Các loại tàu di chuyển trên biển trong biển Đông khi qua vùng nước lạ, nhất là các vùng nước khu vực Malacca thường xuyên bị cướp biển có vũ trang tấn công, kể cả tàu chiến của các nước. Với trang bị vũ khí hạng nặng, tầm bắn rất xa với những mục tiêu lớn, những loại pháo hay tên lửa trên tàu thường tỏ ra vô tác dụng hoặc kém hiệu quả đối với các tàu cướp biển cỡ nhỏ, áp sát nhanh và tầm gần chỉ vài km đến vài trăm m.
Ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa 012 Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam.Chính vì vậy, để ngăn chặn những sự tiếp cận xâm nhập không đáng có, trên tàu hải quân đi biển luôn được trang bị các loại vũ khí cá nhân cầm tay.
Ảnh: Chiến sĩ tàu hải quân huấn luyện bắn súng AK trên biển.Cũng giống như trên bờ, súng tiểu liên AK là không thể thiếu trong tủ súng của tàu Hải quân. Với ưu thế dễ dàng sử dụng, uy lực lớn của cỡ đạn 7.62x39mm, dễ dàng bảo quản và bền bỉ trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên biển, súng AK là loại vũ khí không thể lí tưởng hơn cho nhiệm vụ chống cướp biển xâm nhập tàu.
Ảnh: Chiến sĩ trên tàu hải quân huấn luyện với súng AK.Các bài tập bắn AK trên tàu hải quân đi biển luôn là bắt buộc, nhằm nâng cao năng lực sử dụng vũ khí của bộ đội, trình độ kỹ, chiến thuật chiến đấu bộ binh trên các tàu biển.
Ảnh: Chiến sĩ Cảnh sát biển huấn luyện bắn súng AK trên tàu.Ngoài ra còn có cả súng trung liên RPD, RPK yểm trợ hỏa lực tầm xa bổ sung cho súng tiểu liên AK, tạo mật độ hỏa lực cao, uy hiếp những kẻ có ý định tiếp cận tàu trái phép. Súng sử dụng chung loại đạn 7.62x39mm tương tự AK nên cũng thuận lợi cho công tác hậu cần cung cấp đạn dược.
Ảnh: Chiến sĩ hải quân huấn luyện bắn súng trung liên RPD trên tàu. Nguồn: THHQ.Cũng như không thể thiếu được các súng chống tăng RPG-7 (hay còn được gọi là B-41), với tầm bắn khoảng 500m cùng sức công phá cực lớn, đạn PG-7 của súng đủ sức để hạ gục cả những cỗ xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại chứ đừng nói là những con tàu chỉ dày vài chục mm thép. Chỉ cần vào trong tầm bắn của súng, không một loại tàu cướp biển nào có thể an toàn.
Ảnh: Chiến sĩ hải quân huấn luyện bắn súng RPG-7 ( B-41) trên tàu.Trên các tàu hải quân vận tải, với đặc thù là mặt boong tàu rộng còn có thể triển khai cả súng không giật DKZ-82 B-10 hoặc SPG-9. Súng có ưu điểm là tầm bắn vượt trội so với B-41, trung liên hay AK khi có thể bắn xa 4.5km trong khi tầm bắn các loại vũ khí cá nhân trên chỉ là dưới 1km.
Ảnh: Chiến sĩ hải quân trên tàu huấn luyện sử dụng súng không giật DKZ-82 B-10.Việc trang bị súng không giật DKZ tạo cho tàu một sức uy hiếp rất lớn đối với cướp biển, sức công phá lớn có thể chỉ với một phát bắn cũng có thể đánh chìm tàu khoảng vài chục tấn.
Ảnh: Chiến sĩ hải quân thao tác ngắm bắn súng DKZ trên tàu.Các tàu cũng được trang bị các loại súng máy hạng nặng 12.7mm DShK hoặc NSV. Đây là loại vũ khí cơ bản trên các tàu hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư với tầm bắn xa, uy lực lớn và độ sát thương cao, đồng thời Việt Nam cũng đã tự chủ sản xuất được các loại súng máy 12.7mm này nên việc trang bị đại trà trên các tàu cũng không phải chuyện khó.
