Hải quân Mỹ trong hôm 2/7 vừa qua đã công bố những hình ảnh về tàu tác chiến ven bờ LCS-10 USS Gabrielle Giffords trong một chuyến tuần tra thực hiện tự do hàng hải trên Biển Đông tại một khu vực không xác định đã có sự xuất hiện đầy bất ngờ với tàu khảo sát địa chất Hải Dương 4 của Trung Quốc. Không những thế, một tàu tuần tra của kiểm ngư Việt Nam cũng xuất hiện trong khu vực. Tàu khảo sát Hải Dương 4 của Trung Quốc, tàu kiểm ngư Việt Nam và tàu chiến Mỹ xuất hiện cùng nhau hôm 1-7 - Ảnh lớn: Hải quân Mỹ - Ảnh nhỏ: Một tàu kiểm ngư lớp KN-750 của Việt NamTheo đó, bức ảnh được ghi nhận vào ngày 1/7 cho thấy 4 tàu mặt nước xuất hiện ở khu vực nhỏ, khoảng cách giữa các tàu là rất gần nhau, trong đó có một tàu chiến Mỹ, một tàu tuần tra Việt Nam, một tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc và tàu khảo sát địa chất HD-4.
Ảnh: Tàu USS Gabrielle Giffords (LCS-10), trước mặt là tàu khảo sát HD-4 của Trung Quốc (số 1) và tàu tuần tra của Việt Nam (số 2). Ảnh: Hải quân Mỹ. Tàu USS Gabrielle Giffords (LCS-10) cũng chính là tàu chiến Mỹ đã áp sát dàn khoan West Capella của Malaysia hồi ngày 12/5. Lúc đó, giàn khoan Malaysia cũng đang bị tàu Hải Dương-4 bám đuôi và tạo áp lực.
Ảnh: Tàu USS Gabrielle Giffords (LCS-10) của hải quân Hoa Kỳ tuần tra gần giàn khoan Malaysia hồi tháng 5.Tuy nhiên sự việc lần này đặc biệt hơn khi có sự xuất hiện của tàu mặt nước cả ba bên trong một khu vực nhỏ.
Ảnh: Tàu HD-4 (số 1) và tàu kiểm ngư Việt Nam (số 2). Ảnh: Hải quân MỹHình chụp cận cảnh cho thấy tàu tuần tra của kiểm ngư Việt Nam thuộc lớp KN-750 (chưa rõ số hiệu) di chuyển gần tàu khảo sát địa chất HD-4 của Trung Quốc, trong khi tàu này di chuyển một mình mà không có hộ tống bởi tàu chấp pháp hay dân sự, chỉ có một tàu chiến Trung Quốc di chuyển ở vòng ngoài. Đây là một điều lạ khi tàu HD-4 hoạt động thường có rất nhiều tàu hộ tống.
Ảnh: Tàu KN-750 của Việt Nam di chuyển song song gần với tàu HD-4 của Trung Quốc. Ảnh: Hải quân Mỹ.Trong khu vực còn có sự góp mặt của tàu hộ vệ tên lửa Type 054A thuộc hải quân Trung Quốc đi theo hộ tống tàu khảo sát HD-4 tuy nhiên lại ở vòng ngoài.
Ảnh: Phía sau USS Gabrielle Giffords (LCS-10) là một tàu Type 054A của Trung Quốc. Ảnh: Hải quân Mỹ.Về phía Mỹ, tàu tác chiến ven bờ USS Gabrielle Giffords (LCS-10) trực thuộc hạm đội 7 có lượng giãn nước đầy tải không thua kém Type 054A là bao với 3.104 tấn tuy nhiên lại trang bị vũ khí khá hạn chế. Vũ trang tàu là một hải pháo Mk-110 cỡ nòng 57mm, 1 hệ thống phòng không tầm gần SeaRAM và hai bệ phóng tên lửa NSM đặt trước trước cabin. Tàu chủ yếu được sử dụng cho nhiệm vụ tuần tra hàng hải.
Ảnh: Một tàu tác chiến ven bờ LCS của hải quân Hoa Kỳ.Việt Nam góp mặt với tàu KN-750 chưa rõ số hiệu, đây cũng là tàu tuần tra chủ lực của kiểm ngư Việt Nam hiện nay với số lượng biên chế lớn, có tầm bao quát xa và hoạt động được dài ngày trên biển. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 770 tấn và đi biển liên tục 60 ngày. Gần đây, những hình ảnh về loại tàu này xuất hiện rất nhiều trong các hoạt động đấu tranh trên biển của lực lượng ta cho thấy đây là một loại tàu có vai trò lớn trong công cuộc gìn giữ chủ quyền Tổ quốc.
Ảnh: Tàu KN-750 số hiệu 264 của chi đội kiểm ngư số 2.Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 2/7, khi được hỏi về hoạt động của tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc trên Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng các hoạt động thăm dò, khảo sát phải có sự đồng ý của Việt Nam, phù hợp công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982). Việc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và UNCLOS 1982 có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực Biển Đông, trong khu vực cũng như trên thế giới".
Ảnh: Tàu KN-750 cứu kéo tàu cá ngư dân gặp nạn trên biển.
