Tàu khu trục Type 052C là một lớp tàu khu trục, trang bị tên lửa dẫn đường của Hải quân Trung Quốc. Type 052C được trang bị cả radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) và tên lửa phòng không tầm xa, đưa nó trở thành tàu chiến Trung Quốc đầu tiên, có khả năng phòng không khu vực.Hai con tàu lớp Type 052C là Lan Châu và Hải Khẩu, được đặt đóng tại nhà máy đóng tàu Jiangnan ở Thượng Hải vào năm 2002 và đi vào hoạt động lần lượt vào năm 2004 và 2005 và tổng cộng có 6 tàu lớp này được đóng. Type 052C có chung thiết kế thân với tàu khu trục Type 052B. Trong đó các tính năng tàng hình được chú trọng.Type 052C chủ yếu sử dụng các hệ thống của Trung Quốc có nguồn gốc từ công nghệ nước ngoài trước đó; các tàu khu trục Type 052 và Type 052B trước đó sử dụng hỗn hợp các hệ thống của Nga và Trung Quốc.Type 052C được trang bị 48 tên lửa hải đối không (SAM) phiên bản hải quân HQ-9; tên lửa có tầm bắn 102 km (55 hải lý). Tên lửa HQ-9 được phóng theo phương pháp "phóng nguội" từ tám bệ phóng thẳng đứng kiểu ổ quay, với sáu tên lửa trên mỗi bệ phóng.Ngoài khả năng phòng không, tàu khu trục Type 052C của Hải quân Trung Quốc còn có thể phóng tên lửa chống hạm YJ-62, tên lửa có tầm bắn 150 hải lý (280 km) và được dẫn bắn bởi radar điều khiển hỏa lực Type 730.Vậy câu hỏi đặt ra đó là, khu trục hạm Type 052C của Hải quân Trung Quốc xếp ở hạng nào trong các lực lượng hải quân trên thế giới. Câu trả lời là vị trí xếp hạng thay đổi theo từng địa điểm.Nếu là ở châu Âu thì tàu khu trục Type 052C đương nhiên là khu trục hạm tầm cỡ tương đương với những tàu mặt nước lớn nhất ở châu lục này. Còn ở Châu Á, nó chỉ có thể là khu trục hạm hạng hai, nếu so với tàu chiến của các quốc gia như Hàn Quốc hay Nhật Bản.Hải quân của các quốc gia châu Âu ngày nay, chủ yếu sử dụng các tàu khu trục vừa và nhỏ, nhưng đều được trang bị radar mảng pha điện tử chủ động (EASA) bốn mặt và sử dụng những công nghệ đóng tàu tiên tiến nhất.Nhưng dù là tàu khu trục hay khinh hạm, thì lượng choán nước cũng không quá lớn, ví dụ khinh hạm Type 45 của Anh và Horizon của Pháp về cơ bản là các tàu khu trục có tải trọng khoảng 7.000-8.000 tấn; trong khi đó, Type 052C của Trung Quốc cũng có tải trọng 7.000 tấn. Vai trò của các tàu khu trục châu Âu về cơ bản là giống nhau, chúng chủ yếu là phòng không, bán kính phòng không là hơn 100 km. Đồng thời, các khu trục hạm này đều có 48 giếng phóng thẳng đứng, tương đương với khu trục hạm Type 052C của Trung Quốc.Khu trục hạm Type 052C tương đương với các tàu mặt nước lớn nhất của châu Âu, nhưng ở châu Á - Thái Bình Dương, có nhiều khu trục hạm lớn hơn lớp 052C, chẳng hạn như khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, lớp Maya của Nhật Bản hay Sejong Đại đế của Hàn Quốc, đều có lượng giãn nước 10.000 tấn. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng có các tàu chiến lớn của Nga, nhưng chúng tương đối cũ và đều được đóng dưới thời Liên Xô. Có thể thấy, khu vực Đông Á là một trong những khu vực nhạy cảm hơn trên thế giới. Tàu khu trục 052C hiện cũng chỉ đứng đứng hạng 2 trong các tàu nổi của Trung Quốc và Type 052C cũng không nằm trong danh sách tiếp tục phát triển của Hải quân Trung Quốc. Hiện hải quân Trung Quốc có khu trục hạm Type 052D và Type 055. Điều này cho thấy khu trục hạm 052C chỉ là sản phẩm quá độ của Hải quân Trung Quốc; đồng thời cho thấy, mục tiêu phát triển đội tàu mặt nước của Hải quân Trung Quốc là rất tham vọng.Về khả năng chiến đấu, Type 052C xếp ở chỗ nào trong bản đồ hải quân thế giới? Theo lý thuyết, thì vũ khí đòi hỏi tính năng tiên tiến và số lượng đủ áp đảo đối phương; như vậy cả hai yếu tố trên, thì Type 052C đều không gây được ấn tượng.
