Vào ngày 12/7, tàu đổ bộ tấn công LHD-6 USS Bonhomme Richard lớp Wasp của Mỹ đã bất ngờ bốc cháy sau khi một vụ nổ mạnh xảy ra trên tàu, chiếc chiến hạm đã cháy gần như mất kiểm soát trong nhiều giờ, bất chấp những nỗ lực dập tắt ngọn lửa.Mặc dù sau đó đám cháy đã được dập tắt nhưng thiệt hại đối với chiếc chiến hạm cỡ lớn này của hải quân Mỹ là vô cùng nặng nề, gần như chắc chắn nó sẽ bị loại biên.Hải quân Mỹ hiện có trong biên chế tổng cộng 8 tàu đổ bộ cỡ lớn mang trực thăng lớp Wasp, tai nạn xảy ra với chiếc LHD-6 khiến cho sức mạnh của lực lượng này suy giảm nghiêm trọng.Nhưng trong khi còn loay hoay tìm cách khắc phục hậu quả vụ cháy chiếc USS Bonomme Richard thì vào hôm 21/7, tàu đổ bộ USS Kearsarge (LHD-3) cũng gặp phải sự cố tương tự khi đang được sửa chữa.Theo thông báo, hải quân Mỹ đã yêu cầu dừng ngay lập tức quá trình đại tu chiếc USS Kearsarge lớp Wasp tại xưởng đóng tàu General Dynamics ở Norfolk, sau khi một vụ hỏa hoạn xảy ra.Mặc dù đám cháy gây thiệt hại không đáng kể và nhanh chóng được dập tắt, tuy nhiên chỉ huy hạm đội Mỹ vẫn dự định tiến hành điều tra tất cả các tình huống của vụ việc.Đây là việc làm được đánh giá rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh chỉ chưa đầy 10 ngày đã có tới 2 vụ hỏa hoạn xảy ra trên tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn của hải quân Mỹ.Thông tin sơ bộ cho rằng vụ cháy trên tàu USS Kearsarge xảy ra trong quá trình hàn, cụ thể là tia lửa bắn vào các vật liệu dễ cháy, gây bắt lửa rồi làm phát sinh hỏa hoạn.Các nhân viên nhanh chóng đối phó với đám cháy, không cần sự trợ giúp của đội cứu hỏa. Tuy nhiên công việc sửa chữa chiếc USS Kearsarge cũng như tất cả các tàu khác tại xưởng General Dynamics ở Norfolk đã bị đình chỉ vô thời hạn."Chúng tôi cần đảm bảo rằng tất cả mọi quy trình an toàn phòng cháy đã thiết lập phải được tuân thủ", người phát ngôn của Bộ Tư lệnh hải quân Mỹ - ông Rory O'Connor cho biết.Tàu đổ bộ USS Kearsarge (LHD-3) được khởi đóng ngày 6/2/1990, hạ thủy ngày 26/3/1992 và chính thức làm nhiệm vụ từ ngày 16/10/1993, như vậy nó đã được gần 27 tuổi.Tàu có lượng giãn nước đầy tải 41.150 tấn; chiều dài 253,2 m; chiều rộng 31,8 m; mớn nước 8,1 m; tốc độ lớn nhất 22 hải lý/h (41 km/h), tầm hoạt động 9.500 hải lý (17.600 km) khi chạy ở tốc độ 18 hải lý/h (33 km/h).Vũ khí của tàu gồm 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-116 Rolling Airframe, 2 bệ phóng tên lửa tầm trung Sea Sparrow, 2 hệ thống CIWS Phalanx, 3 pháo tự động 25 mm Mk 38 và 4 súng máy 12,7 mm BMG.Thông thường LHD-3 sẽ mang theo 6 chiếc AV-8B Harrier, 4 trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra, 12 trực thăng vận tải CH-46 Sea Knight; hoặc 4 máy bay cánh quạt lật MV-22 Osprey, 4 trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 Sea Stallion và 3 - 4 trực thăng đa dụng UH-1N Huey.Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công, cơ cấu trên thay đổi gồm 42 chiếc CH-46 Sea Knight hoặc 22+ MV-22 Osprey. Ở nhiệm vụ kiểm soát biển thì đội bay gồm 20 AV-8B Harrier II và 6 SH-60F/HH-60H.
