Theo đó dựa trên một số hình ảnh được tài khoản barmacode1 trên diễn đàn livejournal ta có thể thấy được những hình ảnh mới nhất về tàu hộ vệ tên lửa Gepard thứ 4 mang số hiệu “487” (phiên hiệu tạm thời) của Hải quân Việt Nam. Và điều đặc biệt là trong những hình ảnh này tàu “487” đang khởi động hệ thống động cơ của mình. Nguồn ảnh: barmacode1.Hiện tại tàu “487” đang được neo tại cảng Novorossiysk, Nga và nhiều khả năng tàu Gepard thứ 4 của Việt Nam đã hoàn tất quá trình thử nghiệm trên biển cũng như sẵn sàng được bàn giao cho hải quân. Điều này hoàn toàn hợp lý dựa trên những hình ảnh mới nhất của tàu “487”. Nguồn ảnh: barmacode1.Theo kế hoạch chuyển giao các tàu Gepard cuối cùng cho Việt Nam được phía Nga công bố thì tàu Gepard thứ 4 của chúng ta sẽ lên đường trở về nước trong tháng 11 này. Và sẽ phải mất gần 50 ngày để tàu “487” có thể về đến Việt Nam tức vào đầu năm 2018. Nguồn ảnh: barmacode1.Như vậy trong tháng 1/2018, Hải quân Việt Nam sẽ chính thức biên chế đầy đủ 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đặt mua từ Nga trong năm 2006 với thời gian chuyển giao lần lượt là 2011, 2012 và 2017. Cả bốn tàu hộ vệ tên lửa này đều là các tàu chiến mạnh nhất của Việt Nam hiện nay. Nguồn ảnh: barmacode1.Trong ảnh là tàu “487” khởi động hệ thống động cơ chạy thử trong vịnh Novorossiysk hôm 18/11. Nguồn ảnh: barmacode1.Trong hình ta có thể thấy sau một hồi khởi động động cơ và tàu bắt đầu di chuyển nhanh hơn tàu “487” không còn phun nhiều khói như lúc mới khởi động. Nguồn ảnh: barmacode1.Về cơ bản toàn bộ trang thiết bị điện tử cũng như hệ thống vũ khí trên tàu Gepard thứ 4 của Việt Nam đã được hoàn thiện, bên cạnh đó tàu cũng đã thực hiện hải trình thử nghiệm kéo dài 84 ngày trên Biển Đen, di chuyển trong phạm vi hơn 19.000km. Nguồn ảnh: barmacode1.Trước đó vào cuối tháng 10 vừa qua, tàu vận tải Rolldock Star đã vận chuyển tàu Gepard thứ 3 của Việt Nam về đến quân cảng Cam Ranh sau cuộc hành trình kéo dài 44 ngày bắt đầu từ ngày 13/09. Nguồn ảnh: QDND.Về mặt thiết kế chung cặp tàu Gepard thứ hai của Việt Nam không khác gì mấy so với cặp tàu đầu tiên đã được phía Nga chuyển giao trong năm 2011 và 2012, tuy nhiên ở cặp tàu Gepard thứ hai chúng được bổ sung thêm khả năng tác chiến chống ngầm với bệ phóng ngư lôi bố trí ở giữa thân tàu. Nguồn ảnh: Hải quân Việt NamNhư vậy bên cạnh các loại vũ khí hiện có như hải pháo 76.2mm AK-176M, tổ hợp pháo - tên lửa phòng không trên hạm Palma-SU, tên lửa chống hạm Uran-E (8 đơn vị) và và tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần 30mm AK-630. Các tàu Gepard tiếp theo của Việt Nam sẽ được trang bị thêm cụm ống phóng ngư lôi hạng nặng 533mm. Nguồn ảnh: Hải quân Việt NamCận cảnh tổ hợp vũ khí Palma-SU và hải pháo AK-176M trên tàu hộ vệ tên lửa 012 -Lý Thái Tổ lớp Gerpard 3.9 của Hải quân Việt Nam tham gia Diễn tập đa phương Hải quân Asean (AMNEX-2017). Nguồn ảnh: ViettimesCụm tổ hợp ống phóng tên lửa chống hạm Uran-E trên trên tàu hộ vệ tên lửa 011 – Đinh Tiên Hoàng với hai cụm phòng riêng biệt được đặt hai bên thân tàu. Uran-E có tầm bắn hiệu quả 130km hoàn toàn đủ khả năng đánh hạ các tàu chiến có lượng giãn nước lên đến 5.000 tấn. Nguồn ảnh: Hải quân Việt NamHình ảnh tàu hộ vệ tên lửa 012 -Lý Thái Tổ lớp Gerpard 3.9 tham gia Diễn tập đa phương Hải quân Asean (AMNEX-2017), ta có thể thấy sàn đáp trực thăng phía sau đuôi tàu là trực thăng chống ngầm Ka-27 của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Hải quân Việt NamMời độc giả xem video: Tàu hộ vệ tên lửa Gerpard thứ 4 của Việt Nam chạy thử trên vịnh Novorossiysk hôm 18/11. (Nguồn barmacode1.)