Tàu khu trục Type 052C là một lớp tàu khu trục, trang bị tên lửa dẫn đường của Hải quân Trung Quốc. Type 052C được trang bị cả radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) và tên lửa phòng không tầm xa, đưa nó trở thành tàu chiến Trung Quốc đầu tiên, có khả năng phòng không khu vực.
Hai con tàu lớp Type 052C là Lan Châu và Hải Khẩu, được đặt đóng tại nhà máy đóng tàu Jiangnan ở Thượng Hải vào năm 2002 và đi vào hoạt động lần lượt vào năm 2004 và 2005 và tổng cộng có 6 tàu lớp này được đóng. Type 052C có chung thiết kế thân với tàu khu trục Type 052B. Trong đó các tính năng tàng hình được chú trọng.
Type 052C chủ yếu sử dụng các hệ thống của Trung Quốc có nguồn gốc từ công nghệ nước ngoài trước đó; các tàu khu trục Type 052 và Type 052B trước đó sử dụng hỗn hợp các hệ thống của Nga và Trung Quốc.
Type 052C được trang bị 48 tên lửa hải đối không (SAM) phiên bản hải quân HQ-9; tên lửa có tầm bắn 102 km (55 hải lý). Tên lửa HQ-9 được phóng theo phương pháp "phóng nguội" từ tám bệ phóng thẳng đứng kiểu ổ quay, với sáu tên lửa trên mỗi bệ phóng.
Ngoài khả năng phòng không, tàu khu trục Type 052C của Hải quân Trung Quốc còn có thể phóng tên lửa chống hạm YJ-62, tên lửa có tầm bắn 150 hải lý (280 km) và được dẫn bắn bởi radar điều khiển hỏa lực Type 730.
Vậy câu hỏi đặt ra đó là, khu trục hạm Type 052C của Hải quân Trung Quốc xếp ở hạng nào trong các lực lượng hải quân trên thế giới. Câu trả lời là vị trí xếp hạng thay đổi theo từng địa điểm.
Nếu là ở châu Âu thì tàu khu trục Type 052C đương nhiên là khu trục hạm tầm cỡ tương đương với những tàu mặt nước lớn nhất ở châu lục này. Còn ở Châu Á, nó chỉ có thể là khu trục hạm hạng hai, nếu so với tàu chiến của các quốc gia như Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Hải quân của các quốc gia châu Âu ngày nay, chủ yếu sử dụng các tàu khu trục vừa và nhỏ, nhưng đều được trang bị radar mảng pha điện tử chủ động (EASA) bốn mặt và sử dụng những công nghệ đóng tàu tiên tiến nhất.
Nhưng dù là tàu khu trục hay khinh hạm, thì lượng choán nước cũng không quá lớn, ví dụ khinh hạm Type 45 của Anh và Horizon của Pháp về cơ bản là các tàu khu trục có tải trọng khoảng 7.000-8.000 tấn; trong khi đó, Type 052C của Trung Quốc cũng có tải trọng 7.000 tấn.
Vai trò của các tàu khu trục châu Âu về cơ bản là giống nhau, chúng chủ yếu là phòng không, bán kính phòng không là hơn 100 km. Đồng thời, các khu trục hạm này đều có 48 giếng phóng thẳng đứng, tương đương với khu trục hạm Type 052C của Trung Quốc.
Khu trục hạm Type 052C tương đương với các tàu mặt nước lớn nhất của châu Âu, nhưng ở châu Á - Thái Bình Dương, có nhiều khu trục hạm lớn hơn lớp 052C, chẳng hạn như khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, lớp Maya của Nhật Bản hay Sejong Đại đế của Hàn Quốc, đều có lượng giãn nước 10.000 tấn.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng có các tàu chiến lớn của Nga, nhưng chúng tương đối cũ và đều được đóng dưới thời Liên Xô. Có thể thấy, khu vực Đông Á là một trong những khu vực nhạy cảm hơn trên thế giới.
Tàu khu trục 052C hiện cũng chỉ đứng đứng hạng 2 trong các tàu nổi của Trung Quốc và Type 052C cũng không nằm trong danh sách tiếp tục phát triển của Hải quân Trung Quốc.
Hiện hải quân Trung Quốc có khu trục hạm Type 052D và Type 055. Điều này cho thấy khu trục hạm 052C chỉ là sản phẩm quá độ của Hải quân Trung Quốc; đồng thời cho thấy, mục tiêu phát triển đội tàu mặt nước của Hải quân Trung Quốc là rất tham vọng.
Về khả năng chiến đấu, Type 052C xếp ở chỗ nào trong bản đồ hải quân thế giới? Theo lý thuyết, thì vũ khí đòi hỏi tính năng tiên tiến và số lượng đủ áp đảo đối phương; như vậy cả hai yếu tố trên, thì Type 052C đều không gây được ấn tượng.