Hồi đầu tháng, truyền thông quốc tế đã cho đăng tải thông tin về việc tàu sân bay Anh chiếc HMS Queen Elizabeth của nước này sẽ sớm được điều động tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian tới.Đầu tháng một vừa rồi, Hải quân Hoàng gia Anh cũng thông báo hàng không mẫu hạm hiện đại nhất của nước này, chiếc HMS Queen Elizabeth sẽ sớm được triển khai tác chiến và đang trong trạng thái sẵn sàng.Anh cũng từng triển khai lực lượng hải quân tiến hành tuần tra ở khu vực biển Đông và gần như chắc chắn, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ sớm có mặt ở vùng biển này trong thời gian tới.Có kinh phí đóng mới lên tới hơn 3 tỷ Bảng Anh, tương đương với khoảng 4,5 tỷ USD, hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth là tàu chiến đắt nhất Hải quân Anh từng sở hữu.Được thiết kế để có thể mang theo được 60 máy bay các loại, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có độ giãn nước lên tới 72.000 tấn, dài 280 mét, lườn rộng 39 mét.Điểm đặc biệt của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth so với các loại tàu sân bay khác hiện nay đó là nó có tới hai đảo thượng tầng.Theo Hải quân Anh, hai đảo thượng tầng này sẽ phục vụ cho hai mục đích riêng biệt, trong đó một đảo làm nhiệm vụ vận hành tàu, đảo còn lại sẽ đóng vai trò như tháp không lưu, điều khiển máy bay và đường băng trên tàu.Dù có kinh phí đóng mới lên tới hơn 4 tỷ USD, tuy nhiên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh vẫn sử dụng thiết kế cầu nhảy kiểu cũ.Đây được đánh giá là thiết kế có phần cũ nhưng lại rất an toàn, không đòi hỏi công nghệ đóng tàu quá cao, phù hợp với một quốc gia "đã lâu lắm rồi" mới tự đóng tàu sân bay như Anh.Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth cũng không phải tàu sân bay nguyên tử, nó chỉ sở hữu động cơ đẩy thông thường, tầm hoạt động tối đa khoảng 19.000 km.Tàu có khả năng mang theo tối đa 36 máy bay tiêm kích cùng với 14 loại trực thăng khác. Tuy nhiên trong tương lai, HMS Queen Elizabeth sẽ sớm được cải biên để mang theo được tổng cộng 64 máy bay, trực thăng các loại.Loại máy bay tiêm kích mà Anh sử dụng trên tàu HMS Queen Elizabeth hiện nay chính là những chiếc tiêm kích F-35B hiện đại bậc nhất. Với khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, những chiếc tiêm kích này được cho là sẽ hoạt động cực kỳ hiệu quả trên tàu Queen Elizabeth.Do chỉ mang theo tối đa 64 máy bay, trực thăng các loại, tàu sân bay này của Anh cũng chỉ sở hữu hai thang máy để đưa máy bay và vũ khí từ trong khoang chứa lên đường băng.Toàn bộ chương trình nghiên cứu và phát triển tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đã tốn của Hải quân Hoàng gia Anh tới 6 tỷ Bảng - tương đương khoảng 9 tỷ USD.Trong tương lai, chiếc tàu sân bay thứ hai của Anh được đóng theo lớp này, dự kiến mang tên HMS Prince of Wales cũng sẽ sớm được đưa vào trang bị. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth khi được trang bị 14 máy bay tiêm kích F-35B.
Hồi đầu tháng, truyền thông quốc tế đã cho đăng tải thông tin về việc tàu sân bay Anh chiếc HMS Queen Elizabeth của nước này sẽ sớm được điều động tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian tới.
Đầu tháng một vừa rồi, Hải quân Hoàng gia Anh cũng thông báo hàng không mẫu hạm hiện đại nhất của nước này, chiếc HMS Queen Elizabeth sẽ sớm được triển khai tác chiến và đang trong trạng thái sẵn sàng.
Anh cũng từng triển khai lực lượng hải quân tiến hành tuần tra ở khu vực biển Đông và gần như chắc chắn, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ sớm có mặt ở vùng biển này trong thời gian tới.
Có kinh phí đóng mới lên tới hơn 3 tỷ Bảng Anh, tương đương với khoảng 4,5 tỷ USD, hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth là tàu chiến đắt nhất Hải quân Anh từng sở hữu.
Được thiết kế để có thể mang theo được 60 máy bay các loại, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có độ giãn nước lên tới 72.000 tấn, dài 280 mét, lườn rộng 39 mét.
Điểm đặc biệt của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth so với các loại tàu sân bay khác hiện nay đó là nó có tới hai đảo thượng tầng.
Theo Hải quân Anh, hai đảo thượng tầng này sẽ phục vụ cho hai mục đích riêng biệt, trong đó một đảo làm nhiệm vụ vận hành tàu, đảo còn lại sẽ đóng vai trò như tháp không lưu, điều khiển máy bay và đường băng trên tàu.
Dù có kinh phí đóng mới lên tới hơn 4 tỷ USD, tuy nhiên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh vẫn sử dụng thiết kế cầu nhảy kiểu cũ.
Đây được đánh giá là thiết kế có phần cũ nhưng lại rất an toàn, không đòi hỏi công nghệ đóng tàu quá cao, phù hợp với một quốc gia "đã lâu lắm rồi" mới tự đóng tàu sân bay như Anh.
Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth cũng không phải tàu sân bay nguyên tử, nó chỉ sở hữu động cơ đẩy thông thường, tầm hoạt động tối đa khoảng 19.000 km.
Tàu có khả năng mang theo tối đa 36 máy bay tiêm kích cùng với 14 loại trực thăng khác. Tuy nhiên trong tương lai, HMS Queen Elizabeth sẽ sớm được cải biên để mang theo được tổng cộng 64 máy bay, trực thăng các loại.
Loại máy bay tiêm kích mà Anh sử dụng trên tàu HMS Queen Elizabeth hiện nay chính là những chiếc tiêm kích F-35B hiện đại bậc nhất. Với khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, những chiếc tiêm kích này được cho là sẽ hoạt động cực kỳ hiệu quả trên tàu Queen Elizabeth.
Do chỉ mang theo tối đa 64 máy bay, trực thăng các loại, tàu sân bay này của Anh cũng chỉ sở hữu hai thang máy để đưa máy bay và vũ khí từ trong khoang chứa lên đường băng.
Toàn bộ chương trình nghiên cứu và phát triển tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đã tốn của Hải quân Hoàng gia Anh tới 6 tỷ Bảng - tương đương khoảng 9 tỷ USD.
Trong tương lai, chiếc tàu sân bay thứ hai của Anh được đóng theo lớp này, dự kiến mang tên HMS Prince of Wales cũng sẽ sớm được đưa vào trang bị. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth khi được trang bị 14 máy bay tiêm kích F-35B.