Cuối cùng chúng ta cũng có thể đoán biết về việc tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM của Mỹ, đã được tích hợp với máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine như thế nào; khi các tên lửa AGM-88 của Mỹ, được cho là đã phá hủy các radar trinh sát của hệ thống phòng không S-400 của Nga ở Kherson.Một đoạn video được Bộ Quốc phòng Ukraine đăng tải, về một phi công chiến đấu Ukraine đang viết thông điệp cho người Nga trên một tên lửa AGM-88, được sử dụng trên một chiếc MiG-29 do Liên Xô sản xuất, hiện còn trong biên chế của Không quân Ukraine cho thấy, có một bộ chuyển đổi tín hiệu, được gắn vào buồng lái của máy bay.Bộ chuyển tín hiệu được chế tạo đặc biệt, để kết nối với tên lửa chống bức xạ AGM-88. Theo 'Ukraine Weapons Tracker', một trang chuyên theo dõi cuộc chiến ở Ukraine, Không quân Ukraine đang sử dụng tên lửa AGM-88 sử dụng bệ phóng LAU-118/A tiêu chuẩn, được gắn thêm một bộ chuyển đổi tín hiệu mới được chế tạo, dành riêng cho tên lửa AGM-88.Bệ phóng tên lửa LAU-118/A được sử dụng để phóng tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM từ các máy bay như F-16 và F/A-18. LAU-118/A cung cấp giao diện cơ và điện giữa máy bay và tên lửa. Thông qua giao diện này, HARM có thể giao tiếp với bộ thu cảnh báo radar (RWR) của máy bay và máy tính phóng của máy bay.Nhưng chính xác thì bệ phóng tên lửa LAU-118/A, được tích hợp như thế nào với máy bay MiG-29 thì “vẫn chưa rõ ràng”. Tuy nhiên, tờ báo Calcalist của Israel đã đưa ra lời giải thích cho việc này, khi cho rằng tên lửa không được cung cấp nguồn điện từ máy bay, mà từ một pin gắn ngoài thân máy bay.Về việc phóng tên lửa, tác giả của bài báo trên tờ Calcalist ngày 10/9 cho biết, thay vì kết nối bệ phóng với máy tính của MiG-29, một sợi cáp kéo dài từ bệ phóng đến buồng lái được kết nối với cảm biến radar và một nút phóng tên lửa.Cảm biến này được cho là nhận nguồn điện từ pin bên ngoài, để giải quyết vấn đề về thiết bị điện tử của máy bay MiG-29, đã bị lạc hậu do được chế tạo từ thời Liên Xô, nhưng chưa được Ukraine nâng cấp.Ngoài ra, tác giả bài báo lưu ý rằng, có một điều cần lưu ý đối với cách bố trí AGM-88 HARM như vậy trên MiG-29, vì nó làm giảm tầm bắn của tên lửa; nên nhớ với máy bay chiến đấu Mỹ, tên lửa AGM-88 có tầm phóng lên tới 150 km.Tác giả cho biết, trong trường hợp phát hiện ra bức xạ radar của đối phương, sau khi nhận được tín hiệu từ cảm biến, phi công sẽ điều khiển nâng mũi máy bay lên một góc từ 20-30 độ, để phóng tên lửa AGM-88 theo quỹ đạo vòng cung, nhằm mở rộng tầm bắn của tên lửa càng nhiều càng tốt.Theo tác giả, các chuyên gia từ Tập đoàn Raytheon, nhà sản xuất tên lửa bức xạ AGM-88, đã hỗ trợ tích hợp loại tên lửa này với máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine. Nhưng thông tin trên hiện vẫn chưa được xác minh, vì Mỹ chỉ công nhận Ukraine đã tích hợp thành công tên lửa này trên MiG-29 của họ.Vào tháng 8 vừa qua, một quan chức Quốc phòng cấp cao của Mỹ khi được hỏi, làm thế nào tên lửa AGM-88 tích hợp được với máy bay chiến đấu thời Liên Xô. Ông trả lời: “người Ukraine đã thực sự tích hợp thành công nó và chúng tôi xác định là khả thi về mặt kỹ thuật; và dựa trên kế hoạch chi tiết, chúng tôi đã cung cấp cho họ tên lửa này”.Tác giả cũng đã đưa ra một khẳng định thú vị khác rằng, mục tiêu chính của các phi công chiến đấu Ukraine với tên lửa AGM-88 HARM thực sự là các radar phòng không 1L260 Zoopark-1 M của Nga, chứ không phải là các hệ thống tên lửa phòng không.Tác giả cho rằng, tầm bắn của tên lửa AGM-88 giảm, có nghĩa là phi công MiG-29 của Ukraine phải đưa máy bay vào sâu vào trong vùng hỏa lực phòng không của Nga, trước khi có thể phóng tên lửa.Ngoài ra, thủ thuật nâng mũi máy bay MiG-29 của phi công Ukraine sẽ không hiệu quả ở miền đông Ukraine, nơi thiếu những ngọn đồi, thung lũng và rặng núi có thể che giấu những chiếc MiG-29 khỏi các radar phòng không của Nga, khi nó thực hiện thao tác như vậy.