Video Tàu khảo sát Trung Quốc đi vào vùng biển Việt Nam - Nguồn: VTC14
Hải quân Mỹ trong hôm 2/7 vừa qua đã công bố những hình ảnh về tàu tác chiến ven bờ LCS-10 USS Gabrielle Giffords trong một chuyến tuần tra thực hiện tự do hàng hải trên Biển Đông tại một khu vực không xác định đã có sự xuất hiện đầy bất ngờ với tàu khảo sát địa chất Hải Dương 4 của Trung Quốc. Không những thế, một tàu tuần tra của kiểm ngư Việt Nam cũng xuất hiện trong khu vực. Tàu khảo sát Hải Dương 4 của Trung Quốc, tàu kiểm ngư Việt Nam và tàu chiến Mỹ xuất hiện cùng nhau hôm 1-7 - Ảnh lớn: Hải quân Mỹ - Ảnh nhỏ: Một tàu kiểm ngư lớp KN-750 của Việt Nam
Theo đó, bức ảnh được ghi nhận vào ngày 1/7 cho thấy 4 tàu mặt nước xuất hiện ở khu vực nhỏ, khoảng cách giữa các tàu là rất gần nhau, trong đó có một tàu chiến Mỹ, một tàu tuần tra Việt Nam, một tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc và tàu khảo sát địa chất HD-4.
Ảnh: Tàu USS Gabrielle Giffords (LCS-10), trước mặt là tàu khảo sát HD-4 của Trung Quốc (số 1) và tàu tuần tra của Việt Nam (số 2). Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tàu USS Gabrielle Giffords (LCS-10) cũng chính là tàu chiến Mỹ đã áp sát dàn khoan West Capella của Malaysia hồi ngày 12/5. Lúc đó, giàn khoan Malaysia cũng đang bị tàu Hải Dương-4 bám đuôi và tạo áp lực.
Ảnh: Tàu USS Gabrielle Giffords (LCS-10) của hải quân Hoa Kỳ tuần tra gần giàn khoan Malaysia hồi tháng 5.
Tuy nhiên sự việc lần này đặc biệt hơn khi có sự xuất hiện của tàu mặt nước cả ba bên trong một khu vực nhỏ.
Ảnh: Tàu HD-4 (số 1) và tàu kiểm ngư Việt Nam (số 2). Ảnh: Hải quân Mỹ
Hình chụp cận cảnh cho thấy tàu tuần tra của kiểm ngư Việt Nam thuộc lớp KN-750 (chưa rõ số hiệu) di chuyển gần tàu khảo sát địa chất HD-4 của Trung Quốc, trong khi tàu này di chuyển một mình mà không có hộ tống bởi tàu chấp pháp hay dân sự, chỉ có một tàu chiến Trung Quốc di chuyển ở vòng ngoài. Đây là một điều lạ khi tàu HD-4 hoạt động thường có rất nhiều tàu hộ tống.
Ảnh: Tàu KN-750 của Việt Nam di chuyển song song gần với tàu HD-4 của Trung Quốc. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Trong khu vực còn có sự góp mặt của tàu hộ vệ tên lửa Type 054A thuộc hải quân Trung Quốc đi theo hộ tống tàu khảo sát HD-4 tuy nhiên lại ở vòng ngoài.
Ảnh: Phía sau USS Gabrielle Giffords (LCS-10) là một tàu Type 054A của Trung Quốc. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Về phía Mỹ, tàu tác chiến ven bờ USS Gabrielle Giffords (LCS-10) trực thuộc hạm đội 7 có lượng giãn nước đầy tải không thua kém Type 054A là bao với 3.104 tấn tuy nhiên lại trang bị vũ khí khá hạn chế. Vũ trang tàu là một hải pháo Mk-110 cỡ nòng 57mm, 1 hệ thống phòng không tầm gần SeaRAM và hai bệ phóng tên lửa NSM đặt trước trước cabin. Tàu chủ yếu được sử dụng cho nhiệm vụ tuần tra hàng hải.
Ảnh: Một tàu tác chiến ven bờ LCS của hải quân Hoa Kỳ.
Việt Nam góp mặt với tàu KN-750 chưa rõ số hiệu, đây cũng là tàu tuần tra chủ lực của kiểm ngư Việt Nam hiện nay với số lượng biên chế lớn, có tầm bao quát xa và hoạt động được dài ngày trên biển. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 770 tấn và đi biển liên tục 60 ngày. Gần đây, những hình ảnh về loại tàu này xuất hiện rất nhiều trong các hoạt động đấu tranh trên biển của lực lượng ta cho thấy đây là một loại tàu có vai trò lớn trong công cuộc gìn giữ chủ quyền Tổ quốc.
Ảnh: Tàu KN-750 số hiệu 264 của chi đội kiểm ngư số 2.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 2/7, khi được hỏi về hoạt động của tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc trên Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng các hoạt động thăm dò, khảo sát phải có sự đồng ý của Việt Nam, phù hợp công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982). Việc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và UNCLOS 1982 có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực Biển Đông, trong khu vực cũng như trên thế giới".
Ảnh: Tàu KN-750 cứu kéo tàu cá ngư dân gặp nạn trên biển.
Video Tàu khảo sát Trung Quốc đi vào vùng biển Việt Nam - Nguồn: VTC14