Việc tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Borey của Hải quân Nga, được trang bị 16 tên lửa đạn đạo Bulava bất ngờ xuất hiện ngoài khơi nước Mỹ, khiến Washington vô cùng hoảng sợ.Mỗi tên lửa Bulava được trang bị cho tàu ngầm Borey, có khả năng mang tới 10 đầu đạn hạt nhân phân hướng độc lập (MIRV); việc này tạo ra mối nguy cực kỳ nghiêm trọng cho Mỹ, đặc biệt là do không thể lần ra dấu vết của tàu ngầm hạt nhân Nga.Như thông tin được cung cấp bởi trang NetEase của Trung Quốc, tàu ngầm hạt nhân của Nga thuộc dự án Borey, đã tiếp cận gần bờ biển Mỹ mà không hề bị phát hiện; và ở đó trong một thời gian tương đối dài.Việc không xác định được vị trí của tàu ngầm hạt nhân của Nga, trang bị tới 160 đầu đạn hạt nhân, đến khi thủy thủ đoàn của tàu bắt đầu quay trở lại căn cứ, điều này khiến Mỹ vô cùng lo sợ; đặc biệt là khi quan hệ giữa Moscow và Washington bước vào thời kỳ băng giá.Thông tin của NetEase nhấn mạnh: “Chiếc tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất trong biên chế Hải quân Nga, có khả năng mang 160 đầu đạn hạt nhân, đã mạnh dạn đột nhập vào sát bờ biển của Mỹ;160 đầu đạn của tàu ngầm hạt nhân trên tàu ngầm Borey, là lý do để Washington lo lắng về tàu ngầm Nga. Rất có thể, Nga liên tục đưa những tàu ngầm này tuần tra hai bên bờ biển phía Đông và Tây của nước Mỹ, giống như dưới thời chiến tranh Lạnh.Những hành động như vậy của các tàu ngầm Nga, sẽ khiến Mỹ phải lo sợ với Nga; khi các tàu ngầm này, có khả năng hủy diệt hầu hết lãnh thổ của Mỹ trong vài phút.Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nga, trong trường hợp Nga quyết định bố trí căn cứ hải quân ở Cuba hoặc ở Venezuela, các tàu ngầm hạt nhân của Nga, có thể liên tục tuần tra các vùng biển gần bờ biển Mỹ. Rõ ràng, đây sẽ trở thành “cơn ác mộng” đối với Washington.Còn một đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, cũng vừa hứng chịu tác động của hệ thống tác chiến điện tử của Nga, ngăn cản các hành động của không quân Nhật Bản ở gần biên giới Nga.Theo tin của truyền thông Nga, các hệ thống tác chiến điện tử của Nga được triển khai ở khu vực Primorsky, đã ngăn chặn các hành động trinh sát của quân đội Nhật Bản và Mỹ, gần biên giới Nga.Vụ việc dường như diễn ra cách đây vài ngày, khi một nhóm gồm 6 máy bay chiến đấu của Nhật Bản và 2 máy bay ném bom của Mỹ, khi cố gắng thực hành các cuộc không kích vào lãnh thổ Nga.Cùng lúc đó, các đơn vị tác chiến điện tử của Nga, đang tiến hành huấn luyện ở đúng khu vực hành lang hoạt động của không quân Nhật Bản và Mỹ. Đồng thời theo thông tin do Bộ Quốc phòng Nga công bố, các hệ thống tác chiến điện tử đã hoạt động hết công suất.Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ: “Tại khu vực Primorsky, các đơn vị tác chiến điện tử (EW) của Quân khu phía Đông, đã tiến hành một cuộc huấn luyện thực binh, để chế áp các phương tiện vô tuyến của kẻ thù giả định.Trong quá trình huấn luyện, các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu đã được thực hiện đúng theo tình huống chiến đấu thật, đẩy lùi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Ngoài ra, các binh sĩ EW đã chế áp thành công các phương tiện dẫn đường và đài radar của đối phương, bằng các hệ thống EW.Với các trạm gây nhiễu tác chiến điện tử Zhitel, đã can thiệp có hiệu quả vào hoạt động của các hệ thống điện tử của đối phương, gây khó khăn cho hoạt động của các hệ thống đó; khiến họ phải ngừng lại các hoạt động khiêu khích”; hết lời dẫn.Theo các chuyên gia, khả năng của các hệ thống tác chiến điện tử của Nga là quá đủ, để làm gián đoạn hoạt động của các hệ thống máy bay chiến đấu. Điều này không loại trừ khả năng các cuộc tập trận của Nga đã tạo ra rất nhiều rắc rối cho phía Không quân Mỹ và Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Borey của Hải quân Nga, được trang bị 16 tên lửa đạn đạo Bulava bất ngờ xuất hiện ngoài khơi nước Mỹ, khiến Washington vô cùng hoảng sợ.
