Đại diện Tập đoàn đóng tàu thống nhất (UAC) của Nga cho rằng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal ngoài khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ còn có chức năng mới đó là diệt hạm, đặc biệt đối tượng tác chiến của nó chính là tàu sân bay.Giới chức quân sự Nga đang mô phỏng tình huống tàu sân bay của các nước NATO mà cụ thể là Mỹ bị tấn công từ trên không bằng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 phóng đi từ tiêm kích MiG-31K.Phương án đang được xem xét chính là cuộc tấn công giả định vào tàu sân bay lớp Nimitz của hải quân Mỹ, con tàu có lượng giãn nước 97.000 tấn, chiều dài 333 m, thủy thủ đoàn 3.200 người cộng với gần 2.500 nhân viên hàng không.Vậy điều gì sẽ xảy ra đối với một siêu hàng không mẫu hạm hạt nhân loại này hoặc tương tự, nếu nó bị tấn công bởi một tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal?Quá trình mô phỏng được rút gọn thành sự lựa chọn điểm tiếp xúc của tên lửa siêu thanh với tàu sân bay, có tính đến khối lượng đầu đạn tên lửa Kh-47M2 là 500 kg và vận tốc tối đa giai đoạn công kích lên tới Mach 12.Theo báo chí Nga, các chỉ số của hệ thống tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal cho thấy ngay cả khi nhận được sự che chở của hệ thống phòng không tối tân, tàu sân bay Mỹ cũng không có cơ hội đánh chặn.“Đặc điểm của hệ thống phòng thủ hạm tàu Mỹ nhằm chống lại máy bay không cho phép bắn hạ tên lửa siêu thanh. Nói cách khác với một cuộc tấn công giả định, mục tiêu sẽ bị bắn trúng trong mọi trường hợp”, chuyên gia Nga bình luận.Ngoài ra kết quả mô phỏng còn cho thấy rằng đòn tấn công mang lại hiệu quả cao nhất không phải khi đánh trúng tháp chỉ huy mà vị trí này phải là ở boong tàu sân bay.Ngay cả khi tàu sân bay vẫn nổi sau cú đánh, khả năng cánh cất cánh của máy bay sẽ bị vô hiệu hóa do thiệt hại trên boong. Ngoài ra vụ tấn công còn có thể phá hoại ít nhất một trong hai lò phản ứng hạt nhân.“Một tên lửa có đầu đạn nặng nửa tấn di chuyển với tốc độ lớn không chỉ có khả năng phá hủy các mạch tuần hoàn chất làm mát, mà còn dẫn đến gây nổ lò phản ứng hạt nhân trong quá trình hoạt động của tàu sân bay”.“Thực tế này cho thấy một cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal có thể đủ để tiêu diệt hoàn toàn không chỉ tàu sân bay dẫn đầu biên đội, mà còn tất cả nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm”, chuyên gia quân sự Nga cảnh báo.Nhưng ở chiều ngược lại, có ý kiến cho rằng Kh-47M2 Kinzhal thực chất là phiên bản phóng từ trên không của đạn 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M, nó không được lắp đặt radar chủ động mà chỉ căn cứ vào hệ thống định vị vệ tinh để chống lại mục tiêu tĩnh.Kh-47M2 Kinzhal với hệ thống dẫn đường chủ yếu dựa vào vệ tinh sẽ rất khó tấn công chính xác các mục tiêu di động như tàu chiến, kể cả là một chiến hạm có kích thước siêu khủng như hàng không mẫu hạm.Bên cạnh đó, nó cũng không có khả năng bám biển hay thực hiện các đường bay phức tạp để đánh lừa hệ thống phòng không đối phương như tên lửa diệt hạm thực thụ mà chỉ đơn giản là thực hiện một cú bổ nhào có hiệu chỉnh mà thôi.Ngoài ra khi muốn phóng tên lửa thì MiG-31K sẽ yêu cầu phải bay thật cao và ở vận tốc tối thiểu Mach 2, để tên lửa đủ vận tốc cũng như độ cao ban đầu giúp nó có thể tiết kiệm nhiên liệu và đạt tầm xa cũng như hiệu suất tối ưu.Trong trạng thái như vậy, chiếc MiG-31K với kích thước lớn lại hoạt động từ cự ly xa sẽ dễ dàng lọt vào tầm giám sát của hệ thống phòng thủ Aegis, đánh mất ưu thế bí mật của tên lửa hành trình chống hạm.Cuối cùng, vận tốc Mach 12 của Kinzhal mặc dù đáng gờm nhưng cũng chưa là gì so với SM-3 Block IIA sở hữu tốc độ tối đa Mach 15,25, với việc bị phát hiện từ xa và không có khả năng bay bám biển, lại hướng thẳng vào mục tiêu thì việc Kh-47M2 bị bắn hạ là điều dễ dàng.Do vậy, khả năng tên lửa Kh-47M2 Kinzhal dễ dàng xuyên thủng hàng rào phòng thủ của biên đội tác chiến tàu sân bay Mỹ là viễn cảnh rất xa vời, không như những gì người Nga vẫn khẳng định.
