Dường như Hải quân Nga đã quá mệt mỏi với việc phải chi tiền tốn kém duy trì tàu sân bay Kuznetsov - một tàu sân bay thế hệ cũ được thiết kế từ thời Liên Xô và hiện tại đã quá cũ. Nguồn ảnh: Oleg.Theo thông tin mới đây vừa được hãng thông tấn TASS của Nga đăng tải, Nga đang rất muốn đóng một tàu sân bay thế hệ mới sử dụng động cơ năng lượng hạt nhân để có thể "đua" được với Mỹ và Trung Quốc. Nguồn ảnh: Oleg.Mỹ hiện tại đang có trong tay 11 tàu sân bay hạt nhân và là quốc gia sở hữu nhiều tàu sân bay hạt nhân nhất thế giới. Quốc gia có số lượng tàu sân bay lớn thứ hai thế giới là Pháp với chỉ duy nhất một chiếc - chiếc Charles de Gaulle. Nguồn ảnh: Oleg.Trung Quốc được cho là đã nắm trong tay công nghệ chế tạo tàu sân bay hạt nhân và với tốc độ đóng mới tàu sân bay hiện tại của Trung Quốc, Moscow phải bắt tay ngay vào việc hoàn thiện thế kế cho tàu sân bay tương lai của mình nếu không muốn bị tụt hậu. Nguồn ảnh: Oleg.Theo nhiều nguồn tin, quá trình hoàn thiện thiết kế tàu sân bay hạt nhân của Nga sẽ có thể kéo dài tới năm 2023 và dự kiến nhanh nhất cũng phải mất 10 năm sau tàu sân bay này mới sẵn sàng gia nhập biên chế Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Oleg.Từ thời Liên Xô tới nay, đóng tàu chưa bao giờ là thế mạnh của Hải quân nước này. Với vùng lãnh thổ trải dài từ châu Á sang tận châu Âu, Liên Xô trước đây và Nga hiện nay ít có nhu cầu sử dụng tàu sân bay để có thể triển khai được hoạt động của không quân ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Oleg.Tuy nhiên thiếu đi tàu sân bay, Nga sẽ thiếu đi một con bài ngoại giao mà theo cách nói của Mỹ, việc cử một tàu sân bay giãn nước 100.000 tấn đi vào vùng biển nhạy cảm sẽ gửi đi nhiều thông điệp ngoại giao hơn so với việc chỉ "nói mồm". Nguồn ảnh: Oleg.Tình trạng hiện tại của tàu sân bay duy nhất trong Hải quân Nga là khá thê thảm với các hư hỏng nặng sau vụ tai nạn với dock nổi DP-50 cách đây ít tháng. DP-50 hiện cũng đã bị hư hỏng và không thể tiếp tục công việc "gồng gánh" sửa chữa tàu sân bay Kuznetsov được nữa. Nguồn ảnh: Oleg.Tuy nhiên đáng lo ngại nhất với Nga vẫn là vấn đề kinh phí. Nước này đã phải cắt giảm số lượng xe tăng chủ lực T-14 Armata, cắt giảm số lượng đặt mua chiến đấu cơ thế hệ năm Su-57 nhưng chắc chắn, số tiền cần có để đóng mới tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của Nga sẽ cao hơn cả hai chương trình vũ khí kể trên rất nhiều lần. Nguồn ảnh: Oleg. Mời độc giả xem Video: Bên trong tàu sân bay Kuznetsov khi còn đang phục vụ Hải quân Nga.
Dường như Hải quân Nga đã quá mệt mỏi với việc phải chi tiền tốn kém duy trì tàu sân bay Kuznetsov - một tàu sân bay thế hệ cũ được thiết kế từ thời Liên Xô và hiện tại đã quá cũ. Nguồn ảnh: Oleg.
Theo thông tin mới đây vừa được hãng thông tấn TASS của Nga đăng tải, Nga đang rất muốn đóng một tàu sân bay thế hệ mới sử dụng động cơ năng lượng hạt nhân để có thể "đua" được với Mỹ và Trung Quốc. Nguồn ảnh: Oleg.
Mỹ hiện tại đang có trong tay 11 tàu sân bay hạt nhân và là quốc gia sở hữu nhiều tàu sân bay hạt nhân nhất thế giới. Quốc gia có số lượng tàu sân bay lớn thứ hai thế giới là Pháp với chỉ duy nhất một chiếc - chiếc Charles de Gaulle. Nguồn ảnh: Oleg.
Trung Quốc được cho là đã nắm trong tay công nghệ chế tạo tàu sân bay hạt nhân và với tốc độ đóng mới tàu sân bay hiện tại của Trung Quốc, Moscow phải bắt tay ngay vào việc hoàn thiện thế kế cho tàu sân bay tương lai của mình nếu không muốn bị tụt hậu. Nguồn ảnh: Oleg.
Theo nhiều nguồn tin, quá trình hoàn thiện thiết kế tàu sân bay hạt nhân của Nga sẽ có thể kéo dài tới năm 2023 và dự kiến nhanh nhất cũng phải mất 10 năm sau tàu sân bay này mới sẵn sàng gia nhập biên chế Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Oleg.
Từ thời Liên Xô tới nay, đóng tàu chưa bao giờ là thế mạnh của Hải quân nước này. Với vùng lãnh thổ trải dài từ châu Á sang tận châu Âu, Liên Xô trước đây và Nga hiện nay ít có nhu cầu sử dụng tàu sân bay để có thể triển khai được hoạt động của không quân ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Oleg.
Tuy nhiên thiếu đi tàu sân bay, Nga sẽ thiếu đi một con bài ngoại giao mà theo cách nói của Mỹ, việc cử một tàu sân bay giãn nước 100.000 tấn đi vào vùng biển nhạy cảm sẽ gửi đi nhiều thông điệp ngoại giao hơn so với việc chỉ "nói mồm". Nguồn ảnh: Oleg.
Tình trạng hiện tại của tàu sân bay duy nhất trong Hải quân Nga là khá thê thảm với các hư hỏng nặng sau vụ tai nạn với dock nổi DP-50 cách đây ít tháng. DP-50 hiện cũng đã bị hư hỏng và không thể tiếp tục công việc "gồng gánh" sửa chữa tàu sân bay Kuznetsov được nữa. Nguồn ảnh: Oleg.
Tuy nhiên đáng lo ngại nhất với Nga vẫn là vấn đề kinh phí. Nước này đã phải cắt giảm số lượng xe tăng chủ lực T-14 Armata, cắt giảm số lượng đặt mua chiến đấu cơ thế hệ năm Su-57 nhưng chắc chắn, số tiền cần có để đóng mới tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của Nga sẽ cao hơn cả hai chương trình vũ khí kể trên rất nhiều lần. Nguồn ảnh: Oleg.
Mời độc giả xem Video: Bên trong tàu sân bay Kuznetsov khi còn đang phục vụ Hải quân Nga.