Mỗi tên lửa Bulava được trang bị cho tàu ngầm Borey, có khả năng mang tới 10 đầu đạn hạt nhân phân hướng độc lập (MIRV); việc này tạo ra mối nguy cực kỳ nghiêm trọng cho Mỹ, đặc biệt là do không thể lần ra dấu vết của tàu ngầm hạt nhân Nga.
Như thông tin được cung cấp bởi trang NetEase của Trung Quốc, tàu ngầm hạt nhân của Nga thuộc dự án Borey, đã tiếp cận gần bờ biển Mỹ mà không hề bị phát hiện; và ở đó trong một thời gian tương đối dài.
Việc không xác định được vị trí của tàu ngầm hạt nhân của Nga, trang bị tới 160 đầu đạn hạt nhân, đến khi thủy thủ đoàn của tàu bắt đầu quay trở lại căn cứ, điều này khiến Mỹ vô cùng lo sợ; đặc biệt là khi quan hệ giữa Moscow và Washington bước vào thời kỳ băng giá.
Thông tin của NetEase nhấn mạnh: “Chiếc tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất trong biên chế Hải quân Nga, có khả năng mang 160 đầu đạn hạt nhân, đã mạnh dạn đột nhập vào sát bờ biển của Mỹ;
160 đầu đạn của tàu ngầm hạt nhân trên tàu ngầm Borey, là lý do để Washington lo lắng về tàu ngầm Nga. Rất có thể, Nga liên tục đưa những tàu ngầm này tuần tra hai bên bờ biển phía Đông và Tây của nước Mỹ, giống như dưới thời chiến tranh Lạnh.
Những hành động như vậy của các tàu ngầm Nga, sẽ khiến Mỹ phải lo sợ với Nga; khi các tàu ngầm này, có khả năng hủy diệt hầu hết lãnh thổ của Mỹ trong vài phút.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nga, trong trường hợp Nga quyết định bố trí căn cứ hải quân ở Cuba hoặc ở Venezuela, các tàu ngầm hạt nhân của Nga, có thể liên tục tuần tra các vùng biển gần bờ biển Mỹ. Rõ ràng, đây sẽ trở thành “cơn ác mộng” đối với Washington.
Còn một đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, cũng vừa hứng chịu tác động của hệ thống tác chiến điện tử của Nga, ngăn cản các hành động của không quân Nhật Bản ở gần biên giới Nga.
Theo tin của truyền thông Nga, các hệ thống tác chiến điện tử của Nga được triển khai ở khu vực Primorsky, đã ngăn chặn các hành động trinh sát của quân đội Nhật Bản và Mỹ, gần biên giới Nga.
Vụ việc dường như diễn ra cách đây vài ngày, khi một nhóm gồm 6 máy bay chiến đấu của Nhật Bản và 2 máy bay ném bom của Mỹ, khi cố gắng thực hành các cuộc không kích vào lãnh thổ Nga.
Cùng lúc đó, các đơn vị tác chiến điện tử của Nga, đang tiến hành huấn luyện ở đúng khu vực hành lang hoạt động của không quân Nhật Bản và Mỹ. Đồng thời theo thông tin do Bộ Quốc phòng Nga công bố, các hệ thống tác chiến điện tử đã hoạt động hết công suất.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ: “Tại khu vực Primorsky, các đơn vị tác chiến điện tử (EW) của Quân khu phía Đông, đã tiến hành một cuộc huấn luyện thực binh, để chế áp các phương tiện vô tuyến của kẻ thù giả định.
Trong quá trình huấn luyện, các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu đã được thực hiện đúng theo tình huống chiến đấu thật, đẩy lùi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Ngoài ra, các binh sĩ EW đã chế áp thành công các phương tiện dẫn đường và đài radar của đối phương, bằng các hệ thống EW.
Với các trạm gây nhiễu tác chiến điện tử Zhitel, đã can thiệp có hiệu quả vào hoạt động của các hệ thống điện tử của đối phương, gây khó khăn cho hoạt động của các hệ thống đó; khiến họ phải ngừng lại các hoạt động khiêu khích”; hết lời dẫn.
Theo các chuyên gia, khả năng của các hệ thống tác chiến điện tử của Nga là quá đủ, để làm gián đoạn hoạt động của các hệ thống máy bay chiến đấu. Điều này không loại trừ khả năng các cuộc tập trận của Nga đã tạo ra rất nhiều rắc rối cho phía Không quân Mỹ và Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.