Tàu ngầm Nga đã thực hiện nhiều hoạt động gần bờ biển Mỹ, thực tế trên khiến các quan chức Hải quân Mỹ cảm thấy rất bối rối. Thông tin này được chia sẻ bởi các nhà phân tích đến từ Trung Quốc.Đã vài thập kỷ trôi qua kể từ khi Liên Xô tan rã, nhưng nếu nhìn vào tình hình hiện tại trong quan hệ giữa Moskva và Washington, người ta có thể cảm nhận rằng không có gì thay đổi kể từ đó.Nước Mỹ giống như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh vẫn tiến hành các hành động khiêu khích quân sự gần biên giới Nga, dẫn tới việc Moskva phản công bằng những đòn trả đũa đầy tính táo bạo.Theo các chuyên gia từ Trung Quốc, cách đây một thời gian, Hải quân Nga đã gây khó khăn cho hạm đội hải quân Mỹ khi cho tàu ngầm hạt nhân xuất kích tới sát bờ biển của Washington. Điều này được ấn bản NetEase đề cập.Các nhà phân tích từ tờ báo NetEase của Trung Quốc cho biết: “Truyền thông phương Tây đã đưa tin về việc một tàu ngầm Nga hoạt động gần sát bờ biển nước Mỹ".Hải quân Mỹ sau đó cũng thông báo rằng một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa của Nga đã tiến gần bờ biển nước này và ở đó trong vài tuần, đáng ngạc nhiên là Quân đội Mỹ không biết gì về hành tung của nó.Chỉ sau khi chiến hạm Nga rời đi, Lầu Năm Góc mới biết đến hoạt động nói trên. Truyền thông cho rằng chiếc tàu ngầm gây khó khăn cho Hải quân Mỹ là một tàu ngầm chiến lược lớp Akula, còn theo một phiên bản khác, đây là một tàu ngầm đa năng dự án Borey.Tại sao Liên bang Nga gửi tàu ngầm của họ đến bờ biển của Mỹ? Tờ báo Trung Quốc tin rằng theo cách này, Moskva đã phản ứng với cái gọi là di chuyển tự do, dưới vỏ bọc là tàu chiến Mỹ đi đến bờ biển của đối thủ và dàn xếp các hành động khiêu khích ở đó.Tuy nhiên có một khoảnh khắc gây tò mò trong câu chuyện với tàu ngầm Nga - hành động của nó khiến hạm đội Mỹ phải bối rối, khi họ không thể nhanh chóng phát hiện ra nó và phản ứng với những cuộc điều động của tàu ngầm Nga."Tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Nga - có khả năng mang 160 đầu đạn hạt nhân, đã mạnh dạn xông vào sân sau của Mỹ", các nhà phân tích của ấn phẩm Trung Quốc nêu rõ.Các chuyên gia của tờ NetEase cho rằng tàu ngầm lớp Borey đã thực hiện chuyến hành trình đến bờ biển nước Mỹ, nó có khả năng tàng hình cao và do vậy đủ khả năng dễ dàng di chuyển dọc theo bờ biển Mỹ mà không bị chú ý.Hơn nữa, hành động trên không chỉ mang tính biểu tượng mà còn vô cùng nguy hiểm, bởi vì con tàu theo thông báo, được trang bị tới 16 tên lửa đạn đạo Bulava, mỗi tên lửa có 10 đầu đạn hạt nhân công suất lớn.Đã có số liệu ước tính rằng nếu giải phóng hết đương lượng nổ ở những đầu đạn nhiệt hạch mang theo, một tàu ngầm Borey có thể tạo ra sức tàn phá lớn hơn số bom đạn dùng trong cả cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai cộng lại.Tờ báo Trung Quốc kết luận: “160 đầu đạn hạt nhân công suất lớn trên chiếc Borey là lý do chính đáng để Hải quân Mỹ phải cảm thấy lo lắng về tàu ngầm Nga".