Ảnh: Chiến sĩ hải quân huấn luyện với súng 12.7mm NSV trên tàu.Và cuối cùng là súng máy hạng nặng 14.5mm MTPU được trang bị trên một số tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam. Súng có tầm bắn tối đa lên đến 1.500m đối với mục tiêu bay và có thể bắn đến 2.000m đối với mục tiêu mặt nước dùng cho chống cướp biển, tuần tra cũng như chống máy bay bay thấp, mục tiêu bay chậm.
Ảnh: Chiến sĩ huấn luyện với súng máy MTPU trên tàu.Để bắn mục tiêu trên không, trên mặt biển và mặt đất, có thể dùng các loại đạn xuyên phá B-32, đạn vạch đường BZT và đạn phá MDZ với tốc độ bắn ít nhất 450 viên/phút và cơ số đạn 1500 viên.
Ảnh: Chiến sĩ hải quân huấn luyện sử dụng súng máy MTPU 14.5mm.Kết luận lại, với những loại vũ khí tầm gần uy lực như vậy, các tàu hải quân có thể tự bảo vệ an toàn cho mình trước những đối tượng tiếp cận tàu trái phép, đồng thời cũng có thể dùng các loại vũ khí cầm tay cho đội phản ứng nhanh khi tiếp cận áp sát các tàu lạ cần khám xét. Đây là những nỗi đe dọa cực kỳ đáng sợ đối với bọn cướp biển nếu chúng có ý đồ xấu với tàu ta, cũng như sẵn sàng tiêu diệt bất cứ kẻ địch nào.
Ảnh: Chiến sĩ trên tàu đổ bộ huấn luyện bắn súng AK. Video Hải quân Việt Nam làm chủ tàu chiến hiện đại Gepard, Molniya - Nguồn: QPVN
Các loại tàu di chuyển trên biển trong biển Đông khi qua vùng nước lạ, nhất là các vùng nước khu vực Malacca thường xuyên bị cướp biển có vũ trang tấn công, kể cả tàu chiến của các nước. Với trang bị vũ khí hạng nặng, tầm bắn rất xa với những mục tiêu lớn, những loại pháo hay tên lửa trên tàu thường tỏ ra vô tác dụng hoặc kém hiệu quả đối với các tàu cướp biển cỡ nhỏ, áp sát nhanh và tầm gần chỉ vài km đến vài trăm m.
Ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa 012 Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam.
Chính vì vậy, để ngăn chặn những sự tiếp cận xâm nhập không đáng có, trên tàu hải quân đi biển luôn được trang bị các loại vũ khí cá nhân cầm tay.
Ảnh: Chiến sĩ tàu hải quân huấn luyện bắn súng AK trên biển.
Cũng giống như trên bờ, súng tiểu liên AK là không thể thiếu trong tủ súng của tàu Hải quân. Với ưu thế dễ dàng sử dụng, uy lực lớn của cỡ đạn 7.62x39mm, dễ dàng bảo quản và bền bỉ trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên biển, súng AK là loại vũ khí không thể lí tưởng hơn cho nhiệm vụ chống cướp biển xâm nhập tàu.
Ảnh: Chiến sĩ trên tàu hải quân huấn luyện với súng AK.
Các bài tập bắn AK trên tàu hải quân đi biển luôn là bắt buộc, nhằm nâng cao năng lực sử dụng vũ khí của bộ đội, trình độ kỹ, chiến thuật chiến đấu bộ binh trên các tàu biển.
Ảnh: Chiến sĩ Cảnh sát biển huấn luyện bắn súng AK trên tàu.
Ngoài ra còn có cả súng trung liên RPD, RPK yểm trợ hỏa lực tầm xa bổ sung cho súng tiểu liên AK, tạo mật độ hỏa lực cao, uy hiếp những kẻ có ý định tiếp cận tàu trái phép. Súng sử dụng chung loại đạn 7.62x39mm tương tự AK nên cũng thuận lợi cho công tác hậu cần cung cấp đạn dược.
