Sau khi máy bay chiến đấu thế hệ F-35B của Không quân Anh bị rơi vào ngày 17/11 ở phía đông Biển Địa Trung Hải, có thông tin một tàu ngầm của Nga có thể di chuyển vào nơi chiếc F-35B rơi. Điều này được chỉ ra bởi hoạt động cao của các máy bay tuần tra và chống tàu ngầm của Mỹ ở phía nam đảo Síp.Xem xét bản đồ độ sâu ở phía đông biển Địa Trung Hải, mảnh vỡ của máy bay chiến đấu F-35 bị rơi, có thể nằm ở độ sâu chỉ vài trăm mét, do vậy Mỹ cũng như ở Anh lo ngại rằng, Nga có thể đi trước Anh và Mỹ trong tìm kiếm mảnh vỡ của chiếc F-35B bị rơi.Máy bay quân sự của Mỹ hiện đang thực hiện các nhiệm vụ tuần tra dài ngày ở phía nam đảo Síp, thông thường là nhằm theo dõi các tàu ngầm của Nga. Tại biển Địa Trung Hải, không có tàu ngầm của Anh và Mỹ hoạt động ở khu vực này; trong khi tàu ngầm của Nga chỉ cần vài giờ để đi đến khu vực chiếc tiêm kích chiến đấu F-35B xảy ra tai nạn.Đến sáng ngày 18/11, các chuyến bay của máy bay chống ngầm, thuộc Hải quân Mỹ trên khu vực máy bay chiến đấu F-35B gặp nạn vẫn tiếp tục; tuy nhiên thông tin tàu ngầm Nga có thể di chuyển vào khu vực máy bay rơi, vẫn chỉ là phỏng đoán, chứ chưa có bằng chứng.Bộ Quốc phòng Anh vào ngày 17/11 đã xác nhận rằng, một máy bay chiến đấu F-35B của Không quân Anh đã bị rơi ở Biển Địa Trung Hải, ngay sau khi cất cánh từ tàu sân bay Queen Elizabeth; phi công đã kịp nhảy dù và được cứu hộ an toàn.Câu hỏi tiếp theo là, còn mảnh vỡ của chiếc F-35B rơi xuống biển thì sao? Các phương tiện truyền thông mới nhất của Anh đưa tin rằng, chiếc F-35B đã rơi xuống vùng biển quốc tế, và một “cuộc chạy đua trục vớt” đã bắt đầu. Quân đội Anh đã sử dụng lực lượng đặc biệt và tàu ngầm siêu nhỏ cho mục đích này.Trang web Daily Mail của Anh ngày 18/11 đưa tin, các tàu ngầm mini và đặc nhiệm của Hải quân Anh, đang tham gia một cuộc “chạy đua dưới nước” với Nga, để tiến hành trục vớt chiếc F-35B trị giá 100 triệu bảng Anh và sở hữu nhiều bí mật kỹ thuật tàng hình. Đây cũng là chiếc F-35B đầu tiên Anh bị rơi, kể từ khi được đưa vào sử dụng.Theo thông tin, chiếc F-35B được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến khác nhau, bao gồm các radar và cảm biến hiện đại; F-35B là phiên bản cất hạ cánh thẳng đứng, nhưng có thể cơ động với tốc độ siêu thanh. Ngay sau khi máy bay rơi, các đội thợ lặn và tàu ngầm siêu nhỏ của Mỹ và Anh đã có mặt, để tiến hành xác định vị trí và tổ chức trục vớt.Báo cáo dẫn lời Chuẩn Đô đốc Anh (đã nghỉ hưu) Chris Parry cho biết: “Mặc dù sẽ có các cuộc điều tra liên quan để xác định nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn, nhưng có vẻ như nguyên nhân của vụ tai nạn là do hỏng động cơ”.Bộ Quốc phòng Anh cũng khẳng định trong thông báo rằng, vụ tai nạn là hỏng hóc kỹ thuật đơn thuần, chứ không do yếu tố phá hoại. Do vậy trọng tâm của cuộc điều tra, sẽ là các vấn đề kỹ thuật hoặc do lỗi của con người.Hiện những chiếc F-35B của Không quân Anh đều mới được đưa vào sử dụng và được xếp hạng A an toàn/ tốt; nhưng không thể tránh khỏi những rủi ro, hỏng hóc kỹ thuật, khi những máy bay này phải hoạt động trong môi trường biển rất khắc nghiệt. Do vậy việc xảy ra sự cố là khó có thể tránh khỏi.Thông tin cũng cho biết, chi phí ước tính một chiếc F-35B được giao cho Không quân Anh trong năm nay đã vượt quá 150 triệu bảng Anh, bao gồm cả những “chi phí phụ” như nâng cấp phần mềm và phụ tùng thay thế.Tuy nhiên, vẫn có một số lo ngại rằng, hệ thống phần mềm của máy bay