Theo thông tin được tờ CNN của Mỹ đăng tải cách đây ít giờ, một tàu ngầm hạt nhân của nước này đã đâm "vật thể lạ", khi đang di chuyển ở vùng biển quốc tế thuộc biển Đông.Theo thông tin được tờ CNN đăng tải, vụ va chạm đã khiến nhiều thủy thủ trên tàu bị thương, tuy nhiên chủ yếu chỉ là các vết trầy xước.Mặc dù phía quân đội Mỹ từ chối đưa ra chính xác địa điểm diễn ra vụ tai nạn, tuy nhiên đài CNN lại cho biết, tàu ngầm của lực lượng này đang hoạt động ở khu vực biển Đông, trong thời gian xảy ra vụ việc.Chiếc tàu ngầm gặp tai nạn trong vụ việc là USS Connecticut - một trong ba tàu ngầm thuộc lớp Seawolf - loại tàu ngầm đắt đỏ và có năng lực nhất của Hải quân Mỹ.Tàu ngầm USS Connecticut được khởi đóng từ năm 1992, bắt đầu gia nhập lực lượng Hải quân Mỹ từ năm 1998. Đây là tàu ngầm hạt nhân thứ 2 của Hải quân Mỹ được đóng theo lớp này.Ban đầu, Lầu Năm Góc dự kiến sẽ đóng tổng cộng 29 tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf, để tăng cường sức mạnh tấn công dưới lòng đại dương của lực lượng này.Tuy nhiên do có chi phí quá lớn, lên tới 3 tỷ USD tiền đóng mới cho mỗi chiếc (tương đương 5 tỷ USD theo tỷ giá năm 2018), chỉ duy nhất 3 chiếc được ra đời.USS Connecticut được đóng theo thiết kế thứ nhất của lớp Seawolf. Thiết kế thứ nhất của lớp tàu ngầm này, có chiều dài cơ sở ngắn hơn rất nhiều so với thiết kế thứ hai - xuất hiện trên chiếc USS Jummy Carter - chiếc cuối cùng được đóng theo lớp này.USS Connecticut có độ giãn nước 9100 tấn, chiều dài 107 mét, lườn rộng nhất 12,1 mét, mớm nước khi nổi 10,9 mét. Tàu được trang bị một động cơ hạt nhân cùng một trục dẫn động.Thiết kế mới của tàu ngầm USS Connecticut không sử dụng chân vịt mà dẫn động bằng bơm nước phản lực. Tàu có biên chế đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan chỉ huy và 101 thủy thủ đoàn.Vũ trang của tàu bao gồm 8 ống phóng 660mm, tương thích với thủy lôi và tên lửa. Trong khi đó, tàu có thể mang theo được tối đa 40 tên lửa, ngư lôi hoặc 100 quả thủy lôi.Do sử dụng động cơ hạt nhân, tàu không bị giới hạn tầm hoạt động. Thời gian hoạt động tối đa của các tàu ngầm hạt nhân loại này, chỉ bị giới hạn bởi lượng lương thực mà nó mang theo.Do có chi phí quá lớn, từ năm 1999, Hải quân Mỹ đã bắt tay vào đóng mới tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, với thiết kế được cải biên để giảm giá thành mua mới cũng như chi phí sử dụng.Tới nay, 3 chiếc Seawolf vẫn tiếp tục phục vụ trong biên chế Hải quân Mỹ, trong khi đó lực lượng này dự kiến sẽ đóng thêm 66 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia. Nguồn ảnh: Ydex. Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf của Hải quân Mỹ - lớp tàu ngầm đắt đỏ nhưng hiệu quả. Nguồn: QPVN.
2 Files1- MP4 File 64.24 MB
2- MP4 File 64.24 MB
Theo thông tin được tờ CNN của Mỹ đăng tải cách đây ít giờ, một tàu ngầm hạt nhân của nước này đã đâm "vật thể lạ", khi đang di chuyển ở vùng biển quốc tế thuộc biển Đông.
Theo thông tin được tờ CNN đăng tải, vụ va chạm đã khiến nhiều thủy thủ trên tàu bị thương, tuy nhiên chủ yếu chỉ là các vết trầy xước.
Mặc dù phía quân đội Mỹ từ chối đưa ra chính xác địa điểm diễn ra vụ tai nạn, tuy nhiên đài CNN lại cho biết, tàu ngầm của lực lượng này đang hoạt động ở khu vực biển Đông, trong thời gian xảy ra vụ việc.
Chiếc tàu ngầm gặp tai nạn trong vụ việc là USS Connecticut - một trong ba tàu ngầm thuộc lớp Seawolf - loại tàu ngầm đắt đỏ và có năng lực nhất của Hải quân Mỹ.
Tàu ngầm USS Connecticut được khởi đóng từ năm 1992, bắt đầu gia nhập lực lượng Hải quân Mỹ từ năm 1998. Đây là tàu ngầm hạt nhân thứ 2 của Hải quân Mỹ được đóng theo lớp này.
Ban đầu, Lầu Năm Góc dự kiến sẽ đóng tổng cộng 29 tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf, để tăng cường sức mạnh tấn công dưới lòng đại dương của lực lượng này.
Tuy nhiên do có chi phí quá lớn, lên tới 3 tỷ USD tiền đóng mới cho mỗi chiếc (tương đương 5 tỷ USD theo tỷ giá năm 2018), chỉ duy nhất 3 chiếc được ra đời.
USS Connecticut được đóng theo thiết kế thứ nhất của lớp Seawolf. Thiết kế thứ nhất của lớp tàu ngầm này, có chiều dài cơ sở ngắn hơn rất nhiều so với thiết kế thứ hai - xuất hiện trên chiếc USS Jummy Carter - chiếc cuối cùng được đóng theo lớp này.
USS Connecticut có độ giãn nước 9100 tấn, chiều dài 107 mét, lườn rộng nhất 12,1 mét, mớm nước khi nổi 10,9 mét. Tàu được trang bị một động cơ hạt nhân cùng một trục dẫn động.
Thiết kế mới của tàu ngầm USS Connecticut không sử dụng chân vịt mà dẫn động bằng bơm nước phản lực. Tàu có biên chế đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan chỉ huy và 101 thủy thủ đoàn.
Vũ trang của tàu bao gồm 8 ống phóng 660mm, tương thích với thủy lôi và tên lửa. Trong khi đó, tàu có thể mang theo được tối đa 40 tên lửa, ngư lôi hoặc 100 quả thủy lôi.
Do sử dụng động cơ hạt nhân, tàu không bị giới hạn tầm hoạt động. Thời gian hoạt động tối đa của các tàu ngầm hạt nhân loại này, chỉ bị giới hạn bởi lượng lương thực mà nó mang theo.
Do có chi phí quá lớn, từ năm 1999, Hải quân Mỹ đã bắt tay vào đóng mới tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, với thiết kế được cải biên để giảm giá thành mua mới cũng như chi phí sử dụng.
Tới nay, 3 chiếc Seawolf vẫn tiếp tục phục vụ trong biên chế Hải quân Mỹ, trong khi đó lực lượng này dự kiến sẽ đóng thêm 66 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia. Nguồn ảnh: Ydex.
2 Files
1- MP4 File 64.24 MB
2- MP4 File 64.24 MB