Điều này có nghĩa là không có cách nào để các phi công Ukraine có thể phóng tên lửa chống bức xạ, trước khi bị hệ thống phòng không Nga phát hiện và khai hỏa. Tác giả cũng lưu ý rằng, các hệ thống hiện đại của Nga như S-300 là một nỗi lo ngay cả đối với Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF).Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, có nhiều nguồn tin từ Nga và Ukraine cho rằng, Không quân Ukraine đang sử dụng tên lửa AGM-88 để tiêu tấn công lượng Phòng không Nga.Anton Gerashchenko, một cố vấn và là cựu Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine, đã chia sẻ một đoạn video vào ngày 6/9 cho biết những gì ông gọi là “hậu quả” của một tên lửa AGM-88 bắn trúng hệ thống phòng không Buk ở Kherson.Mục tiêu bị tấn công trong video có lẽ là bệ phóng và kiêm radar dẫn hướng 9A317 (TELAR). TELAR của Buk-M2 bao gồm bốn tên lửa 9A317 và một radar xung mảng pha thụ động NIIP 9S36, có thể theo dõi và chiếu xạ nhiều mục tiêu khác nhau cùng lúc. Radar này được cho là đã “hút” tên lửa chống bức xạ AGM-88.Thậm chí, truyền thông Nga còn tuyên bố rằng, quân đội Ukraine đã cố gắng sử dụng tên lửa AGM-88 HARM để tấn công các radar dẫn đường của các hệ thống tên lửa phòng không S-400 và Buk-M3 được bố trí làm ô phòng không ở khu vực Kherson và Nova Kakhovka.Những thông tin của Nga, dường như dựa trên những hình ảnh được cho là phần còn lại của một tên lửa AGM-88 trong một tòa nhà chung cư ở Kherson. Vì không có dấu hiệu nào cho thấy ngôi nhà là mục tiêu và sự hiện diện của các lỗ thủng trên phần còn lại của thân tên lửa cho thấy rằng, nó có thể đã bị đánh chặn.Video phi công MiG-29 của Ukraine phóng tên lửa bức xạ AGM-88
Cuối cùng chúng ta cũng có thể đoán biết về việc tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM của Mỹ, đã được tích hợp với máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine như thế nào; khi các tên lửa AGM-88 của Mỹ, được cho là đã phá hủy các radar trinh sát của hệ thống phòng không S-400 của Nga ở Kherson.
Một đoạn video được Bộ Quốc phòng Ukraine đăng tải, về một phi công chiến đấu Ukraine đang viết thông điệp cho người Nga trên một tên lửa AGM-88, được sử dụng trên một chiếc MiG-29 do Liên Xô sản xuất, hiện còn trong biên chế của Không quân Ukraine cho thấy, có một bộ chuyển đổi tín hiệu, được gắn vào buồng lái của máy bay.
Bộ chuyển tín hiệu được chế tạo đặc biệt, để kết nối với tên lửa chống bức xạ AGM-88. Theo 'Ukraine Weapons Tracker', một trang chuyên theo dõi cuộc chiến ở Ukraine, Không quân Ukraine đang sử dụng tên lửa AGM-88 sử dụng bệ phóng LAU-118/A tiêu chuẩn, được gắn thêm một bộ chuyển đổi tín hiệu mới được chế tạo, dành riêng cho tên lửa AGM-88.
Bệ phóng tên lửa LAU-118/A được sử dụng để phóng tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM từ các máy bay như F-16 và F/A-18. LAU-118/A cung cấp giao diện cơ và điện giữa máy bay và tên lửa. Thông qua giao diện này, HARM có thể giao tiếp với bộ thu cảnh báo radar (RWR) của máy bay và máy tính phóng của máy bay.
Nhưng chính xác thì bệ phóng tên lửa LAU-118/A, được tích hợp như thế nào với máy bay MiG-29 thì “vẫn chưa rõ ràng”. Tuy nhiên, tờ báo Calcalist của Israel đã đưa ra lời giải thích cho việc này, khi cho rằng tên lửa không được cung cấp nguồn điện từ máy bay, mà từ một pin gắn ngoài thân máy bay.
Về việc phóng tên lửa, tác giả của bài báo trên tờ Calcalist ngày 10/9 cho biết, thay vì kết nối bệ phóng với máy tính của MiG-29, một sợi cáp kéo dài từ bệ phóng đến buồng lái được kết nối với cảm biến radar và một nút phóng tên lửa.
