Tàu ngầm hạt nhân USS Nebraska phóng 4 tên lửa Trident II D5 ngoài khơi bang California hôm 4 và 6/9 nhằm kiểm tra tính năng và độ tin cậy của loại tên lửa này sau quá trình đại tu, kéo dài niên hạn phục vụ.Giới chức hải quân Mỹ khẳng định tên lửa không mang đầu đạn, vụ thử được lên kế hoạch và diễn ra định kỳ, không phải động thái phản ứng với những sự kiện trên thế giới gần đây.Giới chuyên gia nhận định đây là đợt thử nghiệm tính năng của dòng Trident II D5, cho phép nó mang đầu đạn hạt nhân thế hệ mới nhẹ hơn nhưng lại có sức mạnh đáng sợ hơn khi có khả năng xuyên thủng lá chắn phòng thủ của đối phương."Với sự phát triển của đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ W76-2 , khả năng tấn công mục tiêu chớp nhoáng được đề cao. Quỹ đạo thấp và phẳng của tên lửa sẽ rút ngắn đáng kể thời gian bay tới mục tiêu", chuyên gia vũ khí chiến lược Ankit Panda nhận xét.Đợt thử nghiệm tên lửa diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Nga đang bất đồng về kiểm soát vũ khí hạt nhân, đồng thời xuất hiện dấu hiệu của một cuộc chạy đua vũ trang mới.Chính phủ Mỹ tuyên bố đầu đạn W76-2 là vũ khí cần thiết để đối đầu với Nga, phù hợp với chiến lược "leo thang để giảm căng thẳng" của Washington.Đầu đạn W76-2 được phát triển từ phiên bản W76-1, trong đó sức nổ giảm còn 5-7 kiloton, tương đương 5.000-7.000 tấn thuốc nổ TNT, so với mức 100 kiloton ban đầu.Điều này khiến W76-2 sở hữu uy lực vừa phải của vũ khí hạt nhân chiến thuật, nhưng có thể phóng bằng tên lửa đạn đạo chiến lược có sẵn trong biên chế tới bất kỳ mục tiêu nào trên Trái Đất trong thời gian ngắn."Bù lại, quỹ đạo thấp sẽ giảm đáng kể tầm bắn và trọng lượng đầu đạn. Điều này càng khiến W76-2 là lựa chọn phù hợp với Trident II", ông Panda nói thêm.Quỹ đạo bay thấp và tốc độ lớn cũng giúp Trident II D5 xuyên thủng hệ thống phòng thủ đối phương, nhất là khi những tổ hợp chống tên lửa đạn đạo hiện nay thường được tối ưu hóa cho những mục tiêu bay cao và có quỹ đạo dễ dự đoán như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).Việc thử nghiệm đầu đạn mới vào thời điểm này dường như là bước đi hợp lý bởi mẫu W76-2 được sản xuất hàng loạt từ tháng 1-2019, đầu đạn đầu tiên được hoàn thành vào tháng 2.Với khả năng mang tối đa 12 đầu đạn và độ sai số mục tiêu chỉ 90m, Trident II D5 chính là tên lửa hạt nhân chính xác nhất thế giới.Đây là loại vũ khí hạt nhân cực mạnh trong hệ thống vũ khí răn đe đối thủ.Trident II D5 là một trong những thành phần quan trọng trong lực lượng hạt nhân răn đe đối phương của Mỹ.Với khả năng mang đa đầu đạn có thể tấn công độc lập cùng độ sai số mục tiêu cực thấp, tên lửa hạt nhân Trident II D5 trở thành nỗi kinh hoàng ẩn náu dưới đại dương.Hiện những tên lửa hạt nhân Trident II D5 đang được Mỹ triển khai trên lớp tàu ngầm tấn công Ohio. Ngoài ra hải quân Anh quốc cũng đang có trong tay loại tên lửa hạt nhân đáng sợ này.Để phóng, tên lửa hạt nhân Trident II D5 được đẩy bằng áp suất hơi nước từ tàu ngầm vọt lên trên mặt nước, lúc này động cơ chính của tên lửa mới khởi động để đẩy quả tên lửa bay đi.Với tầm bắn xa cùng độ cơ động cao của các tàu ngầm hạt nhân mang chúng, tên lửa Trident II D5 có thể tấn công bất kỳ nơi nào trên thế giới.Là một tên lửa đạn đạo liên lục địa nên tên lửa Trident II D5 có kích thước khá “khủng” với có chiều dài 13,41m, đường kính 1,85m. Trọng lượng phóng lên tới 58,5 tấn.Tên lửa có khả năng mang theo 8 đầu đạn hạt nhân W88 với đương lượng nổ 475 Kt/đầu đạn hoặc 12 đầu đạn hạt nhân W76 với đương lượng nổ 100 Kt/đầu đạn. Với đầu đạn W76-2 thế hệ mới, mỗi tên lửa có thể mang số lượng đầu đạn lên từ 15-18.Chưa dừng lại ở đó, Trident II D5 là loại tên lửa hạt nhân khó đánh chặn khi sử dụng vật liệu có khả năng tán xạ sóng radar.Ngoài việc đứng đầu trong hàng ngũ những tên lửa đạn đạo đáng tin cậy nhất thế giới, Trident II D5 còn được coi là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm siêu chính xác khi có sai số mục tiêu chỉ 50-90m, thấp nhất trong số các tên lửa đạn đạo hạt nhân hiện nay trên thế giới.
