Tàu ngầm K-114 Tula được khởi đóng vào ngày 22/2/1984, hạ thủy ngày 22/1/1987 và chính thức biên chế Hạm đội biển Bắc từ ngày 30/10/1987. Con tàu bắt đầu được nâng cấp từ năm 2015 cho đến giữa tháng 12/2017, Zvezdochka đã hoàn thành nâng cấp Tula.Tàu ngầm K-114 Tula là chiếc thứ 4 thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược (SSBN) Project 667BDRM (NATO định danh là lớp Delta-IV) được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công hạt nhân liên lục địa, ngoài ra có khả năng chống hạm tàu mặt nước, chống ngầm.Thiết kế đặc biệt, cái lưng gù của tàu ngầm K-114 Tula chính là nơi đặt hệ thống vũ khí mạnh nhất của tàu này – hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa với 16 ống phóng thẳng đứng.Theo những thông tin được công khai, ban đầu tàu ngầm K-114 Tula được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa R-29RM Shtil có tầm bắn lên tới 8.300km, mang 4 đầu đạn 100kiloton. Sau nhiều đợt nâng cấp, K-114 Tula chuyển sang sử dụng hệ thống tên lửa liên lục đại R-29RMU Sineva.Trong giai đoạn 2008-2011, tàu ngầm hạt nhân K-114 Tula đã thực hiện 4 cuộc phóng tên lửa liên lục địa R-29RMU Sineva và cả 4 lần đều thành công mĩ mãn. Đáng lưu ý, trong lần phóng tháng 10/2008, tên lửa Sineva đã xác lập kỷ lục, đạt tầm bắn 11.547km.Sau khi trở lại phục vụ, tàu ngầm K-114 Tula có thể mang hệ thống tên lửa liên lục địa R-29RMU2.1 mới đưa vào phục vụ năm 2014, đạt tầm bắn 11.000-12.00km, có khả năng mang tới 12 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (gấp 3 lần R-29RMU và R-29RM).Ngoài hệ thống phóng đứng VLS chứa tên lửa Sineva, K-114 Tula còn có 4 ống phóng ngư lôi 533mm có thể phóng tên lửa chống hạm RPK-6 Vodopad có tầm bắn khoảng 120km, mang phần chiến đấu lắp ngư lôi 82R hoặc đầu đạn hạt nhân 90R.Tàu ngầm K-114 Tula được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng nước cung cấp động lực cho tàu hoạt động suốt hàng chục năm. Con tàu có thể lặn sâu tối đa đến 400m, độ sâu hoạt động tốt là 320m, tốc độ hành trình khi lặn 24 hải lý/h. Việc Hạm đội Biển Bắc tái trang bị tàu ngầm K-114 Tula khiến năng lực tấn công hạt nhân tầm xa của Hải quân Nga được tăng lên rất nhiều.
Tàu ngầm K-114 Tula được khởi đóng vào ngày 22/2/1984, hạ thủy ngày 22/1/1987 và chính thức biên chế Hạm đội biển Bắc từ ngày 30/10/1987. Con tàu bắt đầu được nâng cấp từ năm 2015 cho đến giữa tháng 12/2017, Zvezdochka đã hoàn thành nâng cấp Tula.
Tàu ngầm K-114 Tula là chiếc thứ 4 thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược (SSBN) Project 667BDRM (NATO định danh là lớp Delta-IV) được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công hạt nhân liên lục địa, ngoài ra có khả năng chống hạm tàu mặt nước, chống ngầm.
Thiết kế đặc biệt, cái lưng gù của tàu ngầm K-114 Tula chính là nơi đặt hệ thống vũ khí mạnh nhất của tàu này – hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa với 16 ống phóng thẳng đứng.
Theo những thông tin được công khai, ban đầu tàu ngầm K-114 Tula được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa R-29RM Shtil có tầm bắn lên tới 8.300km, mang 4 đầu đạn 100kiloton. Sau nhiều đợt nâng cấp, K-114 Tula chuyển sang sử dụng hệ thống tên lửa liên lục đại R-29RMU Sineva.
Trong giai đoạn 2008-2011, tàu ngầm hạt nhân K-114 Tula đã thực hiện 4 cuộc phóng tên lửa liên lục địa R-29RMU Sineva và cả 4 lần đều thành công mĩ mãn. Đáng lưu ý, trong lần phóng tháng 10/2008, tên lửa Sineva đã xác lập kỷ lục, đạt tầm bắn 11.547km.
Sau khi trở lại phục vụ, tàu ngầm K-114 Tula có thể mang hệ thống tên lửa liên lục địa R-29RMU2.1 mới đưa vào phục vụ năm 2014, đạt tầm bắn 11.000-12.00km, có khả năng mang tới 12 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (gấp 3 lần R-29RMU và R-29RM).
Ngoài hệ thống phóng đứng VLS chứa tên lửa Sineva, K-114 Tula còn có 4 ống phóng ngư lôi 533mm có thể phóng tên lửa chống hạm RPK-6 Vodopad có tầm bắn khoảng 120km, mang phần chiến đấu lắp ngư lôi 82R hoặc đầu đạn hạt nhân 90R.
Tàu ngầm K-114 Tula được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng nước cung cấp động lực cho tàu hoạt động suốt hàng chục năm. Con tàu có thể lặn sâu tối đa đến 400m, độ sâu hoạt động tốt là 320m, tốc độ hành trình khi lặn 24 hải lý/h. Việc Hạm đội Biển Bắc tái trang bị tàu ngầm K-114 Tula khiến năng lực tấn công hạt nhân tầm xa của Hải quân Nga được tăng lên rất nhiều.