Cảm biến này được cho là nhận nguồn điện từ pin bên ngoài, để giải quyết vấn đề về thiết bị điện tử của máy bay MiG-29, đã bị lạc hậu do được chế tạo từ thời Liên Xô, nhưng chưa được Ukraine nâng cấp.
Ngoài ra, tác giả bài báo lưu ý rằng, có một điều cần lưu ý đối với cách bố trí AGM-88 HARM như vậy trên MiG-29, vì nó làm giảm tầm bắn của tên lửa; nên nhớ với máy bay chiến đấu Mỹ, tên lửa AGM-88 có tầm phóng lên tới 150 km.
Tác giả cho biết, trong trường hợp phát hiện ra bức xạ radar của đối phương, sau khi nhận được tín hiệu từ cảm biến, phi công sẽ điều khiển nâng mũi máy bay lên một góc từ 20-30 độ, để phóng tên lửa AGM-88 theo quỹ đạo vòng cung, nhằm mở rộng tầm bắn của tên lửa càng nhiều càng tốt.
Theo tác giả, các chuyên gia từ Tập đoàn Raytheon, nhà sản xuất tên lửa bức xạ AGM-88, đã hỗ trợ tích hợp loại tên lửa này với máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine. Nhưng thông tin trên hiện vẫn chưa được xác minh, vì Mỹ chỉ công nhận Ukraine đã tích hợp thành công tên lửa này trên MiG-29 của họ.
Vào tháng 8 vừa qua, một quan chức Quốc phòng cấp cao của Mỹ khi được hỏi, làm thế nào tên lửa AGM-88 tích hợp được với máy bay chiến đấu thời Liên Xô. Ông trả lời: “người Ukraine đã thực sự tích hợp thành công nó và chúng tôi xác định là khả thi về mặt kỹ thuật; và dựa trên kế hoạch chi tiết, chúng tôi đã cung cấp cho họ tên lửa này”.
Tác giả cũng đã đưa ra một khẳng định thú vị khác rằng, mục tiêu chính của các phi công chiến đấu Ukraine với tên lửa AGM-88 HARM thực sự là các radar phòng không 1L260 Zoopark-1 M của Nga, chứ không phải là các hệ thống tên lửa phòng không.
Tác giả cho rằng, tầm bắn của tên lửa AGM-88 giảm, có nghĩa là phi công MiG-29 của Ukraine phải đưa máy bay vào sâu vào trong vùng hỏa lực phòng không của Nga, trước khi có thể phóng tên lửa.
Ngoài ra, thủ thuật nâng mũi máy bay MiG-29 của phi công Ukraine sẽ không hiệu quả ở miền đông Ukraine, nơi thiếu những ngọn đồi, thung lũng và rặng núi có thể che giấu những chiếc MiG-29 khỏi các radar phòng không của Nga, khi nó thực hiện thao tác như vậy.
Điều này có nghĩa là không có cách nào để các phi công Ukraine có thể phóng tên lửa chống bức xạ, trước khi bị hệ thống phòng không Nga phát hiện và khai hỏa. Tác giả cũng lưu ý rằng, các hệ thống hiện đại của Nga như S-300 là một nỗi lo ngay cả đối với Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF).
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, có nhiều nguồn tin từ Nga và Ukraine cho rằng, Không quân Ukraine đang sử dụng tên lửa AGM-88 để tiêu tấn công lượng Phòng không Nga.
Anton Gerashchenko, một cố vấn và là cựu Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine, đã chia sẻ một đoạn video vào ngày 6/9 cho biết những gì ông gọi là “hậu quả” của một tên lửa AGM-88 bắn trúng hệ thống phòng không Buk ở Kherson.
Mục tiêu bị tấn công trong video có lẽ là bệ phóng và kiêm radar dẫn hướng 9A317 (TELAR). TELAR của Buk-M2 bao gồm bốn tên lửa 9A317 và một radar xung mảng pha thụ động NIIP 9S36, có thể theo dõi và chiếu xạ nhiều mục tiêu khác nhau cùng lúc. Radar này được cho là đã “hút” tên lửa chống bức xạ AGM-88.
Thậm chí, truyền thông Nga còn tuyên bố rằng, quân đội Ukraine đã cố gắng sử dụng tên lửa AGM-88 HARM để tấn công các radar dẫn đường của các hệ thống tên lửa phòng không S-400 và Buk-M3 được bố trí làm ô phòng không ở khu vực Kherson và Nova Kakhovka.
Những thông tin của Nga, dường như dựa trên những hình ảnh được cho là phần còn lại của một tên lửa AGM-88 trong một tòa nhà chung cư ở Kherson. Vì không có dấu hiệu nào cho thấy ngôi nhà là mục tiêu và sự hiện diện của các lỗ thủng trên phần còn lại của thân tên lửa cho thấy rằng, nó có thể đã bị đánh chặn.
Video phi công MiG-29 của Ukraine phóng tên lửa bức xạ AGM-88