Tàu ngầm hạt nhân USS Nebraska phóng 4 tên lửa Trident II D5 ngoài khơi bang California hôm 4 và 6/9 nhằm kiểm tra tính năng và độ tin cậy của loại tên lửa này sau quá trình đại tu, kéo dài niên hạn phục vụ.
Giới chức hải quân Mỹ khẳng định tên lửa không mang đầu đạn, vụ thử được lên kế hoạch và diễn ra định kỳ, không phải động thái phản ứng với những sự kiện trên thế giới gần đây.
Giới chuyên gia nhận định đây là đợt thử nghiệm tính năng của dòng Trident II D5, cho phép nó mang đầu đạn hạt nhân thế hệ mới nhẹ hơn nhưng lại có sức mạnh đáng sợ hơn khi có khả năng xuyên thủng lá chắn phòng thủ của đối phương.
"Với sự phát triển của đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ W76-2 , khả năng tấn công mục tiêu chớp nhoáng được đề cao. Quỹ đạo thấp và phẳng của tên lửa sẽ rút ngắn đáng kể thời gian bay tới mục tiêu", chuyên gia vũ khí chiến lược Ankit Panda nhận xét.
Đợt thử nghiệm tên lửa diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Nga đang bất đồng về kiểm soát vũ khí hạt nhân, đồng thời xuất hiện dấu hiệu của một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Chính phủ Mỹ tuyên bố đầu đạn W76-2 là vũ khí cần thiết để đối đầu với Nga, phù hợp với chiến lược "leo thang để giảm căng thẳng" của Washington.
Đầu đạn W76-2 được phát triển từ phiên bản W76-1, trong đó sức nổ giảm còn 5-7 kiloton, tương đương 5.000-7.000 tấn thuốc nổ TNT, so với mức 100 kiloton ban đầu.
Điều này khiến W76-2 sở hữu uy lực vừa phải của vũ khí hạt nhân chiến thuật, nhưng có thể phóng bằng tên lửa đạn đạo chiến lược có sẵn trong biên chế tới bất kỳ mục tiêu nào trên Trái Đất trong thời gian ngắn.
"Bù lại, quỹ đạo thấp sẽ giảm đáng kể tầm bắn và trọng lượng đầu đạn. Điều này càng khiến W76-2 là lựa chọn phù hợp với Trident II", ông Panda nói thêm.
Quỹ đạo bay thấp và tốc độ lớn cũng giúp Trident II D5 xuyên thủng hệ thống phòng thủ đối phương, nhất là khi những tổ hợp chống tên lửa đạn đạo hiện nay thường được tối ưu hóa cho những mục tiêu bay cao và có quỹ đạo dễ dự đoán như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Việc thử nghiệm đầu đạn mới vào thời điểm này dường như là bước đi hợp lý bởi mẫu W76-2 được sản xuất hàng loạt từ tháng 1-2019, đầu đạn đầu tiên được hoàn thành vào tháng 2.
Với khả năng mang tối đa 12 đầu đạn và độ sai số mục tiêu chỉ 90m, Trident II D5 chính là tên lửa hạt nhân chính xác nhất thế giới.
Đây là loại vũ khí hạt nhân cực mạnh trong hệ thống vũ khí răn đe đối thủ.
Trident II D5 là một trong những thành phần quan trọng trong lực lượng hạt nhân răn đe đối phương của Mỹ.
Với khả năng mang đa đầu đạn có thể tấn công độc lập cùng độ sai số mục tiêu cực thấp, tên lửa hạt nhân Trident II D5 trở thành nỗi kinh hoàng ẩn náu dưới đại dương.
Hiện những tên lửa hạt nhân Trident II D5 đang được Mỹ triển khai trên lớp tàu ngầm tấn công Ohio. Ngoài ra hải quân Anh quốc cũng đang có trong tay loại tên lửa hạt nhân đáng sợ này.
Để phóng, tên lửa hạt nhân Trident II D5 được đẩy bằng áp suất hơi nước từ tàu ngầm vọt lên trên mặt nước, lúc này động cơ chính của tên lửa mới khởi động để đẩy quả tên lửa bay đi.
Với tầm bắn xa cùng độ cơ động cao của các tàu ngầm hạt nhân mang chúng, tên lửa Trident II D5 có thể tấn công bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Là một tên lửa đạn đạo liên lục địa nên tên lửa Trident II D5 có kích thước khá “khủng” với có chiều dài 13,41m, đường kính 1,85m. Trọng lượng phóng lên tới 58,5 tấn.
Tên lửa có khả năng mang theo 8 đầu đạn hạt nhân W88 với đương lượng nổ 475 Kt/đầu đạn hoặc 12 đầu đạn hạt nhân W76 với đương lượng nổ 100 Kt/đầu đạn. Với đầu đạn W76-2 thế hệ mới, mỗi tên lửa có thể mang số lượng đầu đạn lên từ 15-18.
Chưa dừng lại ở đó, Trident II D5 là loại tên lửa hạt nhân khó đánh chặn khi sử dụng vật liệu có khả năng tán xạ sóng radar.
Ngoài việc đứng đầu trong hàng ngũ những tên lửa đạn đạo đáng tin cậy nhất thế giới, Trident II D5 còn được coi là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm siêu chính xác khi có sai số mục tiêu chỉ 50-90m, thấp nhất trong số các tên lửa đạn đạo hạt nhân hiện nay trên thế giới.