chiến đấu F-35, dễ bị tấn công mạng và Anh không thể kiểm tra độc lập về vấn đề này với F-35. Tất cả mọi nâng cấp, sẽ vẫn do hãng Lockheed Martin của Mỹ đảm nhiệm, để đảm bảo những bí mật quốc phòng của Mỹ không rơi vào tay các lực lượng thù địch.Hiện Quân đội Anh đã nhận được tổng cộng 24 chiếc F-35B, nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu biên chế của hai tàu sân bay mới. Trong đó hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth sử dụng phương pháp cất cánh kiểu nhảy cầu, được trang bị 8 chiếc F-35B thuộc Phi đội 617 của Không quân Anh và 10 chiếc từ Phi đội 211 của Thủy quân lục chiến Mỹ.Chiếc tiêm kích F-35B của Không quân Anh vừa bị rơi, thuộc phi đội "Wake Island Avengers" và do phi công Anh điều khiển. So với phi công Anh, phi công Mỹ có kinh nghiệm lái máy bay chiến đấu F-35B trên tàu sân bay hơn.Theo Viện Nghiên cứu Hải quân Mỹ (USNI) ngày 18/11 đưa tin, vụ tai nạn F-35B của Không quân Anh là vụ tai nạn thứ ba của phiên bản máy bay chiến đấu F-35B. Hai vụ đầu tiên xảy ra vào năm 2018 và 2020, đều thuộc biên chế của Thủy quân lục chiến Mỹ.Hãng tin CNN đã có bài viết vào ngày 18/11 cho biết, vụ tai nạn mới nhất của máy bay F-35 xảy ra vào tháng 4/2019, khi một máy bay chiến đấu F-35A của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản, bị rơi khi đang bay huấn luyện ở biển phía bắc Nhật Bản, làm phi công thiệt mạng.Vào thời điểm đó, có nhiều đồn đoán rằng mảnh vỡ của chiếc máy bay chiến đấu F-35 này có thể trở thành "mục tiêu" cho các đối thủ tiềm năng như Nga và Trung Quốc, để đánh cắp được công nghệ tiên tiến của loại máy bay chiến đấu này. Nhưng sau đó cả Mỹ và Nhật Bản đều bác bỏ suy đoán này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau khi máy bay chiến đấu thế hệ F-35B của Không quân Anh bị rơi vào ngày 17/11 ở phía đông Biển Địa Trung Hải, có thông tin một tàu ngầm của Nga có thể di chuyển vào nơi chiếc F-35B rơi. Điều này được chỉ ra bởi hoạt động cao của các máy bay tuần tra và chống tàu ngầm của Mỹ ở phía nam đảo Síp.
Xem xét bản đồ độ sâu ở phía đông biển Địa Trung Hải, mảnh vỡ của máy bay chiến đấu F-35 bị rơi, có thể nằm ở độ sâu chỉ vài trăm mét, do vậy Mỹ cũng như ở Anh lo ngại rằng, Nga có thể đi trước Anh và Mỹ trong tìm kiếm mảnh vỡ của chiếc F-35B bị rơi.
Máy bay quân sự của Mỹ hiện đang thực hiện các nhiệm vụ tuần tra dài ngày ở phía nam đảo Síp, thông thường là nhằm theo dõi các tàu ngầm của Nga. Tại biển Địa Trung Hải, không có tàu ngầm của Anh và Mỹ hoạt động ở khu vực này; trong khi tàu ngầm của Nga chỉ cần vài giờ để đi đến khu vực chiếc tiêm kích chiến đấu F-35B xảy ra tai nạn.
Đến sáng ngày 18/11, các chuyến bay của máy bay chống ngầm, thuộc Hải quân Mỹ trên khu vực máy bay chiến đấu F-35B gặp nạn vẫn tiếp tục; tuy nhiên thông tin tàu ngầm Nga có thể di chuyển vào khu vực máy bay rơi, vẫn chỉ là phỏng đoán, chứ chưa có bằng chứng.
Bộ Quốc phòng Anh vào ngày 17/11 đã xác nhận rằng, một máy bay chiến đấu F-35B của Không quân Anh đã bị rơi ở Biển Địa Trung Hải, ngay sau khi cất cánh từ tàu sân bay Queen Elizabeth; phi công đã kịp nhảy dù và được cứu hộ an toàn.
Câu hỏi tiếp theo là, còn mảnh vỡ của chiếc F-35B rơi xuống biển thì sao? Các phương tiện truyền thông mới nhất của Anh đưa tin rằng, chiếc F-35B đã rơi xuống vùng biển quốc tế, và một “cuộc chạy đua trục vớt” đã bắt đầu. Quân đội Anh đã sử dụng lực lượng đặc biệt và tàu ngầm siêu nhỏ cho mục đích này.
