Các chuyên gia quân sự của Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, hàng chục bức ảnh được chụp chứng minh tên lửa AGM-88 được Mỹ viện trợ cho nước này đã mất mục tiêu khi bắn, vậy tất cả điều này là do vô tình hay lỗi kỹ thuật?Được biết, một trong những hệ thống mà người Nga đang sử dụng để đánh lạc hướng loại tên lửa như AGM-88 nhằm bảo vệ radar phòng không, đó chính là hệ thống GAZETCHIK-E.Những tên lửa diệt radar dạng này như AGM-45 Shrike được quân đội Mỹ sử dụng lần đầu trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam và cách hữu hiệu nhất mà bộ đội Việt Nam chống lại chúng là tắt bật nhiều radar ở nhiều vị trí khác nhau liên tục, khiến tên lửa chống bức xạ bị "loạn" mục tiêu.AGM-88 Harm (Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao) là một tên lửa chống bức xạ chiến thuật, không đối đất, được thiết kế để sử dụng các đường truyền điện tử đến từ hệ thống radar đất đối không. AGM-88 có thể phát hiện, tấn công và phá hủy một ăng-ten hoặc máy phát radar của đối phương.Hệ thống dẫn đường tỷ lệ dựa trên phát xạ radar của đối phương có ăng ten cố định và đầu tìm kiếm ở mũi tên lửa. Một động cơ tên lửa đẩy không khói, dùng thuốc phóng rắn có thể đẩy tên lửa với tốc độ trên Mach 2.Vào giữa năm 2022, trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, Mỹ đã cung cấp tên lửa AGM-88 Harm cho Ukraine. Nó chỉ được tiết lộ sau khi các lực lượng Nga công bố một đoạn phim phần vây đuôi của một trong những tên lửa này vào đầu tháng 8/2022.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong các gói viện trợ cho Ukraine, họ đã cung cấp một số tên lửa chống bức xạ, có thể trang bị cho các máy bay Ukraine. Tuy nhiên các máy bay thời Liên Xô của Ukraine không có cấu trúc máy tính phù hợp để chấp nhận vũ khí tiêu chuẩn của NATO.Mặc dù vậy, một số hình ảnh cho thấy một số chiếc Su-27 và MiG-29 Ukraine đã có thể mang được loại tên lửa này và bắn thử nghiệm. Theo các chuyên gia quân sự, có lẽ các chuyên gia phương Tây đã giúp Ukraine cải tiến hệ thống vũ khí để có thể tích hợp được loại tên lửa này vào máy bay Ukraine.Ngày nay, AGM-88 đã được thiết kế thêm một bộ nhớ riêng vì vậy dù đối phương có tắt radar, nó vẫn đánh trúng mục tiêu như thường. Do vậy, một trong những phương tiện bảo vệ chống lại AGM-88 là việc sử dụng hệ thống bẫy mô phỏng công việc của radar.Hệ thống GAZETCHIK-E của Nga được chế tạo với hệ thống cảnh báo chống lại tên lửa đang tìm đến. Khi hệ thống phát hiện tên lửa chống bức xạ, nó sẽ tự động tắt radar và phóng sóng điện từ thông qua máy phát sóng và máy phát sóng nhỏ được đặt xa radar, với tần số phù hợp được phát ra bắt chước tín hiệu phát ra của một chiếc radar thật khiến AGM-88 bị mắc bẫy và cuối cùng nó đánh trúng vào mục tiêu giả có giá trị thấp.Hệ thống gửi sóng qua các thiết bị phụ có thể thay thế được đặt ở khoảng cách của đơn vị điều khiển cơ bản, tức là toàn bộ hệ thống sẽ được an toàn trước các loại tên lửa như AGM-88.GAZETCHIK-E có thiết bị đánh lạc hướng sử dụng băng tần của radar cần bảo vệ, máy thổi khói chống lại tên lửa dẫn đường bằng điện hình ảnh và pháo sáng mồi bẫy nhiệt để chống lại tên lửa tầm nhiệt. Thiết bị bảo vệ có nhiều phiên bản, hoạt động ở chế độ tự động và được cung cấp năng lượng từ radar được bảo vệ.GAZETCHIK-E có góc phát hiện 360° ngang và 90°. Tỉ lệ tiêu diệt 1 tên lửa chống bức xạ không dưới 85%. Tỉ lệ tiêu diệt một tên lửa chống bức xạ với radar điện quang hoặc nhiệt hoặc hoạt động theo hướng bổ sung lên tới 85-95%.Với những loại vũ khí khắc chế của Nga kể trên, rõ ràng có thể thấy khó khăn mà các tên lửa chống bức xạ Mỹ đang gặp phải trên chiến trường. Với cường độ sử dụng vũ khí quá cao của Ukraine, không loại trừ khả năng các tên lửa AGM-88 sẽ thâm hụt số lượng, không đủ để đối phó với lượng radar quá lớn và dày đặc của Nga.