Đại diện Tập đoàn đóng tàu thống nhất (UAC) của Nga cho rằng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal ngoài khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ còn có chức năng mới đó là diệt hạm, đặc biệt đối tượng tác chiến của nó chính là tàu sân bay.
Giới chức quân sự Nga đang mô phỏng tình huống tàu sân bay của các nước NATO mà cụ thể là Mỹ bị tấn công từ trên không bằng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 phóng đi từ tiêm kích MiG-31K.
Phương án đang được xem xét chính là cuộc tấn công giả định vào tàu sân bay lớp Nimitz của hải quân Mỹ, con tàu có lượng giãn nước 97.000 tấn, chiều dài 333 m, thủy thủ đoàn 3.200 người cộng với gần 2.500 nhân viên hàng không.
Vậy điều gì sẽ xảy ra đối với một siêu hàng không mẫu hạm hạt nhân loại này hoặc tương tự, nếu nó bị tấn công bởi một tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal?
Quá trình mô phỏng được rút gọn thành sự lựa chọn điểm tiếp xúc của tên lửa siêu thanh với tàu sân bay, có tính đến khối lượng đầu đạn tên lửa Kh-47M2 là 500 kg và vận tốc tối đa giai đoạn công kích lên tới Mach 12.
Theo báo chí Nga, các chỉ số của hệ thống tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal cho thấy ngay cả khi nhận được sự che chở của hệ thống phòng không tối tân, tàu sân bay Mỹ cũng không có cơ hội đánh chặn.
“Đặc điểm của hệ thống phòng thủ hạm tàu Mỹ nhằm chống lại máy bay không cho phép bắn hạ tên lửa siêu thanh. Nói cách khác với một cuộc tấn công giả định, mục tiêu sẽ bị bắn trúng trong mọi trường hợp”, chuyên gia Nga bình luận.
Ngoài ra kết quả mô phỏng còn cho thấy rằng đòn tấn công mang lại hiệu quả cao nhất không phải khi đánh trúng tháp chỉ huy mà vị trí này phải là ở boong tàu sân bay.
Ngay cả khi tàu sân bay vẫn nổi sau cú đánh, khả năng cánh cất cánh của máy bay sẽ bị vô hiệu hóa do thiệt hại trên boong. Ngoài ra vụ tấn công còn có thể phá hoại ít nhất một trong hai lò phản ứng hạt nhân.
“Một tên lửa có đầu đạn nặng nửa tấn di chuyển với tốc độ lớn không chỉ có khả năng phá hủy các mạch tuần hoàn chất làm mát, mà còn dẫn đến gây nổ lò phản ứng hạt nhân trong quá trình hoạt động của tàu sân bay”.
“Thực tế này cho thấy một cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal có thể đủ để tiêu diệt hoàn toàn không chỉ tàu sân bay dẫn đầu biên đội, mà còn tất cả nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm”, chuyên gia quân sự Nga cảnh báo.
Nhưng ở chiều ngược lại, có ý kiến cho rằng Kh-47M2 Kinzhal thực chất là phiên bản phóng từ trên không của đạn 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M, nó không được lắp đặt radar chủ động mà chỉ căn cứ vào hệ thống định vị vệ tinh để chống lại mục tiêu tĩnh.
Kh-47M2 Kinzhal với hệ thống dẫn đường chủ yếu dựa vào vệ tinh sẽ rất khó tấn công chính xác các mục tiêu di động như tàu chiến, kể cả là một chiến hạm có kích thước siêu khủng như hàng không mẫu hạm.
Bên cạnh đó, nó cũng không có khả năng bám biển hay thực hiện các đường bay phức tạp để đánh lừa hệ thống phòng không đối phương như tên lửa diệt hạm thực thụ mà chỉ đơn giản là thực hiện một cú bổ nhào có hiệu chỉnh mà thôi.
Ngoài ra khi muốn phóng tên lửa thì MiG-31K sẽ yêu cầu phải bay thật cao và ở vận tốc tối thiểu Mach 2, để tên lửa đủ vận tốc cũng như độ cao ban đầu giúp nó có thể tiết kiệm nhiên liệu và đạt tầm xa cũng như hiệu suất tối ưu.
Trong trạng thái như vậy, chiếc MiG-31K với kích thước lớn lại hoạt động từ cự ly xa sẽ dễ dàng lọt vào tầm giám sát của hệ thống phòng thủ Aegis, đánh mất ưu thế bí mật của tên lửa hành trình chống hạm.
Cuối cùng, vận tốc Mach 12 của Kinzhal mặc dù đáng gờm nhưng cũng chưa là gì so với SM-3 Block IIA sở hữu tốc độ tối đa Mach 15,25, với việc bị phát hiện từ xa và không có khả năng bay bám biển, lại hướng thẳng vào mục tiêu thì việc Kh-47M2 bị bắn hạ là điều dễ dàng.
Do vậy, khả năng tên lửa Kh-47M2 Kinzhal dễ dàng xuyên thủng hàng rào phòng thủ của biên đội tác chiến tàu sân bay Mỹ là viễn cảnh rất xa vời, không như những gì người Nga vẫn khẳng định.