Tàu ngầm Nga đã thực hiện nhiều hoạt động gần bờ biển Mỹ, thực tế trên khiến các quan chức Hải quân Mỹ cảm thấy rất bối rối. Thông tin này được chia sẻ bởi các nhà phân tích đến từ Trung Quốc.
Đã vài thập kỷ trôi qua kể từ khi Liên Xô tan rã, nhưng nếu nhìn vào tình hình hiện tại trong quan hệ giữa Moskva và Washington, người ta có thể cảm nhận rằng không có gì thay đổi kể từ đó.
Nước Mỹ giống như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh vẫn tiến hành các hành động khiêu khích quân sự gần biên giới Nga, dẫn tới việc Moskva phản công bằng những đòn trả đũa đầy tính táo bạo.
Theo các chuyên gia từ Trung Quốc, cách đây một thời gian, Hải quân Nga đã gây khó khăn cho hạm đội hải quân Mỹ khi cho tàu ngầm hạt nhân xuất kích tới sát bờ biển của Washington. Điều này được ấn bản NetEase đề cập.
Các nhà phân tích từ tờ báo NetEase của Trung Quốc cho biết: “Truyền thông phương Tây đã đưa tin về việc một tàu ngầm Nga hoạt động gần sát bờ biển nước Mỹ".
Hải quân Mỹ sau đó cũng thông báo rằng một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa của Nga đã tiến gần bờ biển nước này và ở đó trong vài tuần, đáng ngạc nhiên là Quân đội Mỹ không biết gì về hành tung của nó.
Chỉ sau khi chiến hạm Nga rời đi, Lầu Năm Góc mới biết đến hoạt động nói trên. Truyền thông cho rằng chiếc tàu ngầm gây khó khăn cho Hải quân Mỹ là một tàu ngầm chiến lược lớp Akula, còn theo một phiên bản khác, đây là một tàu ngầm đa năng dự án Borey.
Tại sao Liên bang Nga gửi tàu ngầm của họ đến bờ biển của Mỹ? Tờ báo Trung Quốc tin rằng theo cách này, Moskva đã phản ứng với cái gọi là di chuyển tự do, dưới vỏ bọc là tàu chiến Mỹ đi đến bờ biển của đối thủ và dàn xếp các hành động khiêu khích ở đó.
Tuy nhiên có một khoảnh khắc gây tò mò trong câu chuyện với tàu ngầm Nga - hành động của nó khiến hạm đội Mỹ phải bối rối, khi họ không thể nhanh chóng phát hiện ra nó và phản ứng với những cuộc điều động của tàu ngầm Nga.
"Tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Nga - có khả năng mang 160 đầu đạn hạt nhân, đã mạnh dạn xông vào sân sau của Mỹ", các nhà phân tích của ấn phẩm Trung Quốc nêu rõ.
Các chuyên gia của tờ NetEase cho rằng tàu ngầm lớp Borey đã thực hiện chuyến hành trình đến bờ biển nước Mỹ, nó có khả năng tàng hình cao và do vậy đủ khả năng dễ dàng di chuyển dọc theo bờ biển Mỹ mà không bị chú ý.
Hơn nữa, hành động trên không chỉ mang tính biểu tượng mà còn vô cùng nguy hiểm, bởi vì con tàu theo thông báo, được trang bị tới 16 tên lửa đạn đạo Bulava, mỗi tên lửa có 10 đầu đạn hạt nhân công suất lớn.
Đã có số liệu ước tính rằng nếu giải phóng hết đương lượng nổ ở những đầu đạn nhiệt hạch mang theo, một tàu ngầm Borey có thể tạo ra sức tàn phá lớn hơn số bom đạn dùng trong cả cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai cộng lại.
Tờ báo Trung Quốc kết luận: “160 đầu đạn hạt nhân công suất lớn trên chiếc Borey là lý do chính đáng để Hải quân Mỹ phải cảm thấy lo lắng về tàu ngầm Nga".