Trang web Daily Mail của Anh ngày 18/11 đưa tin, các tàu ngầm mini và đặc nhiệm của Hải quân Anh, đang tham gia một cuộc “chạy đua dưới nước” với Nga, để tiến hành trục vớt chiếc F-35B trị giá 100 triệu bảng Anh và sở hữu nhiều bí mật kỹ thuật tàng hình. Đây cũng là chiếc F-35B đầu tiên Anh bị rơi, kể từ khi được đưa vào sử dụng.
Theo thông tin, chiếc F-35B được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến khác nhau, bao gồm các radar và cảm biến hiện đại; F-35B là phiên bản cất hạ cánh thẳng đứng, nhưng có thể cơ động với tốc độ siêu thanh. Ngay sau khi máy bay rơi, các đội thợ lặn và tàu ngầm siêu nhỏ của Mỹ và Anh đã có mặt, để tiến hành xác định vị trí và tổ chức trục vớt.
Báo cáo dẫn lời Chuẩn Đô đốc Anh (đã nghỉ hưu) Chris Parry cho biết: “Mặc dù sẽ có các cuộc điều tra liên quan để xác định nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn, nhưng có vẻ như nguyên nhân của vụ tai nạn là do hỏng động cơ”.
Bộ Quốc phòng Anh cũng khẳng định trong thông báo rằng, vụ tai nạn là hỏng hóc kỹ thuật đơn thuần, chứ không do yếu tố phá hoại. Do vậy trọng tâm của cuộc điều tra, sẽ là các vấn đề kỹ thuật hoặc do lỗi của con người.
Hiện những chiếc F-35B của Không quân Anh đều mới được đưa vào sử dụng và được xếp hạng A an toàn/ tốt; nhưng không thể tránh khỏi những rủi ro, hỏng hóc kỹ thuật, khi những máy bay này phải hoạt động trong môi trường biển rất khắc nghiệt. Do vậy việc xảy ra sự cố là khó có thể tránh khỏi.
Thông tin cũng cho biết, chi phí ước tính một chiếc F-35B được giao cho Không quân Anh trong năm nay đã vượt quá 150 triệu bảng Anh, bao gồm cả những “chi phí phụ” như nâng cấp phần mềm và phụ tùng thay thế.
Tuy nhiên, vẫn có một số lo ngại rằng, hệ thống phần mềm của máy bay chiến đấu F-35, dễ bị tấn công mạng và Anh không thể kiểm tra độc lập về vấn đề này với F-35. Tất cả mọi nâng cấp, sẽ vẫn do hãng Lockheed Martin của Mỹ đảm nhiệm, để đảm bảo những bí mật quốc phòng của Mỹ không rơi vào tay các lực lượng thù địch.
Hiện Quân đội Anh đã nhận được tổng cộng 24 chiếc F-35B, nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu biên chế của hai tàu sân bay mới. Trong đó hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth sử dụng phương pháp cất cánh kiểu nhảy cầu, được trang bị 8 chiếc F-35B thuộc Phi đội 617 của Không quân Anh và 10 chiếc từ Phi đội 211 của Thủy quân lục chiến Mỹ.
Chiếc tiêm kích F-35B của Không quân Anh vừa bị rơi, thuộc phi đội "Wake Island Avengers" và do phi công Anh điều khiển. So với phi công Anh, phi công Mỹ có kinh nghiệm lái máy bay chiến đấu F-35B trên tàu sân bay hơn.
Theo Viện Nghiên cứu Hải quân Mỹ (USNI) ngày 18/11 đưa tin, vụ tai nạn F-35B của Không quân Anh là vụ tai nạn thứ ba của phiên bản máy bay chiến đấu F-35B. Hai vụ đầu tiên xảy ra vào năm 2018 và 2020, đều thuộc biên chế của Thủy quân lục chiến Mỹ.
Hãng tin CNN đã có bài viết vào ngày 18/11 cho biết, vụ tai nạn mới nhất của máy bay F-35 xảy ra vào tháng 4/2019, khi một máy bay chiến đấu F-35A của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản, bị rơi khi đang bay huấn luyện ở biển phía bắc Nhật Bản, làm phi công thiệt mạng.
Vào thời điểm đó, có nhiều đồn đoán rằng mảnh vỡ của chiếc máy bay chiến đấu F-35 này có thể trở thành "mục tiêu" cho các đối thủ tiềm năng như Nga và Trung Quốc, để đánh cắp được công nghệ tiên tiến của loại máy bay chiến đấu này. Nhưng sau đó cả Mỹ và Nhật Bản đều bác bỏ suy đoán này. Nguồn ảnh: Pinterest.