Vào ngày 12/7, tàu đổ bộ tấn công LHD-6 USS Bonhomme Richard lớp Wasp của Mỹ đã bất ngờ bốc cháy sau khi một vụ nổ mạnh xảy ra trên tàu, chiếc chiến hạm đã cháy gần như mất kiểm soát trong nhiều giờ, bất chấp những nỗ lực dập tắt ngọn lửa.
Mặc dù sau đó đám cháy đã được dập tắt nhưng thiệt hại đối với chiếc chiến hạm cỡ lớn này của hải quân Mỹ là vô cùng nặng nề, gần như chắc chắn nó sẽ bị loại biên.
Hải quân Mỹ hiện có trong biên chế tổng cộng 8 tàu đổ bộ cỡ lớn mang trực thăng lớp Wasp, tai nạn xảy ra với chiếc LHD-6 khiến cho sức mạnh của lực lượng này suy giảm nghiêm trọng.
Nhưng trong khi còn loay hoay tìm cách khắc phục hậu quả vụ cháy chiếc USS Bonomme Richard thì vào hôm 21/7, tàu đổ bộ USS Kearsarge (LHD-3) cũng gặp phải sự cố tương tự khi đang được sửa chữa.
Theo thông báo, hải quân Mỹ đã yêu cầu dừng ngay lập tức quá trình đại tu chiếc USS Kearsarge lớp Wasp tại xưởng đóng tàu General Dynamics ở Norfolk, sau khi một vụ hỏa hoạn xảy ra.
Mặc dù đám cháy gây thiệt hại không đáng kể và nhanh chóng được dập tắt, tuy nhiên chỉ huy hạm đội Mỹ vẫn dự định tiến hành điều tra tất cả các tình huống của vụ việc.
Đây là việc làm được đánh giá rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh chỉ chưa đầy 10 ngày đã có tới 2 vụ hỏa hoạn xảy ra trên tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn của hải quân Mỹ.
Thông tin sơ bộ cho rằng vụ cháy trên tàu USS Kearsarge xảy ra trong quá trình hàn, cụ thể là tia lửa bắn vào các vật liệu dễ cháy, gây bắt lửa rồi làm phát sinh hỏa hoạn.
Các nhân viên nhanh chóng đối phó với đám cháy, không cần sự trợ giúp của đội cứu hỏa. Tuy nhiên công việc sửa chữa chiếc USS Kearsarge cũng như tất cả các tàu khác tại xưởng General Dynamics ở Norfolk đã bị đình chỉ vô thời hạn.
"Chúng tôi cần đảm bảo rằng tất cả mọi quy trình an toàn phòng cháy đã thiết lập phải được tuân thủ", người phát ngôn của Bộ Tư lệnh hải quân Mỹ - ông Rory O'Connor cho biết.
Tàu đổ bộ USS Kearsarge (LHD-3) được khởi đóng ngày 6/2/1990, hạ thủy ngày 26/3/1992 và chính thức làm nhiệm vụ từ ngày 16/10/1993, như vậy nó đã được gần 27 tuổi.
Tàu có lượng giãn nước đầy tải 41.150 tấn; chiều dài 253,2 m; chiều rộng 31,8 m; mớn nước 8,1 m; tốc độ lớn nhất 22 hải lý/h (41 km/h), tầm hoạt động 9.500 hải lý (17.600 km) khi chạy ở tốc độ 18 hải lý/h (33 km/h).
Vũ khí của tàu gồm 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-116 Rolling Airframe, 2 bệ phóng tên lửa tầm trung Sea Sparrow, 2 hệ thống CIWS Phalanx, 3 pháo tự động 25 mm Mk 38 và 4 súng máy 12,7 mm BMG.
Thông thường LHD-3 sẽ mang theo 6 chiếc AV-8B Harrier, 4 trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra, 12 trực thăng vận tải CH-46 Sea Knight; hoặc 4 máy bay cánh quạt lật MV-22 Osprey, 4 trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 Sea Stallion và 3 - 4 trực thăng đa dụng UH-1N Huey.
Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công, cơ cấu trên thay đổi gồm 42 chiếc CH-46 Sea Knight hoặc 22+ MV-22 Osprey. Ở nhiệm vụ kiểm soát biển thì đội bay gồm 20 AV-8B Harrier II và 6 SH-60F/HH-60H.