chuẩn xác như trên các tên lửa chống hạm do phương Tây sản xuất hiện nay. Vậy nên, hoàn toàn có thể hoài nghi khả năng chống hạm của các tên lửa như Persian Gulf hay Hormuz của Iran. Thêm vào đó, các tàu chiến của Mỹ với hệ thống tên lửa Aegis hoàn toàn có khả năng hạ "knock out" tên lửa chống hạm của Iran một cách đơn giản. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù vậy, Hải quân Iran vẫn hoàn toàn có thể sử dụng chiến thuật "sói đàn" để tăng hiệu quả đánh mục tiêu của các loại tên lửa do mình chế tạo. Bằng việc tấn công ở quy mô lớn và bất ngờ, các tên lửa chống hạm của Iran hoàn toàn có thể đánh trúng các tàu chiến Mỹ giống như cách lực lượng Houthi sử dụng tên lửa Noor tấn công tàu HSV-2 của Mỹ hồi năm 2016. Nguồn ảnh: Sina.Và có vẻ như chính Iran cũng nhận ra điều này nên nước này đang đổ tiền của vào việc phát triển lực lượng tàu ngầm cũng như phát triển các loại tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm. Tiêu biểu trong số đó là tên lửa Nasr - một loại tên lửa chống hạm phóng đi từ tàu ngầm đã được Iran giới thiệu cách đây không lâu với tầm bắn tối đa khoảng 35km. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ vẫn được coi là một trong những hàng hậu vệ khó bị cản phá nhất hiện nay. Các tàu chiến và tàu sân bay của Mỹ thậm chí có khả năng thoát khỏi các cuộc tấn công bởi tên lửa chống hạm của Iran chỉ bằng cách tung các thiết bị gây nhiễu và mồi nhử, khiến tên lửa của phía Iran mất mục tiêu và tự rơi xuống biển. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, tự bản thân Iran cũng phải đối mặt với một thiếu sót cực kỳ lớn đó là nước này không có vệ tinh dẫn đường và cũng không có hệ thống radar bờ biển đủ mạnh để có thể bao phủ toàn bộ vùng lãnh hải. Trong trường hợp phóng tên lửa chống hạm theo tin tình báo không chắc chắn, dù các tên lửa đều được cho là có khả năng tự dò tìm mục tiêu nhưng nếu độ lệch quá lớn, chưa chắc các tàu chiến của Mỹ đã nằm trong bán kính dò mục tiêu của tên lửa Iran và lúc này phá phóng coi như vô nghĩa. Nguồn ảnh: Sina.Hy vọng cuối cùng của Iran để có thể với tới được các tàu chiến Mỹ chỉ có thể là các tàu ngầm. Hiện tại Iran đang có ba tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga cùng hàng loạt các tàu ngầm cỡ nhỏ, tàu ngầm bỏ túi do nước này tự sản xuất. Tuy nhiên, rất khó để các tàu ngầm này có thể tiếp cận được các tàu chiến của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.Tóm lại, ở thời điểm hiện tại sức mạnh vũ khí chống hạm của Iran sẽ rất khó có thể đối đầu được với Hải quân Mỹ. Tuy nhiên trong tương lai gần, Iran hoàn toàn có đủ nguồn lực, vật lực và công nghệ để có thể hoàn thiện các loại tên lửa chống hạm nội địa, thậm chí là trang bị cho các tên lửa này công nghệ tàng hình. Khi đó, rất khó có thể lương trước được sức mạnh của lực lượng này. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Iran phóng thử thành công tên lửa đạn đạo do nước này tự phát triển.
Với trị trí địa lý của mình, Iran buộc phải tăng cường phát triển lực lượng Hải quân. Trước việc bị phương Tây cấm vận suốt 40 năm Hải quân Iran gần như không thể phát triển một lực lượng hải quân đúng nghĩa, do đó nước này buộc phải xoay sang phát triển một loại vũ khí khác để có khả năng phòng vệ trước hải quân đối phương. Nguồn ảnh: Sina.
Và loại vũ khí mà Iran tập trung phát triển chính là tên lửa chống hạm. Tuy nhiên khác với các loại tên lửa chống hạm phổ biến khác trên thế giới, tên lửa chống hạm Iran thường có tầm bắn ngắn và thời gian bay ngắn hơn. Tuy nhiên khả năng chống tàu sân bay của các loại tên lửa này vẫn là một ẩn số. Nguồn ảnh: Sina.