Các chuyên gia quân sự của Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, hàng chục bức ảnh được chụp chứng minh tên lửa AGM-88 được Mỹ viện trợ cho nước này đã mất mục tiêu khi bắn, vậy tất cả điều này là do vô tình hay lỗi kỹ thuật?
Được biết, một trong những hệ thống mà người Nga đang sử dụng để đánh lạc hướng loại tên lửa như AGM-88 nhằm bảo vệ radar phòng không, đó chính là hệ thống GAZETCHIK-E.
Những tên lửa diệt radar dạng này như AGM-45 Shrike được quân đội Mỹ sử dụng lần đầu trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam và cách hữu hiệu nhất mà bộ đội Việt Nam chống lại chúng là tắt bật nhiều radar ở nhiều vị trí khác nhau liên tục, khiến tên lửa chống bức xạ bị "loạn" mục tiêu.
AGM-88 Harm (Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao) là một tên lửa chống bức xạ chiến thuật, không đối đất, được thiết kế để sử dụng các đường truyền điện tử đến từ hệ thống radar đất đối không. AGM-88 có thể phát hiện, tấn công và phá hủy một ăng-ten hoặc máy phát radar của đối phương.
Hệ thống dẫn đường tỷ lệ dựa trên phát xạ radar của đối phương có ăng ten cố định và đầu tìm kiếm ở mũi tên lửa. Một động cơ tên lửa đẩy không khói, dùng thuốc phóng rắn có thể đẩy tên lửa với tốc độ trên Mach 2.
Vào giữa năm 2022, trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, Mỹ đã cung cấp tên lửa AGM-88 Harm cho Ukraine. Nó chỉ được tiết lộ sau khi các lực lượng Nga công bố một đoạn phim phần vây đuôi của một trong những tên lửa này vào đầu tháng 8/2022.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong các gói viện trợ cho Ukraine, họ đã cung cấp một số tên lửa chống bức xạ, có thể trang bị cho các máy bay Ukraine. Tuy nhiên các máy bay thời Liên Xô của Ukraine không có cấu trúc máy tính phù hợp để chấp nhận vũ khí tiêu chuẩn của NATO.
Mặc dù vậy, một số hình ảnh cho thấy một số chiếc Su-27 và MiG-29 Ukraine đã có thể mang được loại tên lửa này và bắn thử nghiệm. Theo các chuyên gia quân sự, có lẽ các chuyên gia phương Tây đã giúp Ukraine cải tiến hệ thống vũ khí để có thể tích hợp được loại tên lửa này vào máy bay Ukraine.
Ngày nay, AGM-88 đã được thiết kế thêm một bộ nhớ riêng vì vậy dù đối phương có tắt radar, nó vẫn đánh trúng mục tiêu như thường. Do vậy, một trong những phương tiện bảo vệ chống lại AGM-88 là việc sử dụng hệ thống bẫy mô phỏng công việc của radar.
Hệ thống GAZETCHIK-E của Nga được chế tạo với hệ thống cảnh báo chống lại tên lửa đang tìm đến. Khi hệ thống phát hiện tên lửa chống bức xạ, nó sẽ tự động tắt radar và phóng sóng điện từ thông qua máy phát sóng và máy phát sóng nhỏ được đặt xa radar, với tần số phù hợp được phát ra bắt chước tín hiệu phát ra của một chiếc radar thật khiến AGM-88 bị mắc bẫy và cuối cùng nó đánh trúng vào mục tiêu giả có giá trị thấp.
Hệ thống gửi sóng qua các thiết bị phụ có thể thay thế được đặt ở khoảng cách của đơn vị điều khiển cơ bản, tức là toàn bộ hệ thống sẽ được an toàn trước các loại tên lửa như AGM-88.
GAZETCHIK-E có thiết bị đánh lạc hướng sử dụng băng tần của radar cần bảo vệ, máy thổi khói chống lại tên lửa dẫn đường bằng điện hình ảnh và pháo sáng mồi bẫy nhiệt để chống lại tên lửa tầm nhiệt. Thiết bị bảo vệ có nhiều phiên bản, hoạt động ở chế độ tự động và được cung cấp năng lượng từ radar được bảo vệ.
GAZETCHIK-E có góc phát hiện 360° ngang và 90°. Tỉ lệ tiêu diệt 1 tên lửa chống bức xạ không dưới 85%. Tỉ lệ tiêu diệt một tên lửa chống bức xạ với radar điện quang hoặc nhiệt hoặc hoạt động theo hướng bổ sung lên tới 85-95%.
Với những loại vũ khí khắc chế của Nga kể trên, rõ ràng có thể thấy khó khăn mà các tên lửa chống bức xạ Mỹ đang gặp phải trên chiến trường. Với cường độ sử dụng vũ khí quá cao của Ukraine, không loại trừ khả năng các tên lửa AGM-88 sẽ thâm hụt số lượng, không đủ để đối phó với lượng radar quá lớn và dày đặc của Nga.