Theo đó dựa trên một số hình ảnh được tài khoản barmacode1 trên diễn đàn livejournal ta có thể thấy được những hình ảnh mới nhất về tàu hộ vệ tên lửa Gepard thứ 4 mang số hiệu “487” (phiên hiệu tạm thời) của Hải quân Việt Nam. Và điều đặc biệt là trong những hình ảnh này tàu “487” đang khởi động hệ thống động cơ của mình. Nguồn ảnh: barmacode1.
Hiện tại tàu “487” đang được neo tại cảng Novorossiysk, Nga và nhiều khả năng tàu Gepard thứ 4 của Việt Nam đã hoàn tất quá trình thử nghiệm trên biển cũng như sẵn sàng được bàn giao cho hải quân. Điều này hoàn toàn hợp lý dựa trên những hình ảnh mới nhất của tàu “487”. Nguồn ảnh: barmacode1.
Theo kế hoạch chuyển giao các tàu Gepard cuối cùng cho Việt Nam được phía Nga công bố thì tàu Gepard thứ 4 của chúng ta sẽ lên đường trở về nước trong tháng 11 này. Và sẽ phải mất gần 50 ngày để tàu “487” có thể về đến Việt Nam tức vào đầu năm 2018. Nguồn ảnh: barmacode1.
Như vậy trong tháng 1/2018, Hải quân Việt Nam sẽ chính thức biên chế đầy đủ 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đặt mua từ Nga trong năm 2006 với thời gian chuyển giao lần lượt là 2011, 2012 và 2017. Cả bốn tàu hộ vệ tên lửa này đều là các tàu chiến mạnh nhất của Việt Nam hiện nay. Nguồn ảnh: barmacode1.
Trong ảnh là tàu “487” khởi động hệ thống động cơ chạy thử trong vịnh Novorossiysk hôm 18/11. Nguồn ảnh: barmacode1.
Trong hình ta có thể thấy sau một hồi khởi động động cơ và tàu bắt đầu di chuyển nhanh hơn tàu “487” không còn phun nhiều khói như lúc mới khởi động. Nguồn ảnh: barmacode1.
Về cơ bản toàn bộ trang thiết bị điện tử cũng như hệ thống vũ khí trên tàu Gepard thứ 4 của Việt Nam đã được hoàn thiện, bên cạnh đó tàu cũng đã thực hiện hải trình thử nghiệm kéo dài 84 ngày trên Biển Đen, di chuyển trong phạm vi hơn 19.000km. Nguồn ảnh: barmacode1.
Trước đó vào cuối tháng 10 vừa qua, tàu vận tải Rolldock Star đã vận chuyển tàu Gepard thứ 3 của Việt Nam về đến quân cảng Cam Ranh sau cuộc hành trình kéo dài 44 ngày bắt đầu từ ngày 13/09. Nguồn ảnh: QDND.
Về mặt thiết kế chung cặp tàu Gepard thứ hai của Việt Nam không khác gì mấy so với cặp tàu đầu tiên đã được phía Nga chuyển giao trong năm 2011 và 2012, tuy nhiên ở cặp tàu Gepard thứ hai chúng được bổ sung thêm khả năng tác chiến chống ngầm với bệ phóng ngư lôi bố trí ở giữa thân tàu. Nguồn ảnh: Hải quân Việt Nam
Như vậy bên cạnh các loại vũ khí hiện có như hải pháo 76.2mm AK-176M, tổ hợp pháo - tên lửa phòng không trên hạm Palma-SU, tên lửa chống hạm Uran-E (8 đơn vị) và và tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần 30mm AK-630. Các tàu Gepard tiếp theo của Việt Nam sẽ được trang bị thêm cụm ống phóng ngư lôi hạng nặng 533mm. Nguồn ảnh: Hải quân Việt Nam
Cận cảnh tổ hợp vũ khí Palma-SU và hải pháo AK-176M trên tàu hộ vệ tên lửa 012 -Lý Thái Tổ lớp Gerpard 3.9 của Hải quân Việt Nam tham gia Diễn tập đa phương Hải quân Asean (AMNEX-2017). Nguồn ảnh: Viettimes
Cụm tổ hợp ống phóng tên lửa chống hạm Uran-E trên trên tàu hộ vệ tên lửa 011 – Đinh Tiên Hoàng với hai cụm phòng riêng biệt được đặt hai bên thân tàu. Uran-E có tầm bắn hiệu quả 130km hoàn toàn đủ khả năng đánh hạ các tàu chiến có lượng giãn nước lên đến 5.000 tấn. Nguồn ảnh: Hải quân Việt Nam
Hình ảnh tàu hộ vệ tên lửa 012 -Lý Thái Tổ lớp Gerpard 3.9 tham gia Diễn tập đa phương Hải quân Asean (AMNEX-2017), ta có thể thấy sàn đáp trực thăng phía sau đuôi tàu là trực thăng chống ngầm Ka-27 của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Hải quân Việt Nam
Mời độc giả xem video: Tàu hộ vệ tên lửa Gerpard thứ 4 của Việt Nam chạy thử trên vịnh Novorossiysk hôm 18/11. (Nguồn barmacode1.)