Ảnh: Chiến sĩ hải quân huấn luyện bắn súng trung liên RPD trên tàu. Nguồn: THHQ.
Cũng như không thể thiếu được các súng chống tăng RPG-7 (hay còn được gọi là B-41), với tầm bắn khoảng 500m cùng sức công phá cực lớn, đạn PG-7 của súng đủ sức để hạ gục cả những cỗ xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại chứ đừng nói là những con tàu chỉ dày vài chục mm thép. Chỉ cần vào trong tầm bắn của súng, không một loại tàu cướp biển nào có thể an toàn.
Ảnh: Chiến sĩ hải quân huấn luyện bắn súng RPG-7 ( B-41) trên tàu.
Trên các tàu hải quân vận tải, với đặc thù là mặt boong tàu rộng còn có thể triển khai cả súng không giật DKZ-82 B-10 hoặc SPG-9. Súng có ưu điểm là tầm bắn vượt trội so với B-41, trung liên hay AK khi có thể bắn xa 4.5km trong khi tầm bắn các loại vũ khí cá nhân trên chỉ là dưới 1km.
Ảnh: Chiến sĩ hải quân trên tàu huấn luyện sử dụng súng không giật DKZ-82 B-10.
Việc trang bị súng không giật DKZ tạo cho tàu một sức uy hiếp rất lớn đối với cướp biển, sức công phá lớn có thể chỉ với một phát bắn cũng có thể đánh chìm tàu khoảng vài chục tấn.
Ảnh: Chiến sĩ hải quân thao tác ngắm bắn súng DKZ trên tàu.
Các tàu cũng được trang bị các loại súng máy hạng nặng 12.7mm DShK hoặc NSV. Đây là loại vũ khí cơ bản trên các tàu hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư với tầm bắn xa, uy lực lớn và độ sát thương cao, đồng thời Việt Nam cũng đã tự chủ sản xuất được các loại súng máy 12.7mm này nên việc trang bị đại trà trên các tàu cũng không phải chuyện khó.
Ảnh: Chiến sĩ hải quân huấn luyện với súng 12.7mm NSV trên tàu.
Và cuối cùng là súng máy hạng nặng 14.5mm MTPU được trang bị trên một số tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam. Súng có tầm bắn tối đa lên đến 1.500m đối với mục tiêu bay và có thể bắn đến 2.000m đối với mục tiêu mặt nước dùng cho chống cướp biển, tuần tra cũng như chống máy bay bay thấp, mục tiêu bay chậm.
Ảnh: Chiến sĩ huấn luyện với súng máy MTPU trên tàu.
Để bắn mục tiêu trên không, trên mặt biển và mặt đất, có thể dùng các loại đạn xuyên phá B-32, đạn vạch đường BZT và đạn phá MDZ với tốc độ bắn ít nhất 450 viên/phút và cơ số đạn 1500 viên.
Ảnh: Chiến sĩ hải quân huấn luyện sử dụng súng máy MTPU 14.5mm.
Kết luận lại, với những loại vũ khí tầm gần uy lực như vậy, các tàu hải quân có thể tự bảo vệ an toàn cho mình trước những đối tượng tiếp cận tàu trái phép, đồng thời cũng có thể dùng các loại vũ khí cầm tay cho đội phản ứng nhanh khi tiếp cận áp sát các tàu lạ cần khám xét. Đây là những nỗi đe dọa cực kỳ đáng sợ đối với bọn cướp biển nếu chúng có ý đồ xấu với tàu ta, cũng như sẵn sàng tiêu diệt bất cứ kẻ địch nào.
Ảnh: Chiến sĩ trên tàu đổ bộ huấn luyện bắn súng AK.
Video Hải quân Việt Nam làm chủ tàu chiến hiện đại Gepard, Molniya - Nguồn: QPVN