Bộ Quốc phòng Nhật Bản ra thông cáo cho biết mục đích của cuộc diễn tập diễn ra hôm 9/10 trên Biển Đông là "tăng cường năng lực chiến thuật", song không nêu chi tiết vị trí diễn tập. Từ trái qua: Tàu ngầm JS Shoryu, tàu khu trục Ikazuchi và tàu sân bay trực thăng JS Kaga diễn tập trên Biển Đông ngày 9/10.Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay đăng tin về cuộc diễn tập này của các chiến hạm Nhật, cho biết một tàu sân bay trực thăng của Tokyo được phát hiện qua ảnh vệ tinh từ ngày 5-9 trên Biển Đông.Tờ báo này cho rằng Trung Quốc phản đối việc tiến hành thường xuyên các hoạt động quân sự ở Biển Đông "không có lợi cho an ninh, ổn định của khu vực".Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với phần lớn diện tích Biển Đông và bồi đắp phi pháp 7 bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo. Nước này cũng nhiều lần triển khai trái phép máy bay và khí tài quân sự đến các đảo nhân tạo này. Tuy nhiên Bắc Kinh bị cộng đồng quốc tế lên án vì hành vi phi pháp của mình.Song song với sự lên án bằng ngoại giao, một số cường quốc trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Anh, Úc và Ấn Độ tiến hành điều tàu chiến tới Biển Đông nhằm duy trì sự ổn định trong tự do thông thương.Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản là ông Taro Kono hồi tháng 8 cảnh báo những nỗ lực thay đổi hiện trạng trên Biển Đông của Trung Quốc có thể đối mặt với phản ứng quyết liệt từ cộng đồng quốc tế và phải "trả giá đắt".Cuối tháng đó, Nhật Bản cũng ra tuyên bố phản đối các hành vi làm gia tăng căng thẳng bển Đông sau khi Trung Quốc phóng hai tên lửa đạn đạo diệt hạm từ Thanh Hải và Chiết Giang ra Biển Đông.JChiến hạm S Kaga được đưa vào vận hành từ năm 2017, đem lại cho JMSDF khả năng triển khai lực lượng xa bờ.Tàu có chiều dài 248 m, rộng 38 m, mớn nước 7,5 m, lượng choán nước đầy tải 27.000 tấn. Thiết kế của tàu có thể mang theo 28 trực thăng nhưng hiện tại chỉ phân bổ 7 trực thăng chống ngầm và 2 trực thăng cứu hộ.Boong tàu rất rộng, đủ chỗ cho 5 trực thăng hoạt động cùng lúc.JS Kaga được lắp 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Mk15 Phalanx 20 mm, 2 cụm phóng tên lửa phòng không SeaRam để tự vệ. Tàu được lắp hệ thống động lực với tổng công suất 112.000 mã lực, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.Tàu được trang bị hệ thống radar quét mạng pha điện tử (AESA) băng tần kép OPS-50 với khả năng nhận dạng và phân biệt mục tiêu rất cao, cùng hệ thống chiến tranh điện tử tinh vi.Giới chức Tokyo tiết lộ, tàu có thể mang các trực thăng tác chiến chống ngầm SH-60K Seahawk và trực thăng MCH-101 rà phá thủy lôi cải tiến.Chiến hạm này còn được thiết kế để trong trường hợp cần huy động sẽ mang theo tối đa 7 chiếc SH-60K và 7 chiếc MCH-101. Hiện Nhật Bản đang có kế hoạch cải tạo loại tàu chiến này để mang theo các tiêm kích tàng hình F-35B.Hiện tại JS Kaga là 1 trong 2 tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau Thế chiến II. Mỗi tàu có thủy thủ đoàn 970 người.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản ra thông cáo cho biết mục đích của cuộc diễn tập diễn ra hôm 9/10 trên Biển Đông là "tăng cường năng lực chiến thuật", song không nêu chi tiết vị trí diễn tập. Từ trái qua: Tàu ngầm JS Shoryu, tàu khu trục Ikazuchi và tàu sân bay trực thăng JS Kaga diễn tập trên Biển Đông ngày 9/10.
Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay đăng tin về cuộc diễn tập này của các chiến hạm Nhật, cho biết một tàu sân bay trực thăng của Tokyo được phát hiện qua ảnh vệ tinh từ ngày 5-9 trên Biển Đông.
Tờ báo này cho rằng Trung Quốc phản đối việc tiến hành thường xuyên các hoạt động quân sự ở Biển Đông "không có lợi cho an ninh, ổn định của khu vực".
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với phần lớn diện tích Biển Đông và bồi đắp phi pháp 7 bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo. Nước này cũng nhiều lần triển khai trái phép máy bay và khí tài quân sự đến các đảo nhân tạo này. Tuy nhiên Bắc Kinh bị cộng đồng quốc tế lên án vì hành vi phi pháp của mình.
Song song với sự lên án bằng ngoại giao, một số cường quốc trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Anh, Úc và Ấn Độ tiến hành điều tàu chiến tới Biển Đông nhằm duy trì sự ổn định trong tự do thông thương.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản là ông Taro Kono hồi tháng 8 cảnh báo những nỗ lực thay đổi hiện trạng trên Biển Đông của Trung Quốc có thể đối mặt với phản ứng quyết liệt từ cộng đồng quốc tế và phải "trả giá đắt".
Cuối tháng đó, Nhật Bản cũng ra tuyên bố phản đối các hành vi làm gia tăng căng thẳng bển Đông sau khi Trung Quốc phóng hai tên lửa đạn đạo diệt hạm từ Thanh Hải và Chiết Giang ra Biển Đông.
JChiến hạm S Kaga được đưa vào vận hành từ năm 2017, đem lại cho JMSDF khả năng triển khai lực lượng xa bờ.
Tàu có chiều dài 248 m, rộng 38 m, mớn nước 7,5 m, lượng choán nước đầy tải 27.000 tấn. Thiết kế của tàu có thể mang theo 28 trực thăng nhưng hiện tại chỉ phân bổ 7 trực thăng chống ngầm và 2 trực thăng cứu hộ.
Boong tàu rất rộng, đủ chỗ cho 5 trực thăng hoạt động cùng lúc.
JS Kaga được lắp 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Mk15 Phalanx 20 mm, 2 cụm phóng tên lửa phòng không SeaRam để tự vệ. Tàu được lắp hệ thống động lực với tổng công suất 112.000 mã lực, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.
Tàu được trang bị hệ thống radar quét mạng pha điện tử (AESA) băng tần kép OPS-50 với khả năng nhận dạng và phân biệt mục tiêu rất cao, cùng hệ thống chiến tranh điện tử tinh vi.
Giới chức Tokyo tiết lộ, tàu có thể mang các trực thăng tác chiến chống ngầm SH-60K Seahawk và trực thăng MCH-101 rà phá thủy lôi cải tiến.
Chiến hạm này còn được thiết kế để trong trường hợp cần huy động sẽ mang theo tối đa 7 chiếc SH-60K và 7 chiếc MCH-101. Hiện Nhật Bản đang có kế hoạch cải tạo loại tàu chiến này để mang theo các tiêm kích tàng hình F-35B.
Hiện tại JS Kaga là 1 trong 2 tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau Thế chiến II. Mỗi tàu có thủy thủ đoàn 970 người.