Theo đó vào cuối tháng trước, Nhà máy đóng tàu Pella, St. Petersburg đã hạ thủy chiếc Karakurt đầu tiên mang tên “Uragan” thuộc lớp tàu hộ vệ Project 22800 dành riêng cho Hải quân Nga. Bản thân cái tên “Karakurt” cũng nói lên được nhiệm vụ của lớp tàu này khi nó có nghĩa là “quả phụ đen Địa Trung Hải”, một loài nhện cực độc khá phổ biến ở Châu Âu. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Tàu “Uragan” được nhà máy Pella khởi đóng từ năm 2015 và chỉ sau hai năm đã được hạ thủy, kế nó còn có tàu “Typhoon” dự kiến cũng sẽ được hạ thủy trong năm sau. Trong tương lai hầu hết các tàu thuộc Project 22800 đều sẽ được biên chế cho Hạm đội Biển Đen như một phần kế hoạch hiện đại hóa hạm đội này của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Các tàu Karakurt được Hải quân Nga phát triển sau thành công của lớp tàu hộ vệ Buyan-M, với màn trình thể hiện xuất sắc của chúng trong các chiến dịch quân sự chống khủng bố của Nga ở Syria. Tuy nhiên vai trò của Karakurt còn lớn hơn thế khi nó sẽ nền tảng tương lai giúp Hải quân Nga kiểm soát được các vùng biển ven bờ Châu Âu hay cụ thể hơn là Biển Đen và vùng Biển Địa Trung Hải đúng như tên gọi của lớp tàu này. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.Tuy nhiên về thiết kế cơ bản Karakurt có kích thước nhỏ hơn Buyan-M, khi nó có lượng giãn nước 800 tấn, dài 65m, rộng 10m, con số này ở Buyan-M lại là 950 tấn, dài 75m và rộng 11m. Nhưng bù lại Karakurt có tốc độ hành trình lớn hơn hẳn khoảng 30 hải lý/giờ với thời gian bám biển liên tục lên đến 15 ngày còn Buyan-M chỉ 10 ngày. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Dĩ nhiên về cấu hình vũ khí và trang thiết bị điện tử Karakurt được trang bị tốt hơn hẳn Buyan-M, khi nó được tích hợp hầu hết các loại vũ khí hiện đại nhất của Hải quân Nga hiện nay như hải pháo AK-176, tổ hợp ống phóng tên lửa thẳng đứng UKSK, tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm Pantsir-M ... Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Dù vậy Karakurt vẫn có một thiếu sót khá lớn đó là nó không được trang bị vũ khí chống ngầm, do đó sức mạnh tổng hợp của Karakurt vẫn chưa thực sự toàn diện. Theo đó lớp tàu chiến này là sự bổ sung cuối cùng của Hải quân Nga trong việc tái xây dựng lại lực lượng hải quân nước xanh vốn đã rệu rã sau khi Liên Xô sụp đổ. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Có một điểm hơi đáng tiếc ở các tàu Karakurt đầu tiên gồm “Uragan” và “Typhoon” là việc chúng vẫn chưa được trang bị Pantsir-M và một số trang thiết bị điện tử khác do lớp tàu này vẫn đang trong quá trình được hoàn thiện. Thay vào đó “Uragan” và “Typhoon” sẽ được trang bị bộ đôi tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần AK-630M. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Ngoài Pantsir-M, Karakurt cũng là một trong những tàu chiến đầu tiên của Nga được trang bị hải pháo tiên tiến 76.2mm AK-176M, kết hợp với đó là các tên lửa tấn công Kalibr-NK hoặc P-800 Onix vốn cũng được trang bị trên Buyan-M. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Với hệ thống vũ khí hiện tại, tàu hộ vệ Karakurt có thể đáp ứng mọi yêu cầu tác chiến ven biển lẫn xa bờ của Hải quân Nga, khi Kalibr-NK hoặc P-800 Onix có tầm bắn tối đa lên đến hơn 1.000km hổ trợ tấn công đa mục tiêu từ tàu chiến cho đến các mục tiêu ven biển hay sâu bên trong nội địa của đối phương. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Có một điều đáng tiếc nữa trên chiếc Karakurt đầu tiên là chưa thấy sự xuất hiện của tổ hợp radar mảng pha trên thượng tầng chính của tàu và hiện tại nó chỉ mới được trang bị sẵn hệ thống radar “Mineral ME” và “Centaur NM”. Nhiều khả năng trong thời gian sắp tới các tổ hợp điện tử còn thiếu sẽ được bổ sung sau. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Theo kế hoạch của Hải quân Nga nước này sẽ đưa vào trang bị ít nhất 18 tàu thuộc lớp Karakurt với 5 chiếc đầu tiên đang được đóng mới, và chúng sẽ được biên chế cho hai hạm đội Biển Đen và Caspian. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Nhìn chung vai trò của Karakurt trong biên đội tàu chiến của Hải quân Nga hiện tại như một sự bổ sung sức mạnh giữa các tàu khu trục và các tàu hộ vệ tấn công cỡ nhỏ, vốn đã được thử nghiệm với Buyan-M. Và với Karakurt người Nga vẫn có thể khóa chặt các tuyến đường biển quan trọng ở Biển Đen hay Địa Trung Hải mà không cần điều động biên đội tàu quá lớn. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.