Vấn đề nảy sinh ở đây đó là Iran không có hệ thống vệ tinh để có thể phát hiện và khoá được mục tiêu tàu sân bay của đối phương ở trên biển. Việc phát hiện mục tiêu và khoá mục tiêu bắt buộc phải phụ thuộc vào hệ thống radar đặt trên đất liền của nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Đầu tiên phải kể đến tên lửa chống hạm Persian Gulf. Đây là phiên bản tên lửa chống hạm được Iran phát triển từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110, có tầm bắn được cho là vào khoảng 300 km và tốc độ thấp nhất cũng lên tới Mach 3. Tuy nhiên loại tên lửa này lại được cho là rất dễ bị đánh chặn do tốc độ không đủ nhanh và hệ thống dẫn đường kém hiệu quả. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, Iran còn có phát triển hai loại tên lửa khác từ dòng tên lửa Fateh 110 đó là Hormuz 1 và Hormuz 2. Các loại tên lửa này lần đầu tiên được Iran thử nghiệm vào năm 2017 và theo thông tin được Iran đăng tải, vụ thử nghiệm đã thành công với việc các tên lửa này đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 150 km. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên theo các hình ảnh được Iran công bố, các loại tên lửa của nước này chỉ được trang bị bốn cánh đuôi cỡ lớn cùng với bốn cánh điều hướng nhỏ ở thân tên lửa và không có khả năng triển khai sải cánh lớn khi bay. Kiểu thiết kế này cung cấp đủ sự chính xác cho tên lửa của Iran tấn công các mục tiêu mặt đất, tuy nhiên với các mục tiêu di chuyển như tàu chiến, tàu sân bay, kiểu thiết kế này được cho là thiếu sự tin cậy và có độ chính xác không cao. Nguồn ảnh: Sina.
Cụ thể, một tên lửa chống hạm của Iran loại nhanh nhất cũng sẽ cần từ 5 tới 7 phút để tới được mục tiêu. Trong khoảng thời gian này, các tàu chiến cỡ lớn của Hải quân Mỹ kể cả tàu sân bay sẽ di chuyển được ít nhất 4 km ở tốc độ tối đa và chưa kể tới việc cơ động không di chuyển theo đường thẳng. Cùng với việc có các cánh dẫn hướng nhỏ và kém hiệu quả, sẽ rất khó để các tên lửa của Iran theo kịp tàu chiến Mỹ trong trường hợp này. Nguồn ảnh: Sina.
Chưa kể tới việc, các loại tên lửa của Iran thường có thiết kế nhỏ và khó có thể có được hệ thống dẫn đường hiện đại, chuẩn xác như trên các tên lửa chống hạm do phương Tây sản xuất hiện nay. Vậy nên, hoàn toàn có thể hoài nghi khả năng chống hạm của các tên lửa như Persian Gulf hay Hormuz của Iran. Thêm vào đó, các tàu chiến của Mỹ với hệ thống tên lửa Aegis hoàn toàn có khả năng hạ "knock out" tên lửa chống hạm của Iran một cách đơn giản. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù vậy, Hải quân Iran vẫn hoàn toàn có thể sử dụng chiến thuật "sói đàn" để tăng hiệu quả đánh mục tiêu của các loại tên lửa do mình chế tạo. Bằng việc tấn công ở quy mô lớn và bất ngờ, các tên lửa chống hạm của Iran hoàn toàn có thể đánh trúng các tàu chiến Mỹ giống như cách lực lượng Houthi sử dụng tên lửa Noor tấn công tàu HSV-2 của Mỹ hồi năm 2016. Nguồn ảnh: Sina.
Và có vẻ như chính Iran cũng nhận ra điều này nên nước này đang đổ tiền của vào việc phát triển lực lượng tàu ngầm cũng như phát triển các loại tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm. Tiêu biểu trong số đó là tên lửa Nasr - một loại tên lửa chống hạm phóng đi từ tàu ngầm đã được Iran giới thiệu cách đây không lâu với tầm bắn tối đa khoảng 35km. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ vẫn được coi là một trong những hàng hậu vệ khó bị cản phá nhất hiện nay. Các tàu chiến và tàu sân bay của Mỹ thậm chí có khả năng thoát khỏi các cuộc tấn công bởi tên lửa chống hạm của Iran chỉ bằng cách tung các thiết bị gây nhiễu và mồi nhử, khiến tên lửa của phía Iran mất mục tiêu và tự rơi xuống biển. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, tự bản thân Iran cũng phải đối mặt với một thiếu sót cực kỳ lớn đó là nước này không có vệ tinh dẫn đường và cũng không có hệ thống radar bờ biển đủ mạnh để có thể bao phủ toàn bộ vùng lãnh hải. Trong trường hợp phóng tên lửa chống hạm theo tin tình báo không chắc chắn, dù các tên lửa đều được cho là có khả năng tự dò tìm mục tiêu nhưng nếu độ lệch quá lớn, chưa chắc các tàu chiến của Mỹ đã nằm trong bán kính dò mục tiêu của tên lửa Iran và lúc này phá phóng coi như vô nghĩa. Nguồn ảnh: Sina.
Hy vọng cuối cùng của Iran để có thể với tới được các tàu chiến Mỹ chỉ có thể là các tàu ngầm. Hiện tại Iran đang có ba tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga cùng hàng loạt các tàu ngầm cỡ nhỏ, tàu ngầm bỏ túi do nước này tự sản xuất. Tuy nhiên, rất khó để các tàu ngầm này có thể tiếp cận được các tàu chiến của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Tóm lại, ở thời điểm hiện tại sức mạnh vũ khí chống hạm của Iran sẽ rất khó có thể đối đầu được với Hải quân Mỹ. Tuy nhiên trong tương lai gần, Iran hoàn toàn có đủ nguồn lực, vật lực và công nghệ để có thể hoàn thiện các loại tên lửa chống hạm nội địa, thậm chí là trang bị cho các tên lửa này công nghệ tàng hình. Khi đó, rất khó có thể lương trước được sức mạnh của lực lượng này. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Iran phóng thử thành công tên lửa đạn đạo do nước này tự phát triển.