Theo đó vào cuối tháng trước, Nhà máy đóng tàu Pella, St. Petersburg đã hạ thủy chiếc Karakurt đầu tiên mang tên “Uragan” thuộc lớp tàu hộ vệ Project 22800 dành riêng cho Hải quân Nga. Bản thân cái tên “Karakurt” cũng nói lên được nhiệm vụ của lớp tàu này khi nó có nghĩa là “quả phụ đen Địa Trung Hải”, một loài nhện cực độc khá phổ biến ở Châu Âu. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Tàu “Uragan” được nhà máy Pella khởi đóng từ năm 2015 và chỉ sau hai năm đã được hạ thủy, kế nó còn có tàu “Typhoon” dự kiến cũng sẽ được hạ thủy trong năm sau. Trong tương lai hầu hết các tàu thuộc Project 22800 đều sẽ được biên chế cho Hạm đội Biển Đen như một phần kế hoạch hiện đại hóa hạm đội này của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Các tàu Karakurt được Hải quân Nga phát triển sau thành công của lớp tàu hộ vệ Buyan-M, với màn trình thể hiện xuất sắc của chúng trong các chiến dịch quân sự chống khủng bố của Nga ở Syria. Tuy nhiên vai trò của Karakurt còn lớn hơn thế khi nó sẽ nền tảng tương lai giúp Hải quân Nga kiểm soát được các vùng biển ven bờ Châu Âu hay cụ thể hơn là Biển Đen và vùng Biển Địa Trung Hải đúng như tên gọi của lớp tàu này. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.
Tuy nhiên về thiết kế cơ bản Karakurt có kích thước nhỏ hơn Buyan-M, khi nó có lượng giãn nước 800 tấn, dài 65m, rộng 10m, con số này ở Buyan-M lại là 950 tấn, dài 75m và rộng 11m. Nhưng bù lại Karakurt có tốc độ hành trình lớn hơn hẳn khoảng 30 hải lý/giờ với thời gian bám biển liên tục lên đến 15 ngày còn Buyan-M chỉ 10 ngày. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Dĩ nhiên về cấu hình vũ khí và trang thiết bị điện tử Karakurt được trang bị tốt hơn hẳn Buyan-M, khi nó được tích hợp hầu hết các loại vũ khí hiện đại nhất của Hải quân Nga hiện nay như hải pháo AK-176, tổ hợp ống phóng tên lửa thẳng đứng UKSK, tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm Pantsir-M ... Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Dù vậy Karakurt vẫn có một thiếu sót khá lớn đó là nó không được trang bị vũ khí chống ngầm, do đó sức mạnh tổng hợp của Karakurt vẫn chưa thực sự toàn diện. Theo đó lớp tàu chiến này là sự bổ sung cuối cùng của Hải quân Nga trong việc tái xây dựng lại lực lượng hải quân nước xanh vốn đã rệu rã sau khi Liên Xô sụp đổ. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Có một điểm hơi đáng tiếc ở các tàu Karakurt đầu tiên gồm “Uragan” và “Typhoon” là việc chúng vẫn chưa được trang bị Pantsir-M và một số trang thiết bị điện tử khác do lớp tàu này vẫn đang trong quá trình được hoàn thiện. Thay vào đó “Uragan” và “Typhoon” sẽ được trang bị bộ đôi tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần AK-630M. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Ngoài Pantsir-M, Karakurt cũng là một trong những tàu chiến đầu tiên của Nga được trang bị hải pháo tiên tiến 76.2mm AK-176M, kết hợp với đó là các tên lửa tấn công Kalibr-NK hoặc P-800 Onix vốn cũng được trang bị trên Buyan-M. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Với hệ thống vũ khí hiện tại, tàu hộ vệ Karakurt có thể đáp ứng mọi yêu cầu tác chiến ven biển lẫn xa bờ của Hải quân Nga, khi Kalibr-NK hoặc P-800 Onix có tầm bắn tối đa lên đến hơn 1.000km hổ trợ tấn công đa mục tiêu từ tàu chiến cho đến các mục tiêu ven biển hay sâu bên trong nội địa của đối phương. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Có một điều đáng tiếc nữa trên chiếc Karakurt đầu tiên là chưa thấy sự xuất hiện của tổ hợp radar mảng pha trên thượng tầng chính của tàu và hiện tại nó chỉ mới được trang bị sẵn hệ thống radar “Mineral ME” và “Centaur NM”. Nhiều khả năng trong thời gian sắp tới các tổ hợp điện tử còn thiếu sẽ được bổ sung sau. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Theo kế hoạch của Hải quân Nga nước này sẽ đưa vào trang bị ít nhất 18 tàu thuộc lớp Karakurt với 5 chiếc đầu tiên đang được đóng mới, và chúng sẽ được biên chế cho hai hạm đội Biển Đen và Caspian. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Nhìn chung vai trò của Karakurt trong biên đội tàu chiến của Hải quân Nga hiện tại như một sự bổ sung sức mạnh giữa các tàu khu trục và các tàu hộ vệ tấn công cỡ nhỏ, vốn đã được thử nghiệm với Buyan-M. Và với Karakurt người Nga vẫn có thể khóa chặt các tuyến đường biển quan trọng ở Biển Đen hay Địa Trung Hải mà không cần điều động biên đội tàu quá lớn. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.